Nhắc đến hệ thống mạng không thể thiếu Hub. Đây là một thiết bị quan trọng để kết nối nhiều thiết bị lại với nhau. Vậy cụ thể Hub là gì, phân loại và công dụng của nó như thế nào, hãy cùng BKNS tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm Tắt Bài Viết
Hub Là Gì?
Để kết nối nhiều máy tính hay thiết bị điện tử khác nhau trong cùng mạng LAN, chúng ta dùng Hub. Một Hub có khoảng 4 đến 24 cổng, đóng vai trò như một trung tâm kết nối. Khi dữ liệu được chuyển qua một cổng Hub, chúng sẽ được sao chép và chuyển đến các cổng khác. Dữ liệu không bị phân biệt và chuyển qua các cổng đồng thời.
Công Dụng Của Hub
Hub là một công cụ giúp cho việc truyền và di chuyển dữ liệu giữa các thiết bị tốt và thuận tiện hơn. Một Hub có nhiều cổng kết nối, do đó dữ liệu được truyền nhanh chóng giữa các thiết bị với nhau.
Nhờ công dụng trên, Hub có vai trò vô cùng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày:
- Tạo các mạng gia đình nhỏ.
- Giám sát mạng.
- Cung cấp kết nối (thường sử dụng trong các tổ chức).
- Tạo ra một thiết bị có sẵn ngoài mạng.
>>> Đọc thêm: Google Cloud Platform là gì?
Phân Loại Hub
Dựa theo tính năng, Hub được phân thành 3 loại chính:
Passive Hub
Hoạt động một cách thụ động. Đơn giản chỉ là nhận và truyền dữ liệu, không có tính năng cải thiện hiệu suất truyền mạng.
Active Hub
Active Hub có thêm một số tính năng nâng cấp so với Passive Hub. Nó giám sát dữ liệu được gửi đến thiết bị kết nối nào. Đồng thời kiểm tra dữ liệu trước khi gửi đi và đánh giá gói tin nào cần được ưu tiên chuyển trước. Nhờ sử dụng công nghệ store (store technology)
Active Hub có thể sửa chữa gói dữ liệu lỗi hoặc phân phối/ điều hướng gói dữ liệu còn lại. Nếu tín hiệu nhận được không đủ mạnh, Active Hub sẽ khuếch đại tín hiệu lên đủ lớn để các cổng nhận được đồng thời. Nếu thiết bị nào bị lỗi, nó sẽ tăng tín hiệu cho các thiết bị khác cùng mạng.
Smart Hub
Smart Hub có nhiều ưu việt hơn so với 2 loại kể trên. Ngoài các chức năng tương tự, Smart Hub có thêm chip điều khiển giúp tự động phát hiện, chẩn đoán lỗi trên các thiết bị vật lý. Vì thế nó cũng giúp rà soát các thiết bị nào trong mạng hoạt động kém.
So Sánh Giữa Hub Và Switch
Tương tự Hub, Switch cũng có chức năng kết nối các đoạn mạch với nhau. Tuy nhiên nó kết nối theo mô hình mạng sao và động như một bridge nhiều cổng.
Đóng vai trò kết nối mạng trong cùng một hệ thống có nhiều thiết bị sử dụng, nhưng cơ chế hoạt động lẫn tính năng vai trò của Hub và Switch có nhiều điểm khác.
Tiêu chí | Hub (chia mạng) | Switch (chuyển mạch) |
Cách chuyển dữ liệu | Dữ liệu đi vào 1 cổng, sao chép, phân chia các cổng còn lại | Dữ liệu đi vào, phân tích điểm đầu và điểm đến để dữ liệu chuyển chính xác. |
Cơ chế hoạt động | Chế độ half duplex – một thời điểm chỉ nhận hoặc truyền dữ liệu | Full duplex – có thể vừa nhận hoặc truyền dữ liệu |
Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Hub
Với những phân tích trên, chúng ta có thể rút ra được những ưu điểm và nhược điểm của Hub:
Ưu điểm của Hub là gì?
– Chi phí khá rẻ trên thị trường, ai cũng có thể mua và sử dụng.
– Trung tâm kết nối mạng bằng Hub không ảnh hưởng đến hiệu suất mạng.
– Khả năng mở rộng khoảng cách của mạng.
– Tương thích với nhiều thiết bị khác nhau trong cùng một mạng LAN.
– Dễ dàng sử dụng với một cổng kết nối tương thích như cổng USB, cắm thẻ nhớ,…
Nhược điểm của Hub là gì?
– Hạn chế về khả năng kết nối các kiến trúc mạng khác nhau như ethernet, token hay ring,…
– Không hỗ trợ tính năng chọn đường dẫn tốt nhất của mạng
– Chưa có các cơ chế phát hiện xung đột và làm giảm lưu lượng hoặc tín hiệu mạng.
– Truyền dữ liệu đến tất cả các phân đoạn được kết nối. Dẫn tới không thể lọc thông tin theo yêu cầu.
Vậy dùng Hub khi nào? Khi bạn muốn mở rộng mạng và không cần quan tâm đến hiệu suất. Thường Hub được sử dụng phổ biến trong các gia đình, hay cơ quan, tổ chức có ít thiết bị.
Kết Luận
Trên đây BKNS đã giúp các bạn làm rõ khái niệm về Hub là gì, công dụng, vai trò cũng như cách phân loại chúng. Đồng thời so sánh Hub với Switch. Hy vọng kiến thức trên sẽ hữu ích với bạn.
Đừng quên truy cập website chính của BKNS để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích khác bạn nhé.