Addon Domain là gì? Giải đáp chi tiết về Addon Domain
Thịnh Văn Hạnh 11/10/2024 1567 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Nếu đang sở hữu một website hoặc làm các công việc liên quan đến web như lập trình viên, có lẽ bạn đã nghe đến thuật ngữ Addon Domain. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu Addon Domain và cách để sử dụng là gì? Vậy hãy cùng BKNS tìm hiểu Addon Domain là gì và giải đáp chi tiết về Addon Domain cho người mới qua bài viết sau nhé!
Tóm Tắt Bài Viết
Giới thiệu về Addon Domain
Addon Domain là gì?
Addon Domain (tên miền phụ) là một tên miền được thêm vào tài khoản hosting của bạn, hoạt động như một tên miền chính riêng biệt. Nó được điều khiển thông qua công cụ là Cpanel.
Addon Domain cho phép doanh nghiệp chạy nhiều website với các tên miền khác nhau trên cùng một tài khoản hosting, giúp tiết kiệm chi phí và đơn giản hóa việc quản lý cho tổ chức, doanh nghiệp.
Xem thêm: Hosting cPanel là gì? Hướng dẫn quản trị Hosting trên cPanel
Nếu bạn đang có nhu cầu Đăng ký tên miền, hãy đến ngay BKNS để nhận được những ưu đãi hấp dẫn nhất, cũng như sự ổn định trong dịch vụ.
Bạn cần mua một tên miền để bắt đầu website của mình
Nguyên lý hoạt động của Addon Domain là gì?
Addon Domain hoạt động dựa trên cơ chế tạo ra một không gian lưu trữ độc lập bên trong tài khoản hosting của bạn. Mỗi khi bạn thêm một Addon Domain, hệ thống sẽ tự động tạo một thư mục riêng biệt trên server để lưu trữ các file, hình ảnh, cơ sở dữ liệu và tất cả các thành phần cần thiết cho website mới đó.
Cụ thể, khi bạn tạo một Addon Domain, điều gì sẽ xảy ra:
- Tạo thư mục riêng: Hệ thống sẽ tạo một thư mục mới trong tài khoản hosting của bạn, đặt tên theo Addon Domain mà bạn đã thêm. Thư mục này sẽ hoàn toàn tách biệt với các thư mục của các website khác.
- Cấu hình DNS: Bạn sẽ cần cập nhật các bản ghi DNS của Addon Domain để trỏ về server hosting của bạn. Điều này cho phép người dùng truy cập vào website mới thông qua tên miền Addon Domain.
- Cài đặt ứng dụng (nếu cần): Bạn có thể cài đặt các ứng dụng quản lý nội dung (CMS) như WordPress, Joomla, Drupal hoặc các ứng dụng khác vào thư mục của Addon Domain để xây dựng website.
- Truy cập độc lập: Mỗi Addon Domain sẽ có một địa chỉ URL riêng biệt và người dùng có thể truy cập vào chúng độc lập với nhau.
Vì sao Addon Domain lại hoạt động như vậy?
- Đảm bảo tính độc lập: Mỗi Addon Domain có một không gian lưu trữ riêng, giúp bảo vệ dữ liệu của từng website và tránh xung đột giữa các website.
- Dễ dàng quản lý: Bạn có thể quản lý từng Addon Domain một cách độc lập, cài đặt các ứng dụng, thay đổi cấu hình mà không ảnh hưởng đến các website khác.
- Tăng tính linh hoạt: Bạn có thể tạo nhiều website khác nhau với các nội dung, thiết kế hoàn toàn khác biệt trên cùng một tài khoản hosting.
Phân biệt Addon Domain với Subdomain và Parked Domain
Khi quản lý nhiều website, bạn thường nghe đến các thuật ngữ như Addon Domain, Subdomain và Parked Domain. Mặc dù chúng đều liên quan đến việc sử dụng nhiều tên miền trên một hosting, nhưng chúng có những đặc điểm và chức năng khác nhau.
Loại | Định nghĩa | Ví dụ | Ưu điểm | Nhược điểm |
Addon Domain | Tên miền riêng biệt | www.example.com, www.shop.example.com |
Tiết kiệm chi phí, quản lý dễ dàng, mở rộng thương hiệu, tăng khả năng SEO |
Giới hạn dung lượng, khả năng tùy chỉnh hạn chế, ảnh hưởng SEO nếu website vệ tinh không chất lượng
|
Subdomain | Tên miền phụ | blog.example.com | Miễn phí, dễ dàng thiết lập, phân chia nội dung website |
Không có khả năng SEO độc lập, tên miền phụ thuộc vào website chính
|
Parked Domain | Trỏ về website khác | www.example5.com -> www.example.com | Miễn phí, dễ dàng thiết lập, trỏ traffic về website chính |
Không có khả năng SEO, không có website riêng biệt
|
Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn loại Domain phù hợp với nhu cầu sử dụng và mục tiêu mà bạn hướng tới:
-
- Addon Domain: Phù hợp cho việc chạy nhiều website độc lập với chi phí tiết kiệm.
- Subdomain: Phù hợp cho việc phân chia nội dung website hoặc tạo blog phụ.
- Parked Domain: Phù hợp cho việc trỏ traffic về website chính hoặc giữ chỗ cho tên miền.
Xem thêm:
Tại sao nên dùng Addon Domain?
Lý do đầu tiên mà bạn nên lựa chọn sử dụng Addon Domain chính là tiết kiệm chi phí. Người dùng chỉ cần 1 tài khoản hosting là có thể chạy được nhiều website, tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc phải mua hosting riêng cho từng website.
Chính vì vậy mà Addon Domain là lựa chọn tuyệt vời cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp muốn phát triển website với chi phí hợp lý.
Ngoài ra, người dùng Addon Domain cũng có thể quản lý tất cả các website từ một bảng điều khiển cPanel duy nhất, giúp đơn giản hóa trong việc quản lý, tiết kiệm thời gian và công sức.
Addon Domain cũng rất phù hợp với các doanh nghiệp muốn xây dựng hệ thống website vệ tinh để hỗ trợ website chính, tăng nhận diện thương hiệu và tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Xem thêm:
Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của Addon Domain
Ưu điểm
-
- Khả năng sở hữu domain của doanh nghiệp và sử dụng độc lập, kể cả tên miền chính và tên miền phụ.
- Tiết kiệm chi phí hiệu quả
- Quản lý dễ dàng và đơn giản chỉ với một bảng điều khiển Cpanel
- Giao diện thân thiện với người dùng, dễ thao tác
- Mở rộng thương hiệu và tăng khả năng SEO cho website của bạn.
Nhược điểm
-
- Giới hạn dung lượng vì phải chia sẻ dung lượng hosting với website chính
- Có thể ảnh hưởng đến hiệu suất vì sử dụng nhiều website trên cùng một hosting
Addon Domain là giải pháp hiệu quả để tiết kiệm chi phí, quản lý dễ dàng và mở rộng thương hiệu cho cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng về nhu cầu sử dụng và khả năng của hosting trước khi sử dụng Addon Domain.
Hướng dẫn thêm và xóa Addon Domain vào hosting Cpanel
Thêm Addon Domain vào hosting Cpanel
Bước 1: Trỏ tên miền đã đăng ký về hosting. Mở cPanel, tìm đến mục Addon Domains.
Bước 2: Nhập tên miền cần thêm vào, khai báo các thông tin:
-
- New Domain Name: Tên miền cần thêm
- Subdomain or FTP Username: Khai báo username FTP dành cho tên miền. Ngoài ra username này cũng sẽ là subdomain của tên miền chính của gói host dùng để truy cập.
- Document Root: Thư mục dành riêng cho tên miền. Cần khai báo luôn public_html, và nhập tên thư mục vào đằng sau nó. Tên của thư mục chính là tên miền.
- Password: Tạo mật khẩu FTP cho tên miền.
Bước 3: Ấn Add Domain để bắt đầu.
Bước 4: Vào thư mục của tên miền, upload các tập tin và bắt đầu sử dụng.
Xóa Addon Domain trên hosting cPanel
Để xóa Addon Domain, bạn phải truy cập vào cPanel. Sau đó nhấn vào Remove. Một cửa sổ thông báo hiện lên có muốn xoá tên miền Addon này hay không.
Chọn Remove để xóa hoàn toàn Addon Domain. Như vậy bạn đã hoàn tất bước xoá tên miền Addon ra khỏi hosting cPanel.
Tổng kết
Qua bài viết trên, hy vọng BKNS đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi Addon Domain là gì cũng như đánh giá ưu nhược điểm và hướng dẫn cách sử dụng chúng.
Và đừng quên, liên hệ BKNS để được tư vấn Mua tên miền và các dịch vụ mạng liên quan tại website www.bkns.vn, Fanpage BKNS hoặc hotline 1800 646 884 nhé!