Định nghĩa đơn giản dễ hiểu nhất về SSL cho người mới tìm hiểu
Thịnh Văn Hạnh 03/02/2023 1442 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu mạng là vấn đề mà mọi cá nhân hay tổ chức đều quan tâm, nhất là trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay. Một trong những yếu tố góp phần bảo mật thông tin trên website chính là chứng chỉ SSL. Vậy SSL là gì, chứng chỉ bảo mật số SSL có vai trò gì trên trang web, hãy cùng BKNS tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tóm Tắt Bài Viết
Tình hình các website trên thế giới hiện nay
Theo số liệu tháng 11 năm 2022, trên toàn thế giới có khoảng 2 tỷ trang web, trong đó có 500 triệu trang web đang hoạt động thường xuyên. Như vậy nhu cầu sử dụng website trên mạng internet đang ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt, và vì thế đến vấn đề bảo mật thông tin trên mạng là điều cần thiết.
Nếu không có biện pháp bảo mật dữ liệu, tin tặc có thể dễ dàng tấn công, thay đổi, chỉnh sửa dữ liệu trong quá trình truyền, hoặc đánh cắp thông tin khách hàng vì mục đích lợi nhuận.
Từ đó, một loạt những biện pháp bảo vệ dữ liệu được ra đời. Trong đó phải kể đến chứng chỉ bảo mật số SSL. Giao thức SSL, hay cổng bảo mật SSL là một yếu tố không thể thiếu đối với trang web nào muốn tìm kiếm sự bảo vệ chắc chắn và an tâm nhất.
Để hiểu thêm SSL là gì, hãy cùng BKNS tìm hiểu tiếp phía bên dưới.
Khái niệm SSL là gì?
SSL là từ viết tắt của Secure Sockets Layer – tạm dịch là bảo mật nhiều lớp. Có khá nhiều cách giải thích về SSL, và dưới đây là một cách giải thích dễ hiểu từ BKNS.
SSL được hiểu đơn giản là công nghệ tiêu chuẩn giữ cho an toàn cho kết nối internet và bảo vệ mọi dữ liệu nhạy cảm được gửi giữa hai hệ thống. Ngăn chặn tội phạm đọc và sửa đổi bất kỳ thông tin nào được truyền, bao gồm cả các chi tiết cá nhân tiềm ẩn như họ tên, số điện thoại, email thậm chí thông tin thẻ tín dụng.
Hai hệ thống có thể là máy chủ và máy khách (ví dụ trang web mua sắm và trình duyệt) hoặc máy chủ đến máy chủ (ví dụ ứng dụng có thông tin nhận dạng cá nhân hoặc thông tin bảng lương).
Và TLS, là một dạng mã hóa cấp cao hơn của chứng chỉ SSL. Tuy nhiên hiện nay một số nhà cung cấp đã nâng cấp chứng chỉ SSL của họ lên một tầm cao mới, ngang với TLS. Khi bạn mua chứng chỉ SSL, đồng nghĩa với việc bạn đã sở hữu một chứng chỉ TLS. Tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào tính chất của chứng chỉ SSL đó như thế nào.
Một website được cung cấp chứng chỉ SSL sẽ xuất hiện dưới dạng HTTPS. Đây là dấu hiệu cho thấy website của bạn đang được an toàn bởi chứng chỉ SSL hợp lệ. Với một số loại chứng chỉ SSL, bạn có thể xem được thông tin của tổ chức đăng ký đó, bao gồm tên, cơ quan cấp bằng cách nhấp vào biểu tượng ổ khóa trên thanh trình duyệt.
Vai trò đối với trang web của SSL là gì?
Không phải hiển nhiên mà chứng chỉ SSL được coi như một yếu tố quan trọng và cần thiết hàng đầu khi đăng ký một website mới. Đây là một thành phần nhỏ, nhưng vô cùng hữu ích trong việc đảm bảo thông tin dữ liệu trên website.
Một số vai trò của quan trọng của SSL với website mà chúng ta không thể bỏ qua:
-
Mã hóa thông tin nhạy cảm
Các thông tin trong quá trình truyền từ trình duyệt đến máy chủ hoặc ngược lại sẽ được bảo vệ an toàn hơn nhờ chứng chỉ SSL. Điều này ngăn chặn hoặc hạn chế sự đánh cắp thông tin hoặc phá hoại, biến đổi dữ liệu trên đường truyền của các hacker.
-
Nâng cao tính xác thực cho trang web
Với chứng chỉ SSL, thông tin sẽ hạn chế sai sót, truyền đi linh tinh mà nó sẽ được từ máy chủ đến trình duyệt xác định. Thông tin này được mã hóa theo cách mà chỉ những máy chủ hoặc địa chỉ IP của trình duyệt xác định mới có thể đọc được. Nhờ đó mà tính xác thực của trang web được tăng cao.
-
Gia tăng độ tin cậy cho khách hàng
Sẽ chẳng ai dám truy cập một trang web mà có nguy cơ bị đánh cắp hoặc hack dữ liệu. Vì thế, trang web có chứng chỉ SSL là một dấu hiệu giúp khách hàng yên tâm hơn trong quá trình truy cập, tải thông tin về máy.
-
Vai trò trong tối ưu thứ hạng kết quả tìm kiếm (SEO)
Hiện nay SSL đang là một trong các yếu tố được Google đánh giá cao trong việc thúc đẩy thứ hạng website trên thanh công cụ tìm kiếm. Hai trang web tương đương nhau, nhưng với trang web có sử dụng SSL chắc chắn có nhiều lợi thế hơn trong việc lên top.
Đứng trên góc độ doanh nghiệp, điều này giúp cho việc tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn, chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế.
Ngoài ra chứng chỉ SSL hợp lệ còn là điều kiện cần cho tuân thủ quy tắc an toàn thanh toán bằng thẻ (PCI Compliance). Đây là điều cần có cho các trang web thu thập thông tin khách hàng liên quan đến số tài khoản cá nhân, thẻ tín dụng hay thẻ ngân hàng. Phải có chứng chỉ SSL, website đó mới có đủ kiện để tiếp nhận thông tin khách hàng về những yếu tố trên.
>> Có thể bạn quan tâm: Nhược điểm của SSL
Các yếu tố cần chú ý khi đăng ký chứng chỉ SSL là gì?
Trên thị trường có rất nhiều loại SSL cũng như các nhà cung cấp khác nhau. Trước khi đăng ký một hay nhiều chứng chỉ SSL, bạn cần quan tâm đến các yếu tố như: giá thành, đơn vị cung cấp, kiểu xác thực, số lượng tên miền bảo vệ,… và xem nó có phù hợp với mục đích cũng như quy mô của doanh nghiệp bạn hay chưa.
-
Giá thành:
Với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn có thể sử dụng các loại chứng chỉ SSL có giá thành thấp nhưng độ bảo mật vẫn tối ưu cho hoạt động truyền thông tin và dữ liệu cơ bản.
-
Nhãn hiệu cung cấp:
Đơn vị cung cấp cũng nói lên được nhiều thứ về chứng chỉ SSL mà nó sở hữu. Một số tên thương hiệu gắn liền với tính chất của SSL, như nhắc đến RapidSSL, người ta nghĩ ngay về chứng chỉ SSL giá rẻ được cung cấp trong thời gian siêu nhanh.
-
Số lượng tên miền bảo vệ:
Một yếu tố quan trọng khác bạn cần chú ý trước khi đăng ký chứng chỉ SSL chính là số lượng tên miền được bảo vệ trong đó. Một số chứng chỉ chỉ bảo vệ cho tên miền chính, nhưng số khác bảo vệ từ 2,3 tên miền chính và toàn bộ tên miền phụ. Vì thế sẽ rất lãng phí nếu bạn mua chứng chỉ bảo vệ đa tên miền chỉ để bảo vệ cho 1 tên miền duy nhất, trừ khi bạn có ý định mở rộng các tên miền trong tương lai.
-
Kiểu xác thực:
Đây cũng là một yếu tố quyết định độ uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Chứng chỉ có độ xác thực ở cấp càng cao thì sự bảo vệ được tối ưu hơn đồng thời doanh nghiệp đó cũng được đảm bảo hơn.
Kết luận
Trên đây là những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về định nghĩa SSL mà BKNS gửi tới bạn. Hy vọng đến đây bạn không những nắm được thật chắc khái niệm SSL, vai trò của nó trên website, mà còn biết phân biệt và lựa chọn loại SSL phù hợp để sử dụng cho website doanh nghiệp hay cá nhân của mình.
Đừng quên ghé thăm trang chủ SSL BKNS để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích hơn.
Theo dõi BKNS thường xuyên hơn tại các nền tảng mạng xã hội:
>> Fanpage: https://www.facebook.com/bkns.vn
>> Youtube: https://www.youtube.com/c/BknsVn1
>> Pinterest: https://www.pinterest.com/bknsvn/
>> LinkedIn: https://www.linkedin.com/company/bkns-vn/
[mautic type=”form” id=”6″]