JavaScript là gì? Tổng hợp kiến thức về JavaScript
Thịnh Văn Hạnh 19/10/2022 1639 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Trong thời đại phát triển công nghệ ngày nay, các ngôn ngữ lập trình ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt, JavaScript hiện đang là một trong những ngôn ngữ lập trình thông dụng nhất. Có rất nhiều framework ra đời được viết bằng ngôn ngữ lập trình Javascript, từ frontend cho tới backend. Vậy, để tìm hiểu JavaScript là gì? Những kiến thức cơ bản về JavaScript gồm những gì? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của BKNS. Mời bạn đón đọc.
Tóm Tắt Bài Viết
JavaScript là gì?
Khi được hỏi JavaScript là gì? Thì đa số sẽ trả lời rằng JavaScript là một loại ngôn ngữ lập trình. Tuy đúng nhưng nó chưa giải thích đầy đủ khái niệm của JavaScript.
Javascript hay viết tắt là JS, một ngôn ngữ lập trình thông dụng. Nó hỗ trợ website trở nên sống động hơn bằng cách tích hợp đồng thời nhúng vào HTML. Chúng cũng đóng vai trò tương tự như một phần của website, cho phép CSS (Client-side Script) từ người dùng tương tự máy chủ (Nodejs) tạo ra những website động.
VD: Khi bạn vào một website, các hiệu ứng động như menu đổ xuống, hiệu ứng chuyển, hình ảnh động… Tất cả đều được tạo ra bằng JavaScript đó!
Lịch sử ra đời và phát triển JavaScript
- Tiền thân của JavaScript là Mocha (1995) được phát triển bởi Brendan Eich tại Netscape. Về sau, Mocha được đổi thành LiveScript và cuối cùng là JavaScript mà chúng ta vẫn biết.
- 1997, JavaScript được chuyển đến ECMA International để làm công tác chuẩn hóa và viết đặc tả,… Cái tên ECMAScript đã được hình thành từ đây.
- 1998, ECMAScript 2 – phiên bản mới nhất của JavaScript lúc đó được phát hành. Đến năm 1999, ECMAScript 3 được ra mắt.
- 2016, theo thống kê, có tới 92% website sử dụng JavaScript. Đồng thời, JS cũng được coi là công cụ quan trọng hàng đầu với lập trình viên.
- Phiên bản mới nhất của ngôn ngữ này là ECMAScript 2017 được phát hành vào tháng 6 năm 2017.
Ứng dụng của JavaScript là gì?
Như đã nói, JavaScript là một trong những ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến ngày nay vì khả năng ứng dụng của nó. Vì là trình thông dịch ngôn ngữ lập trình chính thức được nhúng bên trong trình duyệt web nên JS cho phép lập trình viên hực hiện được tất cả mọi thao tác mà ngôn ngữ này cho phép như sau:
- Hỗ trợ, thực hiện phát triển web
- Tạo cho các trò chơi dựa vào trình duyệt web.
- Phát triển cho những ứng dụng di động có nhu cầu.
- Khai báo biến
- Lưu trữ và truy xuất giá trị
- Xác định và gọi hàm
- tải và sử dụng những mô-đun ở bên ngoài.
Với khả năng nhúng vào HTML thì đây là những điều JavaScript có thể làm:
- JavaScript có thể thay đổi nội dung HTML.
- JavaScript có thể thay đổi giá trị thuộc tính HTML.
- JavaScript có thể thay đổi kiểu HTML (CSS).
- JavaScript có thể ẩn các phần tử HTML.
- JavaScript có thể hiển thị các phần tử HTML.
Có thể bạn quan tâm: HTML là gì? Tất cả thông tin về ngôn ngữ HTML dễ hiểu nhất.
Ưu, nhược điểm của JavaScript
Ưu điểm của JavaScript:
Là một trong những ngôn ngữ lập trình được ưa chuộng nhất, JS có những ưu điểm nổi bật:
Đối với Lập trình viên:
- Có thể nói, đây là ngôn ngữ lập trình rất dễ học. Coder có thể dễ dàng thành thạo sử dụng mà không mất quá nhiều thời gian. Bởi là ngôn ngữ lập trình nhẹ và nhanh hơn nhiều so với các ngôn ngữ lập trình khác.
- Lỗi trong JavaScript dễ phát hiện, thao tác chỉnh sửa cũng đơn giản.
- Có thể hoạt động trên nhiều nền tảng và các trình duyệt web khác nhau.
Đối với người dùng:
- Gia tăng trải nghiệm cho người dùng
- Nhờ đặc tính gọn nhẹ, việc thao tác trên web cũng được diễn ra nhanh gọn hơn
- User có thể tận dụng JS với mục đích kiểm tra những input thay vì cách kiểm tra thủ công thông qua hoạt động truy xuất database.
- Nhờ vào các thành phần như Drag and Drop, Slider nên sử dụng JS có thể cung cấp một Rich Interface (Giao diện giàu tính năng).
- Giúp thao tác với người dùng phía Client và tách biệt giữa các Client với nhau.
Nhược điểm của JavaScript:
Dù có nhiều điểm mạnh song ngôn ngữ JS cũng không phải là ngôn ngữ hoàn hảo nhất. Dưới đây là một vài tồn tại cần khắc phục để có thể tối ưu JavaScript:
- Là ngôn ngữ lập trình cơ bản do đó JS rất dễ bị hacker và scammer khai thác
- JavaScript Code Snippet khá lớn
- Thi thoảng, một vài trình duyệt không hỗ trợ JS. Bởi việc linh hoạt hỗ trợ cho các thiết bị tạo ra trải nghiệm không đồng nhất giữa các thiết bị
- JavaScript hoàn toàn không thể sử dụng trong tình trạng không kết nối mạng
- JS cũng không có khả năng đa luồng hoặc đa dạng xử lý
- Các Client-Side Javascript sẽ không cho phép đọc hoặc ghi các file để đảm bảo an toàn bảo mật
So sánh JavaScript và những ngôn ngữ lập trình khác:
Phân biệt JavaScript và Java:
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa JavaScript và Java nhưng đây là hai ngôn ngữ lập trình khác biệt hoàn toàn nhé! Cùng BKNS tìm hiểu điểm tương đồng và khác biệt giữa Java và JavaScript là gì.
Giống:
- Sử dụng cú pháp chính là cú pháp C
- JavaScript sao chép một số quy ước đặt tên của Java.
Khác:
JavaScript | Java | |
Thiết kế | Sử dụng Support functional programming language | OOP (ngôn ngữ hướng đối tượng) |
Loại đối tượng | Dựa trên nguyên mẫu | |
Cơ chế | Sử dụng cơ chế thông dịch (interpreted) | Sử dụng cơ chế biên dịch (compile) |
Đa luồng | Nó không có điều khoản cho đa luồng. | Có đa luồng |
Variable | Sử dụng Var để định nghĩa chung cho tất cả kiểu dữ liệu | Static type, JS, dynamic type |
Method | Function methodname(params) | Access modifier returntype methodname(params) |
Căn bản | Thực hiện tự động gõ | Thực hiện gõ tĩnh |
JS và một số ngôn ngữ lập trình khác:
Ngoài JavaScript ra, các coder cũng cần sử dụng một số ngôn ngữ lập trình khác để kết hợp nhằm nâng cao hiệu suất làm việc:
Ngôn ngữ | Đặc điểm |
JavaScript | JS giúp tăng tính tương tác trên website. Các Script chạy trên các trình duyệt của người dùng thay vì từ phía server. Thường được sử dụng thư viện từ bên thứ 3 nên lập trình viên không nhất thiết phải code lại từ đầu. |
HTML | viết tắt của Hypertext Markup Language. Đây là ngôn ngữ cơ bản và phổ biến mà bạn bắt buộc phải biết nếu muốn làm những việc liên quan đến lập trình web, thiết kế website. Dùng để xây dựng bố cục (layout) chính cho nội dung toàn bộ website. |
CSS | Cascadding Style Sheets giúp cho coder xác định style, tạo ra những ý tưởng, màu sắc, background riêng phù hợp với chủ đề của website. Thiên về front-end web. |
PHP | Là ngôn ngữ từ phía server (JS chạy trên phía client). Thường dùng trong quá trình quản trị nội dung nền PHP như WordPress . Ngược với CSS, PHP chủ yếu sử dụng với lập trình back-end. |
Một số công cụ phát triển JavaScript:
IDE (Integrated Development Environment) là môi trường dùng để lập trình được tích hợp nhiều công cụ và tiện ích khác nhau như code editor, debugger, simulator,… IDE JavaScript là một môi trường chuyên nghiệp dành cho các coder khi lập trình JavaScript. Ngày nay, với sự phát triển của các nền tảng điện toán đám mây thì các IDE hỗ trợ cho việc viết lệnh bằng JavaScript cũng ngày một tăng. Việc sử dụng các IDE đám mây đem lại những lợi thế lớn. Phải kể đến là khả năng chia sẻ các đoạn code giữa các coder một cách dễ dàng.
- Google Cloud Shell Là một nền tảng hoàn hảo dành cho người dùng cần một máy ảo mạnh mẽ. Có khả năng truy cập bất kỳ địa điểm và thời gian nào.
- Codetable: Phù hợp cho những newbie mới vào nghề. Đây là IDE hay được sử dụng cho các cuộc thi về lập trình do các công ty thực hiện.
- JSFiddle: Là một trong những IDE mà đa số người sử dụng để kiểm tra mã theo thời gian thực, và hỗ trợ đa ngôn ngữ.
Ngoài ra còn một số công cụ chỉnh sửa JavaScript được đánh giá cao như:
- Microsoft FrontPage.
- Macromedia Dreamweaver MX.
- Macromedia Homesite 5.
Những điều lưu ý về JS
Không thể phủ nhận rằng JavaScript rất dễ sử dụng nhưng dưới đây là một vài lưu ý cho bạn khi mới bắt đầu code JS:
Phân biệt chữ hoa và chữ thường
JS phân biệt chữ hoa và chữ thường. Khi đặt tên cho biến và sử dụng từ khóa của ngôn ngữ cần phải chú ý điều này. Một biến được đặt tên là remote sẽ khác biến có tên là Remote hay REMOTE. Tương tự, với từ khóa cho câu lệnh if là “if”,nhưng nếu viết thành IF hoặc If, ắt hẳn sẽ xuất hiện bug đó. Các từ khóa được viết bằng chữ thường, còn biến có thể kết hợp tùy ý cả chữ hoa và chữ thường.
Ký tự trắng
Thông thường thì JavaScript bỏ qua ký tự trắng nằm giữa các câu lệnh. Bạn có thể thêm ký tự trắng, lùi đầu dòng hoặc viết code theo bất cứ quy ước mã nào để đoạn mã JavaScript rõ ràng và dễ đọc hơn.
Chú thích
Chú thích sẽ được đặt trong cặp dấu //
hoặc /* */
. Tại sao phải đặt chú thích ư? Để tránh tình trạng “code nhiều lú” thì nên take note lại giúp dễ dàng theo dõi nội dung code.
Với những chú thích ngắn, từ 1-2 dòng, bạn có thể sử dụng cách chú thích với hai dấu gạch chéo. Với những chú thích dài hơn, cách chú thích nhiều dòng là lựa chọn tốt hơn vì nó giúp chúng ta có thể dễ dàng thêm hoặc xóa thông tin.
Dấu chấm phẩy
Trong JS, dấu chấm phẩy được sử dụng để phân tách các biểu thức. Về mặt kỹ thuật, dấu chấm phẩy là thích thì bỏ mà không thích thì thôi. Nhưng, nếu bạn không muốn mất thời gian để tìm bug và fix bug, code 1 lần ăn ngay thì vẫn nên sử dụng dấu chấm phẩy. Với một số trường hợp, trình thông dịch JavaScript có thể tự động chèn thêm dấu chấm phẩy ngay cả khi bạn không muốn.
Đặc biệt, nhớ sử dụng dấu chấm phẩy sau mỗi dòng lệnh nhé!
Tổng kết
Trên đây là bài viết do BKNS cung cấp nhằm giải đáp câu hỏi JavaScript là gì? Tổng quan kiến thức về JS bạn cần biết. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Nếu còn bất cứ điều gì băn khoăn. Bạn hãy để lại bình luận bên dưới, đội ngũ tư vấn viên kịp thời giải đáp.
Xem thêm: