Reverse DNS là gì? Những thông tin cần thiết về Reverse DNS
Thịnh Văn Hạnh 18/12/2019 1808 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Bài viết dưới đây, BKNS sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc Reverse DNS là gì và những thông tin cần thiết về Reverse DNS. Hãy cùng BKNS theo dõi nhé.
Tóm Tắt Bài Viết
1. Reverse DNS là gì?
Reverse DNS hay còn được viết ngắn gọn hơn là rDNS chính là hệ thống tên miền ngược. rDNS là hệ thống này được sử dụng mới mục đích quản lý và truy xuất giữa địa chỉ IP và tên miền linh động theo những mong muốn của người cung cấp. Bên cạnh, hệ thống tên miền ngược cho người dùng thay đổi tên miền dạng số qua địa chỉ IP dạng số. Trên thực tế, một vài dịch vụ Internet yêu cầu hệ thống DNS bắt buộc có khả năng chuyển đổi từ địa chỉ IP qua tên miền. Từ đây, tên miền ngược được tạo ra để phục vụ mục đích này.
Không gian tên miền ngược cũng được tạo ra cũng giống như theo cơ chế phân cấp như tên miền thuận. Những khái niệm bản ghi PTR.
2. Việc gì sẽ xảy ra nếu địa chỉ IP không khai báo được tên miền ngược?
Trong dịch vụ thư điện tử: để tiếp cận được với người nhận, bức thư cần được chuyển đến rất nhiều trạm chuyển tập thư điện tử hay còn được gọi là Email Exchanger. Khi email được đi qua trạm chuyển tiếp thư điện tử này rồi qua trạm thư điện tử tiếp theo thì trạm chuyển tiếp thư điện tử nhận sẽ sử dụng chức năng reverse lookup của hệ thống DNS, với mục đích tìm kiếm tên miền của trạm thư chuyển tiếp thư điện tử đến. Nếu địa chỉ IP của trạm chuyển tiếp thư điện tử không được thông báo đến bản ghi ngược thì trạm chuyển tiếp thư điện tử nhận sẽ không phản hồi liên kết này sau đó loại bỏ thư điện tử.
3. Mục đích Reverse DNS là gì?
Reverse DNS giúp người dùng không phải đối mặt với bất kỳ vấn đề nào với tất cả các hệ thống như: hệ thống back up network, máy chủ SMTP và hệ thống quản lý doanh nghiệp. Reverse DNS là một trong những yêu cầu cơ bản để chạy một số giao thức Internet. rDNS cũng được dùng như một bộ lọc thư rác để xác minh địa chỉ Ip của thư đến có trùng với tên miền đã được xác thực chưa từ đây sẽ tiến hành chặn thư nếu nó không thoả mãn tính xác thực trên.
4. Làm sao để thiết lập Reverse DNS
Nếu các bạn chỉ sử dụng 1 số địa chỉ IP đơn lẻ và không có nhu cầu cài đặt DNS riêng thì bạn phải yêu cầu ISP của bạn khai báo trên DNS của họ những bản ghi tên miền ngược tương ứng với những địa chỉ IP mà họ cung cấp cho bạn dùng.
Nếu bạn có khả năng tự tạo ra và phát triển hệ thống DNS, tuy nhiên nhu cầu dùng địa chỉ không được nhiều thì bạn hãy yêu cầu ISP khai báo chuyển giao bằng cơ chế subnet delegate các zone ngược về máy chủ DNS của bạn. Từ đây bạn có thể khai báo những bản ghi PTR. Ngược lại nếu bạn dùng nhiều tức là dùng đến hơn con số 1/24 và có khả năng tự tạo ra và phát triển hệ thống DNS của riêng mình, người dùng cần thực hiện yêu cầu được khai báo chuyển đổi tên miền ngược thông qua APNIC tới máy chủ của bạn bằng cách gửi email cho VNNIC.
5. Cấu hình của Reverse DNS
Người dùng có thể cấu hình của rDNS bằng cách xác minh bản ghi PTR trên máy chủ DNS. Thực thể kiểm soát địa chỉ IP được gán cho bạn đã thực hiện việc quản lý những bản ghi PTR này. Đây có thể là chính bạn hoặc máy chủ của bạn, trong trường hợp máy chủ lưu trữ đã uỷ nhiệm reverse DNS đến IP space cho bạn. Bản ghi PTR là đại diện của IP được nhập ngược, sau đó là 1 thư mục entry in-addr.arpa.
Bài viết trên BKNS đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về Reverse DNS bao gồm khái niệm, mục đích của rDNS, cách thiết lập. Nếu bạn còn có thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến rDNS thì hãy để lại bình luận ở dưới hoặc liên hệ với chúng tôi để được giải đáp 24/7. Đừng quên truy cập website BKNS để được biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nữa nhé.
>> Có thể bạn chưa biết: Sự khác nhau giữa DNS Server và Preferred DNS Server