Có nên sử dụng chứng chỉ SSL miễn phí? Cùng BKNS tìm hiểu về SSL miễn phí và có phí để có lựa chọn chính xác và phù hợp với nhu cầu sử dụng nhé!
Hiện nay hầu hết các website lớn đều hỗ trợ truy cập qua giao thức SSL (Secure Socket Layer). SSL giúp mã hoá dữ liệu truyền đi từ máy chủ web và trình duyệt người dùng. Không chỉ vậy SSL còn là một tiêu chí được Google ưu tiên xếp hạng website. Đi theo xu thế đó là sự ra đời và bùng nổ của các dịch vụ SSL miễn phí. Vậy SSL có phí và miễn phí khác nhau ở điểm nào. Trong bài viết này, BKNS sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề đó.
Tóm Tắt Bài Viết
- 1 1. Chi phí
- 2 2. Tính an toàn
- 3 3. Cách thức sử dụng
- 4 4. Tính liên kết
- 5 5. Tính tập trung
- 6 6. Tính tương thích
- 7 7. Hỗ trợ con dấu trang động
- 8 8. Chế độ bảo hiểm
- 9 9. Độ tương thích với các ứng dụng khác
- 10 10. Thời hạn hiệu lực
- 11 11. Hỗ trợ Wildcard SSL
- 12 12. Khả năng hỗ trợ các định dạng tên miền quốc tế
- 13 Lời kết
1. Chi phí
Ngay từ tên gọi của 2 loại hình SSL này bạn đã có ngay cho mình một điểm khác biệt đầu tiên giữa chúng. Việc được sử dụng SSL mà không phải bỏ bất cứ khoản chi tiêu nào chính là một lợi thế được nhìn thấy rõ nhất của SSL miễn phí.
2. Tính an toàn
Đối với những doanh nghiệp, cơ sở lớn như ngân hàng, kinh doanh thương mại điện tử, tổ chức chính phủ cần độ an toàn cao, việc sử dụng loại chứng chỉ SSL miễn phí là không đảm bảo vì nó không thực hiện xác thực chủ thể doanh nghiệp, cở sở, tổ chức sẽ dễ bị lợi dụng kiểu tấn công giả mạo.
SSL miễn phí chỉ cung cấp giấy chứng nhận giúp chứng minh bạn là người có quyền sở hữu tên miền đó. Nó không bao gồm bất kỳ các vấn đề về bảo hành, bảo đảm, các vấn đề về lạm dụng hoặc gia hạn dịch vụ.
Trong khi đối với SSL trả phí cung cấp chứng chỉ cho các tên miền đã xác thực bao gồm các vấn đề về bảo hành, bảo đảm các vấn đề liên quan đến bảo mật hệ thống. Ngoài ra các thông tin về cá nhân, doanh nghiệp, tên miền được xác thực qua Email, File hoặc DNS. Điều này làm cho việc sử dụng chứng chỉ SSL trên các hệ thống như email, tường lửa và cân bằng tải được cấu hình một cách dễ dàng hơn.
Ngoài ra, SSL trả phí còn cung cấp mức độ xác thực Extended Validation, nó cho phép tên công ty đó được hiển thị trong thanh địa chỉ của trình duyệt rất chuyên nghiệp mà Let’s Encrypt không thể có.
3. Cách thức sử dụng
Chứng chỉ SSL miễn phí Let’s Encrypt sẽ được tự động cấp. Người sử dụng phải hiểu biết về lệnh trên máy chủ để thực hiện thao tác cài đặt. (Hiện nay hầu hết các nhà cung cấp hosting đều tích hợp sẵn Let’s Encrypt trong các gói hosting).
Đối với SSL miễn phí, việc cấp phát certificate sẽ do CA cấp qua email đăng ký dịch vụ. Thời gian cấp phát có thể ngay lập tức cho đến 15 ngày làm việc tuỳ vào mức độ xác thực. Việc cài đặt SSL cũng sẽ được các nhà cung cấp, đại lý SSL hỗ trợ miễn phí.
4. Tính liên kết
Với chứng chỉ Let’s Encrypt, mỗi máy chủ khác nhau, người dùng phải thao tác lệnh tạo vào cài đặt riêng. Với SSL trả phí bạn có thể sử dụng chức năng sao chép certificate cho các server khác nhau.
5. Tính tập trung
Với chứng chỉ Let’s Encrypt người dùng phải tự quản lý với những SSL riêng biệt trên từng máy chủ. Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn hơn.
Với SSL trả phí, người dùng sẽ có giao diện tập trung cho việc quản lý các chứng chỉ.
6. Tính tương thích
Mặc dù Let’s Encrypt hiện tại đã tương thích hầu hết các trình duyệt phổ biến như Chrome, Firefox, Safari,… Tuy nhiên đối với nhiều trường hợp đặc thù riêng thì SSL mất phí vẫn có cho mình những lợi thế hơn nhất định so với SSL miễn phí.
7. Hỗ trợ con dấu trang động
Free SSL không cung cấp con dấu trang động (dynamic site seals). Con dấu này giúp khách hàng truy cập website có thể yên tâm và tin cậy hơn. Trong khi các SSL có phí khác tại DIGISTAR (SSL Wildcard và SSL EV) làm được điều này.
8. Chế độ bảo hiểm
Vì được cung cấp miễn phí nên SSL Let’s Encrypt cũng không có chế độ bảo hiểm. Khi gặp sự cố bạn sẽ không được bồi thường như các hình thức SSL có phí khác.
9. Độ tương thích với các ứng dụng khác
Hiện tại SSL miễn phí chỉ hỗ trợ cho web service. Trong khi SSL trả phí có thể hỗ trợ cho các ứng dụng khác như: Email, Firewall, DNS, Load Balancing v.v… rất dễ dàng.
10. Thời hạn hiệu lực
SSL miễn phí chỉ cấp tối đa 90 ngày, sau đó bạn cần phải gia hạn lại định kỳ. Trong khi SSL trả phí hỗ trợ đăng ký lên đến 3 năm.
11. Hỗ trợ Wildcard SSL
SSL miễn phí không có Wildcard SSL (chứng chỉ SSL cho các tên miền con). Nếu muốn sử dụng SSL cho subdomain, bạn phải đăng ký mỗi chứng chỉ cho 1 tên miền.
12. Khả năng hỗ trợ các định dạng tên miền quốc tế
SSL miễn phí không hỗ trợ các tên miền với nhiều định dạng khác nhau như SSL trả phí. Đơn cử như trường hợp tên miền tiếng Việt chẳng hạn.
Lời kết
Mong rằng các bạn có thể nhìn thấy được ngay lợi và hại giữa hai hình thức SSL miễn phí và trả phí. Tuỳ thuộc và nhu cầu sử dụng mỗi người sẽ có những sự chọn lựa khác nhau. Chúc các bạn luôn có cho mình những lựa chọn hợp lý nhất.
Xem thêm: