DV SSL là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ bảo mật cho website
Thịnh Văn Hạnh 19/09/2024 1718 Lượt xem Chia sẻ bài viết
SSL được coi là chứng chỉ kỹ thuật số vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo tính bảo mật và an toàn trong quá trình truyền dữ liệu giữa trình duyệt web và máy chủ. Vậy DV SSL là gì? Tại sao nó cần thiết cho website của bạn? Cùng BKNS tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tóm Tắt Bài Viết
Giới thiệu SSL
Trước khi tìm hiểu DV SSL là gì, bạn cần hiểu SSL là gì? SSL (Secure Sockets Layer) là tiêu chuẩn về an ninh công nghệ trên toàn cầu, được sử dụng bởi hàng triệu trang web trong các giao dịch trực tuyến.
SSL tạo ra một liên kết giữa trình duyệt và máy chủ web. Tất cả những dữ liệu được trao đổi giữa trình duyệt và máy chủ web sẽ được đảm bảo an toàn và có độ bảo mật cao.
Tiêu chuẩn xác thực SSL chỉ được cung cấp bởi các đơn vị cấp phát chứng thư (CA) có uy tín trên toàn thế giới, sau quá trình xác minh thông tin về chủ thể đăng ký vô cùng kỹ càng.
SSL được chia thành 3 loại:
- DV SSL: Xác thực miền là mức cơ bản nhất. Quá trình cấp chứng chỉ này nhanh chóng và đơn giản, thường chỉ mất vài phút đến vài giờ. Nó cung cấp mã hóa nhưng không xác thực thông tin về tổ chức sở hữu trang web.
- OV SSL: Xác thực tổ chức là mức xác thực thứ hai, vượt trội hơn so với xác thực tên miền. Trong loại này, CA xác minh quyền sở hữu tên miền cũng như các tài liệu kinh doanh đã đăng ký và các tài liệu pháp lý khác liên quan đến kinh doanh
- EV SSL: Xác thực mở rộng mang xác thực cao nhất hiển thị tên công ty trong chi tiết chứng chỉ. Bất kỳ ai cũng có thể nhấp vào ổ khoá và kiểm tra tên công ty đã được xác minh. Bên cạnh đó, CA xác thực doanh nghiệp một cách nghiêm ngặt bằng cách kiểm tra tất cả các tài liệu đăng ký kinh doanh, danh bạ doanh nghiệp bên thứ ba để xác minh địa chỉ theo nếu CA thấy yêu cầu.
Bài viết này BKNS sẽ giúp bạn tìm hiểu DV SSL là gì nhé!
DV SSL là gì?
DV SSL (Domain Validation SSL) là một loại chứng chỉ SSL được xác thực thông qua tên miền, giúp đảm bảo tính bảo mật và an toàn khi truyền dữ liệu giữa trình duyệt và máy chủ.
Đây là chứng chỉ được cấp phát nhanh chóng và dễ dàng nhất cho tên miền bởi CA chỉ yêu cầu xác minh rằng người sử dụng thực sự sở hữu tên miền và muốn được bảo vệ bởi SSL.
Các loại DV SSL có thể kể đến như: RapidSSL, GeoTrust QuickSSL Premium của Geotrust, Positive SSL hoặc Essential SSL của Comodo, Alpha SSL (AV) và Domain SSL (DV) của Globalsign…
Chứng chỉ DV SSL được khuyến nghị sử dụng cho các trang web đơn giản và thông tin như tên người dùng, mật khẩu hoặc thông tin thẻ tín dụng là không bắt buộc. Khi bạn truy cập vào một website có biểu tượng ổ khóa và URL bắt đầu bằng “https://” thì điều đó cho thấy website đã được bảo vệ bằng DV SSL.
DV SSL phù hợp với ai?
Như vậy, sau khi hiểu DV SSL là gì, nhiều người sẽ thắc mắc DV SSL phù hợp với đối tượng nào? DV SSL thường được cấp phát nhanh chóng và có mức độ bảo mật cơ bản, do đó nó phù hợp nhất với các trang web cá nhân hoặc blog. Bởi lẽ đây là chứng chỉ dễ cài đặt, giá thành rẻ và giúp bảo mật tốt mà không cần phải qua quy trình xác minh phức tạp.
Ngoài ra, chứng chỉ DV SSL có thể được đăng ký cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa không yêu cầu xác minh tổ chức cao cấp nhưng vẫn muốn bảo mật giao tiếp giữa người dùng và trang web của họ. Chứng chỉ này giúp mã hoá kết nối, đảm bảo an toàn dữ liệu mà không cần yêu cầu chứng thực pháp lý quá nhiều.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn khởi đầu, các trang web thương mại điện tử mới có thể dùng DV SSL để mã hoá thông tin giao dịch cơ bản, trước khi nâng cấp lên các chứng chỉ cao cấp hơn khi quy mô hoạt động tăng.
Ưu điểm và nhược điểm của DV SSL là gì?
Ưu điểm
- Xác thực và bảo mật: DV SSL giúp xác thực tên miền và bảo mật kết nối giữa người dùng và website. Thông qua việc mã hóa dữ liệu, DV SSL đảm bảo rằng thông tin cá nhân hoặc giao dịch của khách hàng được truyền tải một cách an toàn, ngăn chặn các cuộc tấn công đánh cắp dữ liệu.
- Nâng cao hình ảnh, thương hiệu và uy tín: Sử dụng DV SSL giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và hình ảnh trên internet. Khi khách hàng thấy biểu tượng ổ khóa và giao thức “https://” trên trình duyệt, họ nhận ra rằng website đã được bảo mật, góp phần tạo lòng tin và tăng độ tin cậy với doanh nghiệp.
- Bảo mật các ứng dụng và dịch vụ: DV SSL không chỉ bảo vệ website mà còn giúp mã hóa các dịch vụ khác như webmail, Outlook Web Access, Exchange, Office Communication Server, các ứng dụng ảo hóa như Citrix Delivery Platform, các dịch vụ FTP, truy cập control panel và các dịch vụ truyền dữ liệu trong mạng nội bộ, file sharing, extranet, VPN Access Servers và Citrix Access Gateway…
- Tăng cường sự tin cậy từ khách hàng: Việc thiếu chứng chỉ bảo mật trên website có thể khiến khách hàng lo lắng về nguy cơ bị xâm nhập dữ liệu. Vì thế DV SSL sẽ cung cấp cho khách hàng một môi trường an toàn hơn, giúp họ cảm thấy tin tưởng và an tâm hơn khi thực hiện các giao dịch hoặc cung cấp thông tin cá nhân trên website của bạn.
Có thể thấy sử dụng DV SSL không chỉ đơn thuần là giải pháp bảo mật, mà còn là yếu tố then chốt giúp xây dựng lòng tin và gia tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trong mắt người dùng.
Nhược điểm
Bên cạnh những lợi ích trên, DV SSL vẫn tồn tại một vài nhược điểm sau:
- Chi phí duy trì cao: Song song với lớp bảo mật siêu chắc chắn thì chi phí hoạt động cao là điều không thể tránh khỏi. Người dùng sẽ phải chịu một số khoản phí như phí thiết lập cơ sở hạ tầng đáng tin cậy, phí xác nhận danh tính…
- Hiệu suất làm việc: Việc mã hóa và giải mã thông tin lớn vẫn tiêu tốn tài nguyên máy chủ, đặc biệt là đối với các trang web có lượng truy cập lớn. Điều này có thể làm giảm tốc độ tải trang so với các trang web không sử dụng mã hóa.
Dù DV SSL có một số nhược điểm, nhưng nó vẫn là một lựa chọn lý tưởng cho các website cơ bản, cung cấp bảo mật với chi phí thấp. Sử dụng DV SSL hợp lý giúp bảo vệ thông tin người dùng mà không yêu cầu các xác minh phức tạp hơn từ phía doanh nghiệp.
Hướng dẫn kiểm tra cài đặt DV SSL
Bạn có thể kiểm tra xem website của mình đã cài đặt DV SSL hay chưa bằng các cách sau:
- Kiểm tra biểu tượng ổ khóa: Trình duyệt sẽ hiển thị một biểu tượng khoá ở thanh địa chỉ hoặc thanh công cụ cho biết website của bạn đang sử dụng SSL.
- Kiểm tra URL: Trang web sử dụng SSL sẽ có URL bắt đầu bằng “https://” thay vì “http://”. Hoặc khi nhập địa chỉ website với tiền tố “https://” vào trình duyệt mà trang web tải thành công và không có cảnh báo thì một trang website an toàn.
- Xem thông tin chứng chỉ: Bạn có thể nhấp vào biểu tượng khoá hoặc chữ “i” để xem chi tiết về chứng chỉ SSL bao tên và tổ chức phát hành chứng chỉ khác
- Sử dụng công cụ kiểm tra cài đặt SSL: Bạn có thể sử dụng các công cụ như sslshopper.com, ssllabs.com, sslchecker.com. Các công cụ này sẽ cung cấp thông tin về tên miền sử dụng SSL, thời hạn còn lại của SSL, SSL đã cài đặt đầy đủ các mã CA chưa,…
Và nếu trong trường hợp website của bạn chưa cài đặt DV SSL và muốn tìm cách đăng ký DV SSL cho website của mình, hãy tham khảo quy trình đăng ký DV SSL cho website đơn giản nhất của BKNS.
Nên đăng ký dịch vụ DV SSL ở đâu uy tín?
Ngoài việc tìm hiểu định nghĩa DV SSL là gì và các ưu, nhược điểm của nó, bạn cũng cần chú ý lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ DV SSL uy tín. Ngày nay, vấn đề bảo mật website luôn được ưu tiên hàng đầu, do đó để tránh những tổn thất không đáng có thì việc sử dụng DV SSL cho website là điều rất cần thiết.
Các nhà cung cấp DV SSL tốt nhất hiện nay được đánh giá theo tiêu chí mức độ phổ biến trên thị trường và cả chi phí sử dụng có thể kể đến như Comodo, Symantec, GeoTrust, DigiCert,…
Và nếu bạn cần dịch vụ hỗ trợ đăng ký DV SSL, BKNS luôn sẵn sàng hỗ trợ và mang lại cho bạn các giải pháp với mức chi phí tốt nhất.
Hiện nay, BKNS là đại uý được uỷ quyền của các CA hàng đầu và cung cấp nhiều loại SSL với giá rẻ nhất trên thị trường. Các chứng chỉ được thiết kế đặc biệt cho cá nhân và doanh nghiệp để thiết lập một môi trường an toàn trên một miền, miền phụ và nhiều miền.
Tất cả các SSL đều đi kèm với các thuật toán hiện đại do diễn đàn CA đề xuất, giúp tránh các cảnh báo của trình duyệt và tăng sự tin tưởng của khách truy cập. Đồng thời, việc khách hàng nhận thức được thông tin cá nhân của họ và thích mua sắm từ trang web bảo mật, SSL sẽ cung cấp môi trường an toàn và tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
BKNS luôn hiểu rõ hơn hết các yêu cầu của khách hàng và nỗ lực tối đa để làm cho trang web của bạn an toàn và đáng tin cậy hơn. Vì thế nếu bạn chưa sở hữu chứng chỉ DV SSL, hãy tham khảo ngay dịch vụ đăng ký chứng chỉ DV SSL tại BKNS.
Tổng kết
Trên đây là tổng quan những thông tin cần biết về DV SSL từ BKNS, mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn DV SSL là gì cũng như giới thiệu cho bạn địa chỉ đăng ký DV SSL uy tín. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan hay câu hỏi về bài viết DV SSL là gì, vui lòng để lại bình luận bên dưới để BKNS có thể hỗ trợ kịp thời.
Đừng quên ghé thăm website hoặc facebook của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những thông tin mới nhất về bảo mật, tên miền, dịch vụ lưu trữ website và các giải pháp mạng chuyên nghiệp nhé!