DNS Server là gì? DNS Server có vai trò gì đối với website?
Thịnh Văn Hạnh 27/11/2019 1810 Lượt xem Chia sẻ bài viết
DNS Server là một phần không thể thiếu đối với một website. Vậy DNS Server là gì, tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin những thứ cần biết về DNS Server cho bạn cùng biết. Hãy theo dõi nhé.
Tóm Tắt Bài Viết
1. DNS Server là gì?
DNS Server (Domain Name System) được viết ngắn gọn lại là DNS là một hệ thống tên miền cho phép cài đặt mối quan hệ tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Các tên miền ( Ví dụ: bkns.vn) được phép chuyển đổi bằng DNS sang một địa chỉ IP tương ứng (Ví dụ: 123.11.2.13). Từ đó các thiết bị mạng được xác minh vị trí nhờ vào DNS, địa chỉ hoá (bằng cách dán một địa chỉ IP độc lập) và kết nối với nhau khiến cho việc điều hành trở nên dễ dàng hơn.
DNS Server là Server vận hành hệ thống tên miền, là trình chủ hệ thống tên miền chính. DNS sẽ lập một cuốn danh bạ (hay bản đồ) đồng thời một địa chỉ IP sẽ được gán mỗi tên miền với mục đích tiện cho việc tìm kiếm trong hệ thống mạng. DNS Server sẽ tìm tên miền trong cuốn danh sách xem là địa chỉ IP nào tương ứng khi người dùng truy cập vào tên miền. Từ đây sẽ đưa bạn đến với thiết bị có IP đó.
2. Các giai đoạn DNS server xử lý tên miền cho địa chỉ IP
Theo nguyên tắc, người dùng muốn truy cập vào website nào thì bắt buộc biết địa chỉ máy chủ chứa web đó hoặc hosting, địa chỉ này trong công nghệ mạng được gọi là IP.
Vì vậy, bạn phải gõ chính xác địa chỉ IP khi truy cập vào website bạn muốn trên thanh trình duyệt thì mới vào được. Tuy nhiên, IP là một dãy sống không những khó nhớ mà còn dài nên giải pháp là ta sẽ gắn từng IP đó một tên miền, điều này có nghĩa là mỗi khi muốn vào website chỉ cần gõ tên miền trên thanh trình duyệt. Để thực hiện việc này cần đến các DNS Server.
Khi người dùng nhập URL vào trình duyệt thì lúc này vẫn chưa thể định vị được website đang ở đâu. Để thực hiện công việc tra cứu trình duyệt sẽ phải gửi URL này về DNS Server. Một địa chỉ IP được trả về bằng DNS server đồng thời trình duyệt web bây giờ đã kết nối với website theo yêu cầu.
3. Đặc điểm của DNS Server
- Tốc độ của các DNS server đều khác nhau. Người dùng có thể dùng DNS server riêng bằng cách điền vào network connections hay DNS server mặc định của nhà cung cấp dịch vụ internet. Còn nếu dùng DNS server mặc định thì không cần.
- Các DNS server có 2 nhiệm vụ là phản hồi các DNS server bên ngoài đang phân giải những cái tên bên trong miền quản lý và phân giải các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet.
- Mỗi nhà cung cấp dịch vụ sẽ sở hữu cho mình một DNS Server riêng với mục đích vận hành. Vì vậy, khi tra địa chỉ IP của website trong mỗi trình duyệt web thì bắt buộc gửi URL đó tới DNS Server của nhà cung cấp dịch vụ tên miền đó.
4. Danh sách DNS server tốt nhất
- Google Public DNS server
- OpenDNS
- Norton ConnectSafe
- Comodo Secure DNS
- Level3
- DNS Advantage
- OpenNIC
- Dyn
- Safe DNS
- DNS.Watch
- FreeDNS
- Yandex DNS
- DNS Singapore
5. DNS server và phần mềm độc hại
Bởi vì phần mềm độc hại có khả năng thay đổi cài đặt DNS server từ đó có thể tấn công máy tính của bạn. Vì vậy, việc chạy một chương trình chống virus rất quan trọng.
Chẳng hạn như máy tính của bạn đang sử dụng DNS server của Google 8.8.4.4 và 8.8.8.8. Trong các, DNS server này, việc truy cập vào website ngân hàng sẽ load chính xác trang web và cho bạn đăng nhập vào tài khoản của mình. Tuy nhiên, nếu phần mềm độc hại thay đổi cài đặt DNS server của bạn, việc nhập cùng 1 URL có thể chuyển hướng các website tương tự nhưng không phải website bạn cần truy cập hoặc thậm chí có thể là website hoàn toàn khác. Trang web ngân hàng giả mạo này có thể trông giống hệt website thực nhưng thay vì cho phép bạn đăng nhập vào tài khoản của mình. Nó sẽ ghi lại tên người dùng cũng như cả mật khẩu khi bạn nhập, cung cấp cho kẻ tấn công tất cả thông tin tài khoản ngân hàng.
Tuy nhiên, phần mềm độc hại xâm nhập DNS server thường chỉ chuyển hướng đến các website phổ biến đến những website có đầy đủ quảng cáo hoặc website virus giả mạo khiến người dùng nghĩ mình phải làm sạch máy tính bị nhiễm virus bằng cách mua chương trình.
Để tránh việc này xảy ra, bạn nên làm 2 cách sau đây:
- Cách 1: Phải để ý website trông như thế nào. Nếu nó hơi khác so với thông thường hoặc nhận được thông báo “invalid certificate” trong trình duyệt của mình, đó chính là dấu hiệu cho biết bạn đang truy cập 1 website giả mạo.
- Cách 2: Cài đặt 1 chương trình chống virus để các chương trình độc hại bị loại bỏ, trước khi gây ra bất kỳ thiệt hại nào.
6. Thông tin thêm về DNS server
Trong hầu hết các trường hợp, hai DNS server: server phụ và server chính được cấu hình tự động trên router hoặc máy tính khi kết nối với ISP thông qua DHCP. Người dùng có thể cấu hình 2 DNS server trong trường hợp trong một số chúng bị lỗi, sau đó thiết bị sẽ dùng server phụ.
Do chỉ phụ thuộc vào thời gian thiết bị của bạn tiếp cận DNS server nên một số DNS server có thể cung cấp thời gian truy cập nhanh hơn các máy chủ khác. Chẳng hạn, nếu DNS server của ISP gần hơn DNS server của Google, thì bạn có thể thấy rằng các địa chỉ được giải quyết nhanh hơn, bằng cách sử dụng các server mặc định từ ISP của bạn chứ không phải server của bên thứ ba.
Nếu gặp phải sự cố mạng không load được website thì đó có thể là sự cố với DNS server. Nếu DNS server không thể tìm thấy địa chỉ IP chính xác được liên kết với hostname bạn nhập, trang web sẽ không thể load. Điều này cũng có nghĩa là do máy tính giao tiếp thông qua địa chỉ IP, không phải hostname. Vì vậy máy tính không biết bạn đang tiếp cận điều gì trừ khi nó có thể dùng địa chỉ IP.
Cài đặt DNS server gần nhất với thiết bị là những cái đặt sẽ được sử dụng. Chẳng hạn, trong khi ISP của bạn có thể sử dụng một bộ DNS server, áp dụng cho tất cả các router được liên kết với nó, thì router của bạn có thể sử dụng một bộ cài đặt DNS server khác cho tất cả các thiết bị được kết nối với router đó. Nhưng một máy tính kết nối với router có thể dùng các thiết lập DNS server của riêng nó để ghi đè các thiết lập của cả router và ISP. Điện thoại, máy tính bảng và những thiết bị liên quan đến công nghệ thông tin cũng tương tự vậy.
>>Có thể bạn quan tâm:
- FTP server là gì? [TOP 4] phần mềm kết nối FTP server tốt nhất
- Cloud server là gì? Tổng hợp kiến thức A-Z về Cloud server
- Đổi DNS Server trên Windows, Mac, iOS và Android
Với bài viết trên, BKNS đã cung cấp cho bạn những thông tin về DNS Server là gì, những đặc điểm của nó và những vấn đề liên quan. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn còn có câu hỏi nào liên quan đến DNS server xin hãy liên hệ với chúng tôi để có những giải đáp nhanh nhất nhé. Đừng quên truy cập website bkns.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nữa nhé.