BDD là gì? Tìm hiểu chi tiết về Behaviour Driven Development (BDD)
Thịnh Văn Hạnh 19/11/2022 1621 Lượt xem Chia sẻ bài viết
BDD là khái niệm phổ biến với các lập trình viên trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Đây là phương pháp được nhiều lập trình viên áp dụng hiệu quả trong việc xây dựng phần mềm. Cùng BKNS tìm hiểu BDD là gì, cách thức hoạt động và lợi ích của nó thông qua bài viết dưới đây.
Tóm Tắt Bài Viết
Tổng quan về BDD
BDD là gì?
BDD – Behaviour Driven Development – là một phương pháp phát triển phần mềm có nguồn gốc từ TDD – Test Driven Development. Đây là mô hình phát triển với trọng tâm hướng về quá trình kiểm thử.
BDD sử dụng các bài test để minh họa hành vi của hệ thống bằng ngôn ngữ dễ đọc, dễ hiểu đối với tất cả lập trình viên tham gia quá trình phát triển. Chẳng hạn:
- Chuyển đổi thành thông số kỹ thuật thực thi.
- Được sử dụng làm Acceptance test (kiểm thử chấp nhận).
Nhìn chung, đây là một cách tiếp cận tốt trong kiểm thử tự động vì phương pháp này tập trung hơn vào hành vi của hệ thống hơn là việc triển khai code. Trong BDD, tất cả các stakeholders như khách hàng, nhà phát triển, Tester và bên liên quan khác sẽ trò chuyện và xem minh họa hoạt động của hệ thống.
Cụ thể:
- Khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ bàn bạc về những gì họ cần.
- Khách hàng, nhà phát triển và Tester cùng nhau giải thích các yêu cầu, sau đó xác định lại trong các kịch bản có cấu trúc.
- Các kịch bản này được Tester sử dụng làm cơ sở cho các bài kiểm thử.
>> Đọc thêm: Phần mềm hệ thống là gì? Sự khác biệt với phần mềm ứng dụng
Cách thức hoạt động của BDD
BDD xoay quanh việc thực hiện các bài kiểm thử hành vi hoặc các đặc điểm kỹ thuật chức năng (tài liệu mô tả các khả năng, giao diện, … dự kiến của sản phẩm). Điều đó nhằm phác thảo các tình huống có thể thực thi cho phần mềm. Bao gồm:
- Áp dụng nguyên tắc 5 Why hoặc kịch bản If – then để tạo User stories và liên hệ rõ ràng các tính năng của ứng dụng với mục đích kinh doanh.
- Xác định kết quả duy nhất cho mọi hành vi.
- Biên dịch từng tình huống sang Domain Specific Language (DSL) để đảm bảo giao tiếp chính xác.
- Tập hợp tất cả các hành vi vào một bộ tài liệu để tất cả các nhà phát triển, Tester và các bên liên quan đều có thể truy cập được.
BDD yêu cầu các bài kiểm thử hành vi phải được tạo trước khi bắt đầu phát triển. Trước khi quá trình phát triển bắt đầu, tất cả các bài kiểm thử hành vi sẽ thất bại. Nhưng khi quá trình phát triển sản phẩm diễn ra, nhà phát triển sẽ cấu trúc lại code và các bài kiểm thử sẽ vượt qua. Khi tất cả được vượt qua, sản phẩm đã sẵn sàng đến bước kế tiếp để hoàn thiện ra đưa vào sử dụng.
Tóm lại, vòng đời phát triển của BDD như sau:
- Mô tả hành vi: Mô tả các tính năng của sản phẩm.
- Xác định các yêu cầu: Các yêu cầu được mô hình hóa với các quy tắc kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chạy và không hoàn thành bài kiểm thử: Chạy test case.
- Cấu trúc lại code: Tái cấu trúc code theo yêu cầu.
- Chạy và vượt qua các bài kiểm thử: Chạy code đã cập nhật và vượt qua các trường hợp kiểm thử.
Những lợi ích của BDD trong phát triển phần mềm
BDD giúp SDLC trở nên đơn giản hơn
SDLC là viết tắt của Software Development Life Cycle. Tạm dịch: Vòng đời phát triển phần mềm. Đây là quá trình từ khi lên ý tưởng đến hoàn thành sản phẩm cho khách hàng. SDLC được coi là tiêu chuẩn cho bất kỳ sự phát triển phần mềm nào. Mặt khác, BDD có đóng góp rất lớn để quá trình SDLC trở nên đơn giản hơn. Cụ thể:
- Việc xác định các yêu cầu và hành vi hệ thống bằng tiếng Anh chuẩn giúp SRS trở nên dễ dàng và rõ ràng. (SRS – Software Requirement Specification – Đặc tả yêu cầu phần mềm)
- Mang lại sự cộng tác tốt hơn giữa khách hàng, nhà phát triển và Tester
- Tác động tích cực lớn đến giai đoạn thử nghiệm và triển khai.
Các lợi ích khác
- Đáp ứng mục tiêu kinh doanh và yêu cầu của khách hàng.
- Giúp xác định các Acceptance Criteria (tiêu chí chấp nhận) trước khi phát triển.
- Tập trung vào hành vi của hệ thống theo quan điểm của khách hàng và nhà phát triển.
- Tránh các tính năng không cần thiết và đảm bảo đầy đủ các tính năng quan trọng.
- Cải thiện mối liên kết trên toàn bộ nhóm và tổ chức
- Hạn chế sửa lỗi sau khi sản phẩm được hoàn thành.
- Tránh hiểu sai trong quá trình phát triển.
- Trở thành tài liệu quan trọng của dự án. Tài liệu luôn được cập nhật khi có bất kỳ thay đổi nào. Nhằm giúp thành viên không bị thiếu thông tin trong quá trình phát triển dự án.
So sánh BDD và TDD
TDD là gì?
TDD – Test Driven Development – là kỹ thuật phát triển phần mềm tập trung vào việc triển khai một tính năng của phần mềm. Với kỹ thuật này, test case sẽ được viết trước để xác định những yêu cầu cơ bản trước khi code.
Nếu không thành công, nhà phát triển sẽ kiểm tra và cập nhật code để vượt qua test case đã tạo trước đó. Mục đích chính của TDD là giúp quá trình viết code rõ ràng, đơn giản và ít lỗi hơn.
Sự khác biệt giữa TDD và BDD là gì
Dưới đây là bảng so sánh giữa phương pháp BDD và TDD
BDD – Behavior Driven Development | TDD – Test Driven Development |
Tập trung nhiều hơn vào hành vi của ứng dụng, phần mềm. | Tập trung nhiều hơn vào việc triển khai một tính năng của ứng dụng, phần mềm. |
|
|
Tạo ra một thông số kỹ thuật bị lỗi vì tính năng tương ứng không tồn tại. Sau đó, viết code đơn giản có thể làm cho thông số kỹ thuật đáp ứng. Kết quả nhận được hành vi cần thiết được triển khai trong hệ thống. | Chủ yếu nó đề cập đến việc viết một test case không thành công vì chức năng được chỉ định không tồn tại. sau đó cập nhật code có thể làm cho test case vượt qua và tính năng sẽ được triển khai trong hệ thống. |
Trọng tâm chính là về các yêu cầu hệ thống. | Trọng tâm chính là kiểm tra đơn vị. |
Bắt đầu là một kịch bản. | Bắt đầu là test case |
Ngôn ngữ được sử dụng để viết hành vi/kịch bản là ngôn ngữ tiếng Anh đơn giản. | Sử dụng ngôn ngữ lập trình. |
Được thúc đẩy bởi trải nghiệm của người dùng cuối. | Một cách tiếp cận tốt cho các dự án liên quan đến API và các công cụ của bên thứ ba. |
Một số công cụ được sử dụng là Cucumber, Dave, JBehave, Spec Flow, Concordian, BeanSpec, | Một số công cụ được sử dụng là JBehave, JDave, Cucumber, Spec Flow, BeanSpec, FitNesse,… |
>> Xem thêm: IPv4 và IPv6 – Khái Niệm Và So Sánh Hai Giao Thức Mạng
Kết luận
Trên đây là những kiến thức về BDD mà BKNS gửi tới bạn. BKNS tin rằng đến đây bạn đã hiểu BDD là gì, cách thức hoạt động của nó. Chúc các bạn áp dụng kiến thức vào thực tế thành công để nâng cao hiệu suất làm việc.
Đừng quên ghé thăm BKNS để cập nhật bài viết mới thường xuyên chủ đề công nghệ nữa bạn nhé.
[mautic type=”form” id=”6″]
Tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác:
Website là gì và tổng quan về nó?
Tiêu chí của một website chuẩn SEO là gì?
Giao diện website gồm những thành phần nào?