Cloud Computing là gì? Lợi ích và ứng dụng tuyệt vời của Cloud Computing
Thịnh Văn Hạnh 31/05/2023 1092 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Cloud Computing, hay điện toán đám mây là gì? Nó có vai trò và ứng dụng thế nào trong các lĩnh vực đời sống hiện nay? Cùng BKNS tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm Tắt Bài Viết
Cloud Computing là gì?
Điện toán đám mây, hay còn gọi là Cloud Computing, là một mô hình điện toán sử dụng công nghệ máy tính và phát triển dựa trên Internet, nhằm cung cấp tài nguyên cho người dùng.
Cloud Computing biến cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thành một công cụ, cho phép người dùng kết nối đến cơ sở hạ tầng này thông qua mạng internet, và sử dụng tài nguyên tính toán mà không cần cài đặt hay duy trì các thiết bị tại chỗ.
Cụ thể, Cloud Computing cho phép người dùng truy cập vào các tài nguyên tính toán qua Internet, trong khi các ứng dụng, máy chủ (bao gồm máy chủ vật lý và máy chủ ảo), dữ liệu lưu trữ,… được lưu trữ tại một trung tâm dữ liệu từ xa. Trung tâm dữ liệu này được quản lý bởi một nhà cung cấp dịch vụ đám mây (CSP), và người dùng trả phí hàng tháng hoặc dựa trên mức sử dụng tài nguyên để sử dụng các tài nguyên này.
Thuật ngữ “Cloud Computing” cũng được sử dụng để chỉ công nghệ giúp môi trường đám mây hoạt động. Nó bao gồm việc ảo hóa cơ sở hạ tầng (máy chủ, hệ điều hành, mạng,…) và trừu tượng hóa cơ sở hạ tầng bằng phần mềm chuyên biệt. Do đó, môi trường đám mây có thể dễ dàng kết hợp và phân chia mà không bị giới hạn bởi phần cứng.
Ví dụ, một máy chủ vật lý duy nhất có thể được chia thành nhiều máy chủ ảo khác nhau để cung cấp cho người dùng.
Lịch sử Cloud Computing
Để có cái nhìn rõ ràng hơn về Cloud Computing, hãy cùng tìm hiểu thêm về thuật ngữ này. Thuật ngữ Cloud Computing ra đời vào năm 2007 và bắt nguồn từ các khái niệm điện toán lưới (grid computing), điện toán theo nhu cầu (utility computing) và phần mềm dịch vụ (SaaS).
Điện toán lưới tập trung vào việc di chuyển một khối công việc (workload) đến các tài nguyên để sử dụng. Một lưới là một tập hợp các máy chủ, trong đó nhiệm vụ lớn được chia thành các tác vụ nhỏ để chạy song song và có thể được coi là các máy chủ ảo.
Trong khi đó, trong Cloud Computing, các tài nguyên điện toán như máy chủ có thể được cấu hình động hoặc phân chia từ phần cứng để sẵn sàng thực hiện công việc. Nó hỗ trợ không chỉ môi trường điện toán lưới mà còn các môi trường như Web hay ứng dụng Web 2.0.
Phương thức hoạt động của Cloud Computing
Cloud Computing hoạt động theo cách thức rất khác với phần cứng vật lý. Điện toán đám mây cho người dùng quyền truy cập vào máy chủ, dữ liệu và các dịch vụ bằng internet.
Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây sẽ sở hữu, quản lý phần cứng và duy trì kết nối mạng. Trong khi đó, người dùng sẽ được cấp phép và sử dụng dịch vụ này.
Lợi ích của Cloud Computing là gì?
Mỗi loại dịch vụ Cloud Computing có một số ưu điểm khác nhau. So với dịch vụ lưu trữ tại chỗ truyền thống thì thường thì dịch vụ Cloud Computing sẽ có một số lợi ích như:
- Tiết kiệm chi phí: Môi trường cloud cho phép người dùng offload (giảm tải) một số thành phần nhất định, từ đó tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Trong khi đó, các cơ sở hạ tầng tại chỗ thường tốn khá nhiều phí vào việc mua, cài đặt, cấu hình và quản lý hệ thống.
-
Tính linh hoạt cao
Thông qua cloud, các tổ chứ có thể dễ dàng triển khai ứng dụng chỉ trong vài phút thay vì phải đợi hàng tuần (hay thậm chí là nhiều tháng) để đợi phản hồi từ nhà cung cấp dịch vụ. Rồi sau đó lại phải mất thêm nhiều thời gian cho việc cấu hình, cài đặt, quản lý phần mềm và phần cứng. Bên cạnh đó, cloud cũng cho phép chúng ta gán quyền cho những người dùng khác, vì vậy có thể dễ dàng nhận hỗ trợ kỹ thuật nếu gặp bất kỳ vấn đề nào.
- Khả năng mở rộng tốt: Môi trường cloud cung cấp khả năng mở rộng cực kỳ tốt. Thay vì phải tốn tiền mua thêm dữ liệu hay tài nguyên thừa mà chẳng bao giờ sử dụng, bạn có thể dễ dàng mở rộng cơ sở hạ tầng của mình sao cho phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, ta cũng có thẻ tận dụng mạng toàn cầu của nhà cung cấp dịch vụ cloud để đưa ứng dụng của mình đến mọi nơi trên thế giới.
- Hiệu năng cao: Có thể biết thì điện toán đám mây thường sẽ được chạy trên mạng lưới trung tâm dữ liệu an toàn của thế giới. Nên chúng sẽ được update thường xuyên giúp tăng hiệu suất và cả độ bảo mật cũng sẽ được tăng cao.
Nếu bạn đang sử dụng một máy tính cá nhân hay thiết bị di động, chắc hẳn gần như mỗi ngày bạn đều tiếp xúc với dịch vụ Cloud Computing.
Các ứng dụng như Google Gmail, SalesForce, Netflix, Dropbox,… tất cả đều là một hình thức của Cloud Software. Theo các khảo sát gần đây, 92% các tổ chức hiện nay đều triển khai môi trường cloud, và phần lớn đều đồng ý sẽ tiếp tục triển khai trong thời gian tới.
Đối tượng thích hợp sử dụng Cloud Computing
Cloud Computing phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng như:
- Nhà phát triển ứng dụng, website và phần mềm.
- Các công ty, doanh nghiệp và các tổ chức có nhu cầu lưu trữ, chia sẻ dữ liệu.
- Người dùng cuối (người dùng cá nhân).
Ứng dụng của Cloud Computing hiện nay
Phần lớn các doanh nghiệp hiện này đều đang dần chuyển sang triển khai công nghệ Cloud Computing và môi trường cloud. Do đó, ứng dụng của cloud trong thực tế vẫn sẽ còn được mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực khác nữa. Nổi bật trong đó có thể kể đến như:
- Phân tích Big Data.
- IoT.
- Trí tuệ nhân tạo.
- Ứng dụng Machine Learning.
- Deep Learning.
- Thử nghiệm và phát triển web, ứng dụng.
- Lưu trữ dữ liệu website (Cloud Server).
- Ứng dụng quản lý doanh nghiệp.
Nếu bạn đang muốn phát triển website thì điện toán đám mây (Cloud Server) sẽ là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Đây là dịch vụ mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân và doanh nghiệp của bạn trong quá trình phát triển.
Khả năng bảo mật của Cloud Computing
Khả năng bảo mật bị nhiều doanh nghiệp đánh giá là một rào cản lớn đối với dịch vụ cloud, đặc biệt là Cloud Computing. Tuy nhiên, hiện nay các nhà cung cấp đang đang dần thực hiện những bước chuyển đổi mạnh mẽ, giúp môi trường cloud thậm chí còn an toàn hơn cả những giải pháp bảo mật cơ sở hạ tầng tại chỗ.
Theo nhà cung cấp phần mềm bảo mật McAfee, ngày nay có đến 52% công ty trải nghiệm khả năng bảo mật trên đám mây tốt hơn so với tại chỗ (liên kết nằm bên ngoài IBM).
Tuy nhiên, việc duy trì bảo mật của cloud đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức hơn so với mô hình truyền thống. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp bảo mật hiệu quả nhất cho Cloud như dưới đây:
- Mã hóa dữ liệu: Dữ liệu nên được mã hóa khi ở mọi trạng thái. Khách hàng nên duy trì toàn quyền kiểm soát các key bảo mật và module bảo mật phần cứng.
- Quản lý danh tính người dùng và quyền truy cập: Người dùng và các nhóm IT nên hiểu rõ và quản lý được mạng, thiết bị, ứng dụng hay quyền truy cập vào dữ liệu trên hệ thống.
- Quản lý việc cộng tác: Các quy trình và việc giao tiếp nên rõ ràng, dễ hiểu giữa các nhóm với nhau, giúp đảm bảo dịch vụ có thể hoạt động ổn định và an toàn.
- Giám sát bảo mật: Hiểu rõ các quy định trong ngành và thiết lập các hệ thống giảm sát bảo mật.
Kết luận
Qua bài chia sẻ Cloud Computing là gì? Hay điện toán đám mây là gì? Đủ để cho bạn thấy tầm quan trọng, cũng như những lợi ích của Cloud Software trong quá trình phát triển.
Hy vọng những chia sẻ ở trên có thể giúp bạn có những thông tin và có những sự lựa chọn phù hợp cho mình. Mong rằng BKNS sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình ứng dụng thông tin vào các hoạt động công việc thực tiễn.
Tham khảo thêm:
Google Lens là gì? Cách sử dụng công cụ tìm kiếm ảnh thông minh
Microsoft Edge là gì? Microsoft Edge có những tính năng nổi bật nào?