Nhược điểm khi sử dụng chứng chỉ SSL cho website
Thịnh Văn Hạnh 02/02/2023 1260 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Bảo mật dữ liệu là một trong những vấn đề được ưu tiên và quan tâm hàng đầu hiện nay trong quá trình truy cập thông tin trên mạng Internet. Và chứng chỉ SSL ra đời góp phần giúp quá trình trên hiệu quả hơn. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích to lớn, SSL vẫn có những mặt cần được khắc phục đứng từ vị thế người dùng và nhà cung cấp. Cùng tìm hiểu rõ hơn SSL là gì và những điều chưa viết bên cạnh những tính năng tuyệt vời mà SSL mang lại.
Tóm Tắt Bài Viết
SSL là gì?
Trước khi nắm được những yếu tố về SSL, để hiểu đúng bản chất kiến thức được đề cập, bạn cần nắm được khái niệm về SSL.
SSL là viết tắt của Secure Sockets Layer, đây một giao thức cung cấp bảo mật trực tuyến dành cho các trang web và những người dùng tương tác khỏi lấy cắp dữ liệu từ tin tặc. SSL cung cấp khả năng bảo vệ chống lại các cuộc tấn công nhằm đánh cắp dữ liệu trên các trang web. Có thể nói SSL như tấm khiên che chắn cho những cuộc tấn công khỏi nhắm vào dữ liệu trên đường truyền.
Nhược điểm của SSL là gì?
Thời gian truy cập
Khi cài đặt SSL cho website, mỗi lần người dùng truy cập và gửi thông tin lên web sẽ phải qua một lần mã hoá dữ liệu. Điều này khiến việc truy cập trở nên lâu hơn. Điều này trên lý thuyết có thể không quá ảnh hưởng vì thời gian chênh lệch không quá nhiều.
Bên cạnh đó khi cài SSL, website sẽ chuyển từ http -> https. Với người dùng thì không có quá nhiều sự khác biệt, nhưng với các công cụ tìm kiếm thì sẽ khác đôi chút. Nó sẽ coi đây là 2 trang web khác nhau, và ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên thanh kết quả tìm kiếm.
Khó phát hiện hơn các phần mềm độc hại
Nhược điểm đáng kể nhất – ngoài việc làm chậm hiệu suất trang web – việc SSL được sử dụng để bảo vệ kết nối giữa máy chủ web và máy khách (trình duyệt hoặc người dùng) có thể khiến các công cụ bảo mật không thể xác định. Điều này khiến cho các phần mềm không thể phát hiện được các phần mềm độc hại cài trên web ở tầng giao thức SSL.
Cụ thể hơn, nếu một phần mềm độc hại được hacker xâm nhập vào kết nối được mã hóa SSL, các phần mềm bảo mật mạng có thể không xác định được nội dung phần mềm do đã được mã hoá. Vì lý do này, SSL đã vô tình tạo ra một hình thức mới của mối đe dọa an ninh.
Sau khi lỗ hổng SSL được phát hiện, tin tặc đã bắt đầu sử dụng nó một như một phương tiện để tấn công website. Họ cài các phần mềm độc hại vào các kết nối SSL và để nó nằm ở tầng giao thức này để tránh việc các phần mềm bảo mật quét được. Và nếu bạn để các kết nối SSL bị ảnh hưởng này không được kiểm soát, chúng có thể sẽ trở thành cơ sở cho các phần mềm độc hại khác.
Chi phí duy trì
Song song với lớp bảo mật siêu chắc chắn thì chi phí hoạt động cao là điều không thể tránh khỏi. Bạn sẽ phải chịu các khoản phí như phí thiết lập cơ sở hạ tầng đáng tin cậy và phí xác nhận danh tính.
Tuy nhiên bạn có thể lựa chọn gói chứng chỉ SSL phù hợp giữa tính năng và mục đích sử dụng. Điều này không những tối ưu được hiệu suất sử dụng mà còn tiết kiệm chi phí và tránh lãng phí tài nguyên không dùng đến.
Kết luận
Trên đây là một góc nhìn mới về SSL mà BKNS muốn gửi đến bạn. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mới, đa chiều và toàn diện hơn về SSL. Tham khảo thêm các bài viết khác về SSL tại BKNS.