So sánh Hosting Linux và Windows có gì khác biệt?
Thịnh Văn Hạnh 31/10/2024 1740 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Khi xây dựng và triển khai website, một trong những yếu tố quan trọng nhất bạn cần xem xét là loại hosting sử dụng. Vậy, Hosting Linux và Windows là gì? So sánh Hosting Linux và Windows có những điểm gì khác biệt? Chọn Hosting Linux hay Windows? Tham khảo bài viết sau của BKNS để có được đáp án chi tiết nhất nhé!
Tóm Tắt Bài Viết
Khái quát về Hosting Linux và Windows
Hosting Linux là gì?
Hosting Linux là dịch vụ lưu trữ hoạt động trên hệ điều hành Linux – một nền tảng mã nguồn mở phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng web. Linux nổi bật với sự ổn định, khả năng bảo mật cao và chi phí thấp hơn so với nhiều hệ điều hành khác. Hosting Linux có tính năng nổi bật như:
- Cung cấp bandwidth không giới hạn
- Tài khoản email tự động trả lời
- Lưu trữ nhiều website và tài khoản FTP
- Cơ sở dữ liệu MySQL5
- Domain miễn phí
- Mật khẩu bảo vệ các thư mục
- Máy chủ sao lưu hàng ngày
- Chống spam và virus
- Chứng chỉ SSL
- Hỗ trợ nhiều ứng dụng, phần mềm, ngôn ngữ lập trình
Hosting Windows là gì?
Hosting Windows sử dụng hệ điều hành Windows Server do Microsoft cung cấp. Hosting này đặc biệt hữu ích khi website hoặc ứng dụng cần sử dụng công nghệ của Microsoft như ASP.NET, MSSQL và Access. Các ứng dụng hỗ trợ trên Hosting Windows đó là:
- ASP Email, ASP Upload, ASP Jpg, JMail
- POP3/SMTP/Webmail
- ASP 3.0/ASP.NET 1.1/2.x/3.x
- PHP & MySQL for Windows Server
- MS Access/MS SQL Server 2000/2005/2008
- FTP, HTTP File Manager
- Microsoft FrontPage 2000 Server Extentions
- CGI Scripting In Perl & C
Phân biệt Hosting Linux và Windows
Nội dung | Hosting Linux |
Hosting Windows
|
Bản chất | Hosting Linux là dịch vụ lưu trữ website trên server chạy hệ điều hành Linux có kết nối internet. Mỗi website có phân vùng riêng, được sử dụng các phần mềm chia Hosting như Direct Admin, cPanel |
Hosting Linux là dịch vụ lưu trữ website trên server chạy hệ điều hành Linux có kết nối internet. Mỗi website có phân vùng riêng, được sử dụng các phần mềm chia Hosting như Direct Admin, cPanel
|
Ứng dụng hỗ trợ |
|
|
Bảng điều khiển | cPanel, WHM | WHM |
Tên của tập tin |
|
|
Cách thức truy cập server | Hỗ trợ FTP, Telnet, SSH | Hỗ trợ FTP |
Ngôn ngữ hỗ trợ | PHP, CGI, Perl |
ColdFusion, .NET, ASP
|
Cơ sở dữ liệu | MySQL |
MySQL, MS SQL, Access
|
Khả năng bảo mật | Lỗ hổng bảo mật được vá nhanh nhờ nguồn mở, miễn phí |
Lỗ hổng bảo mật chỉ được vá khi có bản Service Pack mới. Việc bảo mật của Hosting Windows phải phụ thuộc vào quản trị mạng
|
Chi phí | Miễn phí | Mất phí |
Nên chọn Hosting Linux hay Windows?
Khi quyết định chọn Hosting Linux hay Windows, bạn cần xem xét một số yếu tố chính liên quan đến nhu cầu sử dụng, ngân sách và khả năng tích hợp công nghệ. Dưới đây là các tiêu chí để giúp bạn lựa chọn đúng loại hosting.
Mục đích và công nghệ sử dụng
Hosting Linux thường là lựa chọn phù hợp cho các website sử dụng mã nguồn mở và các ngôn ngữ phổ biến như PHP, Python, Perl và Ruby. Những nền tảng xây dựng website và quản lý nội dung (CMS) như WordPress, Joomla, Magento và Drupal cũng hoạt động tốt hơn trên Linux. Điều này có nghĩa là, nếu bạn có một website sử dụng các công nghệ này hoặc muốn tối ưu chi phí, Linux sẽ là lựa chọn tốt hơn.
Ngược lại, Hosting Windows lý tưởng khi bạn cần chạy các ứng dụng hoặc website sử dụng công nghệ của Microsoft như ASP.NET, .NET Core, C#, MSSQL và Visual Basic. Nếu doanh nghiệp của bạn đã sử dụng hệ thống nội bộ như Exchange, SharePoint hoặc cần tích hợp sâu với Office 365 và các sản phẩm Microsoft khác, Hosting Windows sẽ đem lại lợi thế lớn về mặt tương thích và quản lý.
Độ ổn định và bảo mật
Về độ ổn định và bảo mật, Linux thường được đánh giá cao hơn do tính chất mã nguồn mở, khả năng kiểm soát chặt chẽ các thành phần của hệ thống và cộng đồng phát triển lớn luôn theo dõi, phát hiện và khắc phục lỗi bảo mật. Các hosting Linux cũng hiếm khi yêu cầu khởi động lại hệ thống, điều này giúp duy trì thời gian hoạt động liên tục (uptime) cao hơn. Đây là lý do khiến nhiều doanh nghiệp chọn Linux để lưu trữ các trang thương mại điện tử và ứng dụng web.
Windows cũng đảm bảo tính bảo mật cao khi được quản lý đúng cách và sử dụng các phần mềm bảo mật cần thiết như firewall và anti-virus. Tuy nhiên, Windows Server có thể gặp nhiều nguy cơ hơn từ các loại malware nếu không được cập nhật bảo mật kịp thời và đúng cách. Với các doanh nghiệp cần bảo mật cao, điều này đồng nghĩa với chi phí bảo trì và quản lý tăng lên.
Khả năng mở rộng và chi phí
Nếu bạn tìm kiếm một giải pháp tiết kiệm và dễ mở rộng, Linux hosting là lựa chọn đáng cân nhắc. Vì Linux là mã nguồn mở nên nhiều dịch vụ hosting cung cấp giải pháp với chi phí thấp hơn so với Windows. Linux cũng cho phép bạn mở rộng với các module và công cụ khác nhau mà không cần đầu tư nhiều vào bản quyền phần mềm.
Windows Hosting thường có chi phí cao hơn do yêu cầu bản quyền và các công nghệ độc quyền từ Microsoft. Tuy nhiên, điều này có thể hợp lý nếu doanh nghiệp của bạn đã sử dụng nhiều công nghệ Microsoft và cần một môi trường đồng bộ.
Dễ sử dụng và quản lý
Linux yêu cầu người dùng có kỹ năng quản trị server, thường cần làm việc với dòng lệnh (command line interface). Điều này có thể gây khó khăn cho người mới làm quen hoặc không có nền tảng kỹ thuật. Dù nhiều dịch vụ Linux Hosting cung cấp cPanel và các công cụ quản lý tương tự, nhưng vẫn cần hiểu rõ cách hệ điều hành này hoạt động để tận dụng tối đa.
Ngược lại, Windows Hosting có giao diện đồ họa thân thiện và dễ dùng, phù hợp cho cả người không chuyên. Với Windows Server, bạn có thể dễ dàng thực hiện các tác vụ cơ bản thông qua giao diện đồ họa và các công cụ như Remote Desktop.
Xem thêm: Hướng dẫn sao lưu khôi phục dữ liệu Hosting Linux cPanel
Tổng kết
Thông qua bảng so sánh về Hosting Linux và Windows, bạn đọc đã hiểu hơn về những điểm khác biệt giữa 2 loại này như hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, bảng điều khiển, tên tập tin, khả năng bảo mật, ứng dụng, ngôn ngữ hỗ trợ,… Nếu vẫn còn băn khoăn, bạn đừng ngại cho BKNS biết thông qua phần bình luận bên dưới. Đừng quên truy cập website bkns.vn và facebook để biết thêm những thông tin hữu ích khác nữa nhé!