Zero Trust là gì? Cách xây dựng mô hình bảo mật Zero Trust
Thịnh Văn Hạnh 11/11/2022 1447 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Mỗi doanh nghiệp đều có cách để dữ liệu được bảo mật an toàn, nhưng không thể chắc chắn phần mềm lựa chọn là an toàn tuyệt đối cho mọi thông tin. Sẽ có các lỗ hổng phá vỡ đi lớp bảo vệ mà bạn không thể biết trước. Và để đưa việc bảo mật hoàn thiện hơn, mô hình bảo mật zero trust được ra đời. Mô hình này giúp hạn chế tối đa các lỗ hổng bảo mật, giúp thông tin được an toàn hơn. Vậy mô hình zero trust là gì, cách xây dựng mô hình này như thế nào, cùng BKNS tham khảo bài viết dưới đây.
Tóm Tắt Bài Viết
Zero trust là gì?
Zero trust một thuật ngữ an ninh mạng, là một khái niệm được mặc định sẵn mọi truy cập cần được kiểm tra kỹ lưỡng cho dù đó là người ở trong hay ngoài mạng. Mô hình này hoạt động dựa trên giả định tất cả các mối đe dọa đều có thể xảy ra dù đó là nguồn truy cập đáng tin cậy hay không.
>>> Đọc thêm: Phần mềm gián điệp là gì? Hướng dẫn cách đảm bảo an ninh
Cách hoạt động của Zero trust là gì?
Zero trust tạo ra tuyến phòng thủ dựa trên việc hạn chế mức độ quyền lực của bất kỳ người dùng nào. Nó thực hiện thông qua việc giảm đặc quyền truy cập của user vào hệ thống.
Việc bảo vệ dữ liệu, các tài sản liên quan và khối lượng công việc của một tổ chức ngày càng trở nên phức tạp hơn. Các cuộc tấn công ngày càng tinh vi với nhiều lỗ hổng rò rỉ cần phải được bảo vệ kĩ càng hơn. Đồng thời ngày cũng càng có nhiều thứ cần được bảo vệ hơn trên các nền tảng.
Ngày nay, một tổ chức có thể có mạng nội bộ, cá nhân làm việc từ xa hoặc trụ sở văn phòng chính từ xa với cơ sở hạ tầng cục bộ và dịch vụ đám mây riêng biệt.
Với điều này, hạn chế sự tấn công bằng cách giới hạn quyền hạn và dữ liệu có sẵn cho một người dùng là điều cần thiết đối với các tổ chức.
Hạn chế quyền hạn và phạm vi truy cập dữ liệu
Nếu các nhóm chỉ có quyền truy cập vào dữ liệu mà họ cần tại bất kỳ thời điểm nào, thì nguy cơ vi phạm càng nhỏ. Cho dù đó là phần mềm lừa đảo, phá hoại nội bộ hay do lỗi của con người.
Hơn nữa, việc giới hạn phạm vi truy cập của người dùng tại bất kỳ thời điểm bất kì. Nó đều làm giảm nguy cơ vi phạm phá hoại phần còn lại của dữ liệu nằm trong tổ chức.
Mô hình bảo mật Zero Trust yêu cầu các nhóm bảo mật phân đoạn mạng của doanh nghiệp. Bằng cách thông qua sử dụng các đặc quyền truy cập siêu chi tiết cho users. Các đặc quyền này được tự động phân bổ và phân bổ lại cho nhiều người dùng khác nhau. Nó diễn ra trong thời gian thực dựa trên nội dung cần truy cập tại thời điểm đó.
Phân chia và thiết lập quyền hạn theo nhóm
Tuy nhiên, trước khi tự động hóa quyền hạn truy cập, các nhóm bảo mật phải quyết định thông tin nào được phép với người dùng nào. Điều này có nghĩa một tổ chức sẽ cần dành thời gian để kiểm tra và phân chia các bên liên quan khác nhau thành các loại. Từ đó họ có thể thiết lập đặc quyền truy cập. Mặt khác xem xét và phân đoạn tất cả các quy trình, dữ liệu sẽ trở thành một phần của môi trường zero trust.
Đây là một quá trình đòi hỏi nhiều nhân lực vì nó yêu cầu các nhóm bảo mật phải bắt đầu từ nguyên tắc ít đặc quyền nhất. Trong đó sẽ phải xem xét quyền truy cập cấp cho nhân viên đáng tin cậy cấp dưới. Hoặc một bên nhà thầu đối tác liên quan.
Kế hoạch toàn diện, luôn có phương án back-up
Cuối cùng, việc xây dựng mạng lưới cấp phép, các tổ chức có thể tạo ra một kế hoạch cấp phép phù hợp với thực tế hoạt động của một doanh nghiệp đồng thời giảm thiệt hại do bất kỳ một điểm vào cá nhân nào bị xâm phạm.
Cuối cùng, các tổ chức có thể tạo ra hoặc xây dựng mạng lưới cấp phép thực tế phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp.
Nhưng cần lưu ý rằng ngay cả việc kiểm duyệt gắt gao nhất cũng không thể xử lý được tối ưu các lỗ hổng.Vì thế cần lưu tâm đến các bản sao lưu và các dữ liệu bản sao khác.
Cách xây dựng mô hình bảo mật zero trust
Xác định bề mặt bảo vệ
Đầu tiên, cần phải xác định được những thông tin quan trọng muốn bảo vệ dựa trên nguyên tắc DAAS tức là:
- Data (dữ liệu): Dữ liệu nào quan trọng nhất cần phải bảo vệ
- Application (ứng dụng): Ứng dụng nào cần thiết, chứa những thông tin bảo mật.
- Asset (tài sản): Loại tài sản nào bạn cần phải bảo mật ví dụ như những bản thiết kế độc quyền, các loại bằng có thể giả mạo,…
- Service (dịch vụ): Các loại dịch vụ nào mà mọi người dễ dàng vào được.
Giới hạn quyền truy cập vào dữ liệu
Với những tài nguyên quan trọng, cần giới hạn quyền truy cập để đảm bảo rằng người dùng chỉ có thể đến phạm vi nhất định. Bằng cách này, bạn vừa có thể kiểm soát được phạm vi truy cập, vừa hạn chế được các cuộc tấn công bởi phần mềm độc hại.
>> Tham khảo thêm: Các Lỗi Bảo Mật Website Thường Gặp Và Cách Khắc Phục
Lưu trữ đám mây là trụ cột của mô hình bảo mật zero trust
Dữ liệu sao lưu và lưu trữ thường được coi là phương pháp cần cân nhắc sau khi triển khai hệ thống bảo mật zero trust. Trọng tâm quan trọng ở đây là dữ liệu và quy trình thực hiện.
Tuy nhiên, dữ liệu sao lưu và lưu trữ là chìa khóa để đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh. Trường hợp các dữ liệu gốc gặp sự cố không thể phục hồi, các dữ liệu sao lưu sẽ là cứu cánh cho bạn.
Thông qua chúng, bạn sẽ có thể nhanh chóng khôi phục quy trình làm việc đã có và tiếp tục hoạt động kinh doanh. Tốt nhất, nên giữ ít nhất một bản sao lưu bên ngoài trang web chính.
Ngoài ra cần chú trọng bảo mật dữ liệu sao lưu. Vì nó cũng quan trọng tương đương dữ liệu gốc.
Kết luận
Tóm lại, mô hình bảo mật zero trust là một tuyến phòng thủ hiệu quả cho hệ thống dữ liệu các cấp. Tuy nhiên nó chỉ thực sự có hiệu quả khi áp dụng một kế hoạch toàn diện.
Đến đây có lẽ bạn đã hiểu được bảo mật Zero Trust là gì. Cách thức hoạt động của Zero trust và một số nguyên tắc trong quá trình bảo mật zero trust.
Ghé thăm website chính của BKNS thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích và ưu đãi khác.
[mautic type=”form” id=”6″]Đọc thêm các bài viết hữu ích khác:
Socket là gì? Khái niệm cần biết về giao thức TCP/IP và UDP
AI là gì ? Ứng dụng và mặt trái của trí tuệ nhân tạo AI hiện nay
FBA Amazon là gì? Fulfillment by Amazon và toàn bộ kiến thức bán hàng bạn cần biết