CPU là gì? Các loại CPU phổ biến nhất hiện nay
Thịnh Văn Hạnh 26/02/2020 1831 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Một trong những thành phần quan trọng nhất của máy tính đó chính là CPU. Vậy CPU là gì? Nó gồm có những thành phần nào? Tốc độ CPU là gì? CPU làm việc như thế nào? Nếu không có CPU thì máy tính có hoạt động bình thường được không? Bài viết sau của BKNS sẽ giúp bạn có được đáp án chi tiết nhất.
Tóm Tắt Bài Viết
1. CPU là gì?
CPU ( là viết tắt của Central Processing Unit, dịch là bộ xử lý trung tâm), là các mạch điện tử trong một máy tính,thực hiện các câu lệnh của chương trình máy tính bằng cách thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động nhập/xuất dữ liệu (I/O) cơ bản do mã lệnh chỉ ra.. Bộ xử lý trung tâm CPU là “bộ não” của một máy tính. CPU có nhiệm vụ xử lý các dữ kiện đầu vào, chương trình vi tính hay lệnh nhận được từ phần cứng và phần mềm trên PC. CPU có 2 loại chính là AMD và Intel.
CPU hiện đại đều là các vi xử lý và được chứa trên chip vi mạch (IC) đơn. Một vi mạch có chứa một CPU cũng có thể chứa bộ nhớ, giao diện cho các thiết bị ngoại vi, và các thành phần khác của một máy tính; việc các thiết bị tích hợp như vậy được gọi theo nhiều cách khác nhau: vi điều khiển hoặc hệ thống trên một vi mạch (SoC). Một số máy tính sử dụng một CPU đa nhân là một con chip duy nhất có chứa hai hoặc nhiều CPU được gọi là “lõi”
CPU ra đời từ đâu? Máy tính cổ như ENIAC muốn thực hiện các nhiệm vụ khác nhau thì phải nối lại hoàn toàn các mạch điện, điều này khiến các máy này được gọi là “máy tính có chương trình cố định”. Thuật ngữ “CPU” thường được định nghĩa là một thiết bị để chạy phần mềm (chương trình máy tính), các thiết bị đầu tiên mà có thể được gọi là CPU đi kèm với sự ra đời của máy tính có khả năng lưu trữ chương trình.
>> Tìm hiểu thêm:
- RAM là gì? Laptop cần bao nhiêu RAM thì đủ
- Dung lượng là gì? Cần mua hosting có disk space bao nhiêu?
- Băng thông là gì? Lợi ích của bandwidth trong hosting
2. Tốc độ CPU là gì?
Tốc độ CPU hay còn được gọi là tốc độ xung nhịp. Tốc độ này được hiểu là số chu kỳ quay của một CPU trong mỗi giây. Tốc độ CPU hữu ích khi so sánh các CPU trong cùng dòng sản phẩm hay phân khúc. Ngày nay, các CPU làm việc hiệu quả hơn, nghĩa là, chúng có thể làm việc nhiều hơn cho mỗi chu kỳ. Vì vậy, khi mua PC, bạn nên chú ý đến thế hệ CPU, nên lựa chọn CPU thế hệ mới để hiệu năng được tăng lên.
3. Các loại CPU phổ biến hiện nay
Sau khi đã hiểu CPU là gì rồi, chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu các loại CPU phổ biến nhất hiện nay nhé. Hiện tại các 2 nhà sản xuất CPU lớn nhất toàn cầu đó chính là AMD và INTEL
3.1 AMD
K6-2 K6-III Athlon Duron Athlon XP |
Sempron Athlon 64 Mobile Athlon 64 Athlon XP-M Athlon 64 FX |
Turion 64 Athlon 64 X2 Turion 64 X2 Phenom FX Phenom X4 |
Phenom X3 Athlon 6-series Athlon 4-series Athlon X2 Phenom II |
Athlon II E2 series A4 series A6 series A8 series A10 series |
3.2 Intel và các phiên bản
4004 8080 8086 8087 8088 80286 (286) 80386 (386) 80486 (486) |
Pentium Pentium w/ MMX Pentium Pro Pentium II Celeron Pentium III Pentium M Celeron M |
Pentium 4 Mobile Pentium 4-M Pentium D |
Pentium Extreme Edition Core Duo Core 2 Duo |
Core i3 Core i5 Core i7 |
4. CPU quan trọng như thế nào?
CPU chịu trách nhiệm thực thi các lệnh trong các chương trình, CPU của bạn càng nhanh, nhiều ứng dụng sẽ chạy càng nhanh.
CPU không phải là tất cả, nhưng nó rất quan trọng. CPU nhanh hơn có nghĩa là hệ thống hoặc thiết bị của bạn sẽ chạy nhanh hơn.
5. CPU gồm những thành phần nào?
- Bộ điều khiển/CU: Xử lý, thông dịch các lệnh và điều khiển hoạt động xử lý
- Khối tính toán/ALU: Thực hiện các lệnh từ đơn vị điều khiển và xử lý tín hiệu
- Thanh ghi/Registers: Ghi mã lệnh trước khi xử lý và ghi kết quả khi đã xử lý xong
6. CPU làm việc như thế nào?
6.1 Tìm nạp
Mỗi lệnh được biểu diễn dưới dạng một chuỗi số sau đó RAM sẽ chuyển nó đến CPU. Program Counter thực hiện nhiệm vụ giữ địa chỉ lệnh. Sau đó, PC và các lệnh được đặt vào một thanh ghi lệnh (Instruction Register – IR). Độ dài của bộ đếm chương trình (Program Counter) được tăng lên để tham chiếu đến địa chỉ lệnh tiếp theo.
6.2 Giải mã
CPU thực hiện truyền lệnh đến 1 mạch gọi là bộ giải mã lệnh sau khi 1 lệnh được tìm nạp và lưu trữ trong thanh ghi lệnh. Các lệnh được chuyển đổi thành tín hiệu sau đó chuyển qua các phần khác của CPU để thực thi hành động.
6.3 Thực thi
Các lệnh sẽ được giải mã ở bước cuối cùng. Sau khi giải mã, các lệnh được gửi đến bộ phận có liên quan của CPU để thực thi. Kết quả thường được ghi vào CPU Register để tham chiếu bằng các lệnh.
7. Máy tính có thể hoạt động khi không có CPU hay không?
Máy tính sẽ không thể hoạt động bình thường nếu không có CPU. CPU hướng dẫn các thành phần khác của máy tính hoạt động như thế nào, nó được ví như “bộ não” của máy tính. CPU chịu trách nhiệm thực thi các lệnh trong các chương trình, giúp cho máy tính của chạy nhanh hơn.
Nhiều bạn thắc mắc, GPU có khả năng thay thế CPU hay không? Câu trả lời là không. Bởi vì, dù GPU có thể xử lý dữ liệu hay thực hiện nhiều công việc giống CPU nhưng GPU lại không thể thực hiện nhiều chức năng theo yêu cầu của phần mềm hay hệ điều hành.
Vậy là bạn đã có được thông tin chi tiết cho câu hỏi bộ xử lý trung tâm CPU là gì? Nó làm việc như thế nào? CPU có mấy loại? Tốc độ CPU là gì? Bài viết cũng giúp bạn biết được tầm quan trọng của CPU – “bộ não” của máy tính. Hy vọng, những thông tin mà BKNS cung cấp thực sự hữu ích đối với bạn. Nếu muốn chia sẻ hay thảo luận với BKNS về dịch vụ công nghệ thông tin, hãy bình luận phía dưới bài viết. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, đừng quên ghé thăm website bkns.vn thường xuyên bạn nhé!