Công nghệ sử dụng trong lưu trữ đám mây và các tính năng cơ bản
Thịnh Văn Hạnh 07/06/2023 1130 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Ở bài viết trước, BKNS đã giới thiệu đến bạn khái niệm về lưu trữ đám mây, lợi ích của nó, và top 10 ứng dụng lưu trữ đám mây an toàn và dễ sử dụng cho tất cả mọi người. Với bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu kĩ hơn về công nghệ được sử dụng trong lưu trữ đám mây, cùng các tính năng cơ bản của nó. Cùng BKNS tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
Tóm Tắt Bài Viết
Tính năng của lưu trữ đám mây
Thực tế, tính ứng dụng của việc lưu trữ đám mây thực sự rất lớn và mang đến nhiều sự thuận lợi vượt bậc cho người dùng. Dưới đây, sẽ đưa ra 4 tính năng ưu việt của lưu trữ dữ liệu đám mây.
Tự động sao lưu
Tính năng ưu việt đầu tiên của đám mây chính là khả năng sao lưu dữ liệu vô cùng tối ưu và được thực hiện tự động. Trong quá khứ, việc chuyển dữ liệu ở ổ cứng này đến ổ khác thực sự quá phiền phức và mất thời gian.
Hiện nay, đối với lưu trữ đám mây, dữ liệu cùng các bản copy luôn có sẵn ở tài khoản trực tuyến mỗi khi người dùng cần. Đối với trường hợp sập nguồn khi đang sao lưu, hệ thống vẫn sẽ tự động tiếp tục quá trình này ngay khi máy được khởi động lại.
Phục hồi dữ liệu
Khi thiết bị của bạn bị lỗi hoặc hỏng hoàn toàn thì chắc hẳn một số dữ liệu quan trọng gần như mất hết hoặc khó lòng lấy lại. Với các phần mềm lưu trữ đám mây thì vấn đề này hoàn toàn được xử lý bằng cách hỗ trợ phục hồi dữ liệu.
Bạn sẽ chắc chắn rằng, toàn bộ dữ liệu vẫn đang nằm trong tài khoản đám mây của mình và có thể trích xuất mọi lúc. Đây là yếu tố quan trọng bảo vệ người dùng khỏi các bất cập về mất dữ liệu.
Kiểm tra, thử nghiệm
Những đặc tính của lưu trữ đám mây chính là:
- Hiệu suất cao.
- Chi phí thấp (miễn phí giai đoạn đầu).
- Quy mô kho lưu trữ được cải thiện linh hoạt.
Vì thế, việc thử nghiệm hoặc kiểm tra những phần mềm sẽ dễ dàng quản lý hơn thông qua việc tạo ra các môi trường độc lập vẫn có thể đảm bảo về độ tương đồng nhất định.
Chia sẻ, di chuyển dữ liệu trên đám mây
Về cơ bản, nhu cầu sử dụng dữ liệu của bạn sẽ ngày càng nhiều và khối lượng sẽ tăng theo rất lớn, đặc biệt là mô hình doanh nghiệp. Khi đó, nhu cầu tìm đến những phương pháp cất giữ dữ liệu có tính an toàn, ổn định, linh hoạt và chi phí thấp là điều cần thiết.
Việc di chuyển khối lượng lớn dữ liệu lên đám mây gây ra nhiều sự lo lắng về khả năng bảo mật cũng như thời gian hoàn thành. Điều này hoàn toàn được xử lý tốt nếu bạn sử dụng các gói lưu trữ đám mây có tốc độ băng thông và tính bảo mật cao.
Lợi ích của lưu trữ đám mây là gì?
Có thể nói, những dịch vụ đám mây sẽ phục vụ cho hai tập khách hàng chính bao gồm người dùng và doanh nghiệp. Trong đó, mỗi tập khách hàng sẽ được trải nghiệm các lợi ích phù hợp với nhu cầu lưu trữ.
Đối với người dùng
Hầu hết người dùng sử dụng lưu trữ trên đám mây đều hưởng lợi từ những gì mà dịch vụ này mang lại. Dưới đây là 4 điểm nổi bật mà BKNS đã tổng hợp được:
- Tính tiện lợi: Người dùng có thể dễ dàng quản lý cũng như kiểm soát tất tần tật các dữ liệu trên đám mây thông qua vài thao tác cơ bản như kéo và thả.
- Tính sẵn sàng: Bạn sẽ được phép truy cập vào kho lưu trữ mọi lúc và làm việc ở bất cứ đâu khi thiết bị đã kết nối Internet.
- Ít mất thời gian: Bạn có thể thực hiện chia sẻ dữ liệu trên đám mây vô cùng nhanh chóng cũng như tải tệp lên kho lưu trữ nhanh chóng nhờ băng thông tốc độ cao.
- Giảm thiểu chi phí: Bạn được hỗ trợ một lượng bộ nhớ cụ thể mỗi khi tạo tài khoản lưu trữ đám mây. Ngoài ra chi phí mở rộng dung lượng bộ nhớ khi cần thiết cũng vô cùng thấp.
Đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần kho lưu trữ dữ liệu đạt được các ưu điểm về an toàn cũng như dung lượng lớn và tối ưu chi phí. 4 lợi ích của dịch vụ đám mây đối với doanh nghiệp:
- Giảm thiểu không gian kho lưu trữ của thiết bị: Nếu không tải dữ liệu lên đám mây, doanh nghiệp sẽ mất không gian khá lớn trong kho lưu trữ trên thiết bị của mình.
- Sự linh hoạt: Việc lưu dữ liệu lên hệ thống đám mây giúp toàn bộ doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập và đồng bộ hoá vị trí cất giữ tài liệu, văn kiện. Toàn bộ nhân viên trong công ty có thể trao đổi, thực hiện công việc liền mạch mà không gặp rào cản nào.
- Hỗ trợ bảo mật và khôi phục: Việc lưu dữ liệu vào đám mây còn giúp bạn hạn chế được tình trạng mất thông tin quan trọng nhờ khả năng bảo mật cũng như hỗ trợ khôi phục nhanh chóng.
- Hạn chế chi phí: Đối với doanh nghiệp thì chi phí là điều tất yếu cần hạn chế. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các ứng dụng lưu trữ đám mây dung lượng lớn miễn phí hoặc giá thuê thấp.
Công nghệ sử dụng trong lưu trữ đám mây là gì?
Dịch vụ đám mây được xem là kho dữ liệu đến từ nhiều nguồn khác nhau và có khối lượng bộ nhớ khổng lồ. Chính vì thế, việc ứng dụng những công nghệ tối ưu nhất vào hệ thống là điều cần thiết. BKNS đã tổng hợp 3 công nghệ chính của đám mây gồm: Encryption, Authentication và Authorization practices.
Sau đây là các thông tin chi tiết về từng công nghệ sử dụng trong hoạt động lưu dữ liệu trên đám mây.
Encryption
Đây là công nghệ mã hoá thông tin dữ liệu trên toàn hệ thống lưu trữ đám mây bằng những thuật toán siêu phức tạp. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn mở những tệp đang được mã hoá này, bạn cần phải có “khoá” mã hoá.
Mặc dù vẫn có tỷ lệ crack các dữ liệu đã được mã hoá, thế như gần như tin tặc không thể truy cập vào các yếu tố để giải mã và xem thông tin. Vì thế, Encryption chính là phương thức tối ưu bảo mật cho thông tin người dùng.
Authentication
Authentication được hiểu như một quy trình xác thực mà bạn cần thực hiện để đảm bảo an toàn dữ liệu lưu trữ đám mây. Người dùng cần thực hiện tạo tên đăng nhập và mật khẩu trước khi sử dụng loại hình dịch vụ này.
Authorization practices
Authorization practices (Giao thức uỷ quyền) – người dùng được phép kiểm soát những ai có thể truy cập vào kho lưu trữ qua việc uỷ quyền. Điều này sẽ giúp bạn có thể quản lý được nguồn thông tin bên trong đám mây.
Đối với doanh nghiệp thì chức năng uỷ quyền của dịch vụ đám mây thể hiện được nhiều đặc tính nổi bật. Cá nhân cấp cao sẽ được uỷ quyền xem toàn bộ dữ liệu. Ngược lại, các cấp dưới chỉ có thể truy cập vào một vài hàng mục cho phép.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức về công nghệ lưu trữ đám mây mà BKNS muốn gửi tới bạn. Hy vọng đến đây bạn đã hiểu được nền tảng lưu trữ đám mây, ích lợi mà nó đem lại cho người dùng, đồng thời hiểu về công nghệ đứng đằng sau những nền tảng này.
Đọc thêm các bài viết khác tại BKNS:
Edge Computing là gì? Tầm quan trọng của Edge Computing trong xử lý dữ liệu
Proxmox là gì? Những điều về môi trường ảo Proxmox có thể bạn chưa biết
Hypervisor Là Gì? Hypervisor hoạt động như thế nào?