Pagespeed Insights là gì? Công cụ giúp tối ưu hiệu suất Website
Thịnh Văn Hạnh 15/08/2023 1014 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Nếu thường xuyên làm việc với website dưới vai trò quản trị, bạn chắc chắn sẽ cần các công cụ để tối ưu hiệu suất website. Bài viết này BKNS sẽ giới thiệu đến bạn Pagespeed Insights – một công cụ tối ưu website hiệu quả. Pagespeed Insights là gì, hãy cùng theo BKNS khám phá công cụ này ngay dưới đây nhé.
Tóm Tắt Bài Viết
Pagespeed Insights là gì?
Pagespeed Insights đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người dùng phân tích và đánh giá trang web, giúp cải thiện chất lượng và hiệu suất của trang. Một trang web chất lượng và được tối ưu hóa tốt đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và mở rộng khả năng tiếp cận đến khách hàng mục tiêu.
Khi dùng Pagespeed Insight, người dùng có thể nhận báo cáo về hiệu suất Website trên cả máy tính và di động. Ngoài ra, công cụ này cũng sẽ cung cấp cho người dùng những đề xuất nhằm tối ưu trang web thông qua báo cáo UX của Chrome.
Tiêu chuẩn đánh giá của công cụ Google Pagespeed Insights
Khi đánh giá một trang web đã được tối ưu hay chưa, Pagespeed Insights cũng có những tiêu chuẩn cụ thể để căn cứ vào và đánh giá. Các tiêu chuẩn đó bao gồm:
- Trang web nên hạn chế sử dụng redirect ở trang đích đến
- Cần kích hoạt chức năng compress dữ liệu trước khi gửi về trình duyệt.
- Thời gian trả lời của server nên được thực hiện nhanh nhất có thể
- Chức năng lưu trữ bộ nhớ cache ở trình duyệt nên được mở rộng.
- Các tài nguyên CSS và Javascript có trên website phải được giải nén.
- Giảm dung lượng trang web bằng cách thực hiện việc nén dung lượng hình ảnh
- Quy trình chèn các thư mục CSS vào website cần được tối ưu hóa một cách chặt chẽ.
- Các thứ tự được ưu tiên nội dung trong website phải được thiết lập một cách rõ ràng, cụ thể.
- Bỏ chế độ chặn Javascript và CSS trước khi tải trang.
- Tận dụng tối đa các thuộc tính không đồng bộ.
Khi một trang web đảm bảo được những tiêu chuẩn trên mới được xem là một trang web “chuẩn”. Pagespeed Insights sẽ phát hiện những những yếu tố nào mà website chưa đảm bảo. Công cụ này sẽ thông báo lại cho người dùng để có biện pháp khắc phục và cải thiện chất lượng trang web.
PageSpeed cung cấp loại thông tin nào về website?
PageSpeed Insights sẽ cung cấp những thông tin các phần và chỉ số về hiệu năng. Những thông tin được cung cấp bao gồm theo trình tự như sau:
- • Speed score
- • Field data
- • Lab data
- • Opportunities
- • Diagnostics
- • Passed audits
Pagespeed Insights – Speed score: Speed score hay còn gọi là điểm tốc độ. Điểm số này được tính dựa trên thống kê trên Lighthouse lab.
Pagespeed Insights – Field data
Field data bao gồm 2 phần là:
- • First Contentful Paint (FCP)
- • First Input Delay (FID)
Thông tin này được thu thập dựa trên chính trải nghiệm thực tế của của người dùng trên Chrome. Chúng sẽ được kiểm nghiệm trong thời gian ít nhất 30 ngày.
Pagespeed Insights – Lab data: Số liệu về Lab data sẽ thu được dựa trên các số liệu được thu thập và phân tích từ Lighthouse trên mạng 3G cũng như các thiết bị di động.
Pagespeed Insights – Opportunities: Trong phần Opportunities, PageSpeed Insights sẽ thu thập thông tin về thời gian và hiệu suất tải trang. Từ đó nó sẽ đưa ra các đề xuất về hiệu suất. Mục đích nhằm giúp người dùng căn cứ vào đó để cải thiện thời gian tải trang.
Pagespeed Insights – Diagnostics: Diagnostics là phần mà trong đó PageSpeed Insights sẽ cung cấp cho người dùng những đề xuất về các công cụ đề xuất mà website của người dùng nên được thêm vào.
Pagespeed Insights – Passed audits: Trong phần Passed Audits, Pagespeed Insights sẽ đưa ra một bảng tổng hợp về những hiệu năng mà trang web đã đạt được, không cần thiết phải bổ sung hoặc thay đổi.
PageSpeed Insights có ảnh hưởng tới SEO không?
Điểm số của PageSpeed Insights không ảnh hưởng trực tiếp tới SEO cũng như thứ hạng trang web trên công cụ tìm kiếm.
Tuy nhiên, giữa điểm số PageSpeed Insights và thứ hạng trên SERP có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì kết quả thu được từ PageSpeed là tổng hợp từ việc phân tích hiệu suất tổng thể dựa trên các số liệu. Vì thế, điểm số càng cao, chất lượng trang web càng tốt.
Nói chung, để có một trang web được đánh giá cao, người dùng cần quan tâm đến nhiều yếu tố khác nhau, trong đó trải nghiệm người dùng mới là điều được quan tâm hơn cả. Nếu người dùng hài lòng với trang web của bạn, hiển nhiên trang web của bạn sẽ có nhiều lượt ghé thăm và đạt được hiệu quả hơn.
Cách tính điểm Website trên PageSpeed Insights
Số điểm trên PageSpeed Insights được xác định dựa trên chỉ số Lighthouse API. Điểm số này chính là kết quả đánh giá chất lượng trang web của người dùng. Trong đó, 100 chính là số điểm tối đa.
Điểm số của PageSpeed Insights được tính bằng tổng điểm số về tốc độ web được hiển thị trên PageSpeed và điểm số lab data được phân tích bởi Lighthouse.
Dựa theo thang điểm được đưa ra, kết quả số điểm thể hiện như sau:
- • 0 điểm: trang web của bạn xuất hiện rất nhiều lỗi, cần tiến hành tối ưu hóa nhiều vấn đề.
- • 50 điểm: Những trang web có chất lượng khá tốt, còn một vài chỗ cần tối ưu
- • 100 điểm: trang web có chất lượng tốt, không mắc phải lỗi, có thể hoạt động tốt.
Bên cạnh đó, giữa mỗi khoảng điểm sẽ có một màu tương ứng như sau:
- • 0 đến 49 (chậm): Đỏ
- • 50 đến 89 (trung bình): Cam
- • 90 đến 100 (nhanh): Xanh
Cách tối ưu hiệu suất website với Pagespeed Insights
Để tối ưu hiệu suất cho website với Pagespeed Insights, người dùng cần thực hiện theo các phương pháp như sau:
- • Dùng phương pháp giải nén cho server
- • Giảm thiểu tài nguyên trên website
- • Giảm thời gian phản hồi lại của server chính
- • Loại bỏ JavaScript nhằm chặn hiển thị trong nội dung
- • Nâng cao lưu vào bộ nhớ cache trong trình duyệt web
- • Tối ưu hóa kích thước của hình ảnh
Dùng phương pháp giải nén cho server
Việc giải nén cho server bằng PageSpeed Insights sẽ giúp người dùng phát hiện các tài nguyên của web được nén từ server khi truyền qua các HTTP requests. Điều này sẽ giúp tiết kiệm băng thông khi truyền tải dữ liệu, từ đó tăng tốc độ tải xuống của trang web.
Giảm thiểu tài nguyên trên website
Với tính năng này của PageSpeed Insights, khi kích thước, dung lượng của các tài nguyên trên trang web giảm xuống thông qua việc minify. Công cụ này sẽ thông báo để người dùng thao tác giảm thiểu tài nguyên trên trang web.
Để làm được điều này, người dùng cần loại bỏ những comment trong code. Đồng thời xóa các đoạn code không cần thiết. Sau đó đặt tên cho các biến và hàm ngắn hơn để hạn chế tốn tài nguyên. Cuối cùng là xóa bỏ các dòng trắng không dùng tới.
Giảm thời gian phản hồi lại của server chính
Khi thời gian phản hồi của máy chủ ở nhanh hơn 200 m/s, công cụ này sẽ phát hiện và thông báo đến người dùng. Việc của người dùng lúc này là sử dụng các server chất lượng hơn về cả phần cứng lẫn kết nối internet để giảm thời gian phản hồi lại của server chính.
Loại bỏ JavaScript nhằm chặn hiển thị trong nội dung
Khi HTML không gọi JavaScript bên ngoài đang chặn trong phần trên màn hình đầu tiên của trang, chức năng này của Pagespeed Insights sẽ được kích hoạt dựa trên việc render một page được xây dựng DOM tree bằng cách phân tích dữ liệu HTML. Mục đích nhằm loại bỏ JavaScript gây ra tình trạng chặn hiển thị trong nội dung.
Nâng cao lưu vào bộ nhớ cache trong trình duyệt web
Khi phản hồi từ server của trang web không bao gồm chỉ định cache hoặc các tài nguyên được chỉ định cache trong một khoảng thời gian ngắn, Pagespeed Insights sẽ tiến hành thông báo để người dùng tiến hành nâng cao lưu vào bộ nhớ cache trong trình duyệt web.
Tối ưu hóa kích thước của hình ảnh
Tối ưu hóa hình ảnh là một thao tác cần thiết khi xây dựng một trang web thân thiện và dễ dàng tiếp cận khách hàng. Công cụ Pagespeed Insights sẽ phát hiện và thông báo khi hình ảnh trên trang web chưa đạt yêu cầu. Đồng thời đòi hỏi người dùng phải tiến hành tối ưu hóa nhằm giảm bớt dung lượng. Cần lưu ý không nên gây ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
Kết luận
Nếu bạn muốn giúp trang web chất lượng cao hơn, Pagespeed insights là công cụ tỏ ra hữu hiệu. Đến đây có lẽ bạn đã biết Pagespeed insights là gì, chức năng và ứng dụng thực tiễn của nó. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp ích cho bạn thật nhiều trong công việc.
> Đọc thêm các bài viết khác từ BKNS