Sàn thương mại điện tử là gì? Những sàn thương mại điện tử ở Việt Nam
Thịnh Văn Hạnh 14/08/2023 1045 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Sàn thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại, đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong cách mọi người mua sắm và kinh doanh. Khái niệm này đang dần trở thành một phần quan trọng trong văn hóa kinh doanh, tạo nên môi trường tiềm năng cho các giao dịch thương mại trực tuyến.
Trong bài viết này, hãy cùng BKNS tìm hiểu về khái niệm “sàn thương mại điện tử” là gì và điểm qua một số ví dụ về các sàn thương mại điện tử nổi bật tại Việt Nam, để hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của xu hướng thương mại điện tử dưới đây nhé!
Tóm Tắt Bài Viết
Sàn thương mại điện tử là gì?
Sàn thương mại điện tử hay sàn giao dịch thương mại điện tử là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức cụ thể dưới hình thức website. Trên sàn giao dịch thương mại điện tử, mọi cá nhân, tổ chức không phải là chủ sở hữu hoặc quản lý website đều sẽ được thực hiện các hoạt động cung ứng và bán hàng trên nền tảng đó.
Sàn thương mại điện tử vận hành ra sao?
Ưu nhược điểm của việc kinh doanh sàn thương mại điện tử là gì
Sàn thương mại điện tử ngày nay đã trở thành một xu hướng kinh doanh của nhiều thương nhân, tổ chức. Tuy nhiên chúng cũng có 2 mặt ưu và nhược điểm sau đây:
Ưu điểm
Các trang thương mại điện tử có rất nhiều ưu điểm và một vài trong số đó có thể kể đến như:
– Giải quyết các vấn đề về khoảng cách địa lý cho cả người bán và người mua hàng khi các sàn TMĐT luôn hoạt động 24/7 và có thể giao hàng đến bất cứ nơi đâu bất kể xa hay gần.
Tạo ra không gian bán hàng đa dạng, linh hoạt và không giới hạn về mặt hàng kinh doanh. Mọi ngành hàng hiện nay đều đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử.
– Giúp người mua dễ dàng tìm kiếm và mua được các món hàng hoặc dịch vụ mà họ mong muốn chỉ với thao tác nhập từ khóa vào ô tìm kiếm, các website TMĐT có thể trả về cả trăm kết quả.
– Sàn thương mại điện tử còn như một phương thức marketing hiệu quả, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu của nhãn hàng với người tiêu dùng từ đó mở rộng tệp khách hàng mục tiêu.
– Phương thức thanh toán khi mua hàng tương đối đa dạng và linh hoạt. Khách hàng có thể chọn thanh toán tiền mặt hoặc chuyển khoản hoặc có thể qua ví điện tử Shopee Pay, Momo, VNpay,…
– Sàn TMĐT giúp người bán có thể cắt giảm nhiều loại phí kinh doanh liên quan. Còn người mua có thể tiết kiệm thời gian mua sắm khi không cần đến trực tiếp các cửa hàng.
– Khâu vận chuyển nhanh chóng giúp các sàn TMĐT. Chỉ mất 3 – 4 ngày là khách hàng đã có thể nhận hàng.
– Các trang thương mại điện tử cũng được coi là nền tảng tiềm năng giúp các cửa hàng mở rộng và phát triển lớn mạnh hơn trong tương lai.
Nhược điểm của sàn thương mại điện tử
Bên cạnh các ưu điểm trên, sàn giao dịch thương mại điện tử cũng còn một số mặt hạn chế như:
– Tính pháp lý và các quy định sử dụng tương đối phức tạp.
– Khó đảm bảo niềm tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm.
– Người mua thường gặp vấn đề với các chính sách trả hàng, hoàn tiền của các shop online trên sàn giao dịch điện tử.
– Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử tạo ra tính cạnh tranh rất cao khi đây đang là xu hướng mà mọi hộ kinh doanh đều hướng tới.
– Vấn đề bảo mật thông tin khách hàng cũng là một trong những ưu điểm mà hình thức kinh doanh trên sàn TMĐT đang mắc phải.
Các sàn thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam
Shopee
Đứng đầu danh sách không thể không nhắc đến Shopee, một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam hiện nay. Tại Việt Nam, Shopee cũng là sàn TMĐT được yêu thích nhất hiện nay.
Shopee được thành lập vào năm 2015 tại Singapore và đây cũng là trụ sở chính của công ty mẹ – tập đoàn Sea Group. Tính đến thời điểm hiện tại, Shopee này đã có 8 chi nhánh tại 8 quốc gia khu vực Đông Nam Á.
Tiki
Tiki là sàn thương mại điện tử thuần Việt và do người Việt sáng lập ra vào tháng 3/2010. Hiện nay, Tiki đang giữ top 2 trong số các sàn TMĐT hot nhất tại Việt Nam và top 6 trong khu vực Đông Nam Á.
Không còn bị gắn mác là “tiệm sách online”, Tiki giờ đây đã trở thành một trong 3 sàn giao dịch thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam. Chúng cũng cung cấp các mô hình kinh doanh đa dạng như Shopee.
Lazada
Lazada cũng là sàn thương mại điện tử cho phép kinh doanh đa dạng các ngành hàng: điện tử, thời trang, gia dụng,… Đây được xem là một trong những đối thủ đáng gờm của Shopee trong thời điểm hiện tại.
Với mục tiêu thống lĩnh thị trường thương mại điện tử, Lazada đang không ngừng phát triển và mở rộng thị phần ở nhiều quốc gia khác ngoài Việt Nam như: Indonesia, Philippin, Thái Lan, Singapore,…
Sendo
Sendo được biết đến là công ty con của tập đoàn FPT, gia nhập thị trường thương mại điện tử năm 2012. Thời điểm bấy giờ, đây là sàn TMĐT đầu tiên liên kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp bán hàng.
Với sứ mệnh “Trăm người bán – Vạn người mua”, Sendo vẫn đang cố gắng đưa đến người dùng nhiều dịch vụ thực sự chất lượng và nhiều tính năng hữu ích hơn trong tương lai.
Kết luận
Trên đây là bài viết BKNS giới thiệu về sàn thương mại điện tử là gì? Những sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn sâu sắc hơn về sàn thương mại điện tử. Từ đó chuẩn bị hành trang để tiến hành tham gia kinh doanh online thông qua sàn.