API là gì? Tổng quát về API và ưu nhược điểm của nó
Thịnh Văn Hạnh 02/06/2023 1203 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Bạn sẽ phải làm gì để hai phần mềm không liên quan nhau có thể tương tác với nhau trong cùng hệ thống mà không cần phải rõ hết chi tiết bên trong? Trước khi API xuất hiện, điều đó có vẻ khó khăn. Nhưng với sự trợ giúp của API, bạn có thể làm được điều đó. Cùng BKNS tìm hiểu API là gì, công cụ này có vai trò cụ thể, và cách hoạt động chi tiết như thế nào thông qua bài viết dưới đây.
Tóm Tắt Bài Viết
API là gì?
API là viết tắt của “Application Programming Interface” (giao diện lập trình ứng dụng). Nó là một tập hợp các quy tắc và giao thức cho phép các phần mềm khác tương tác với nhau. API cung cấp một cách để các ứng dụng và dịch vụ giao tiếp và trao đổi dữ liệu một cách chính xác.
API thường được sử dụng để cho phép các ứng dụng và dịch vụ khác nhau tương tác với nhau mà không cần biết chi tiết bên trong của nhau. API cung cấp một giao diện rõ ràng cho việc truyền thông giữa các ứng dụng, cho phép chúng trao đổi dữ liệu và thực hiện các chức năng cần thiết.
API có thể được sử dụng để truy xuất dữ liệu từ một ứng dụng hoặc dịch vụ, thực hiện các chức năng cụ thể, gửi dữ liệu giữa các ứng dụng, và nhiều tác vụ khác. API thường được sử dụng trong phát triển phần mềm để tạo ra các ứng dụng phức tạp và tích hợp các dịch vụ khác nhau với nhau.
Tìm hiểu Web API là gì?
Web API là một phương thức được dùng để cho phép các ứng dụng khác nhau dễ dàng giao tiếp, trao đổi thông tin qua lại với nhau mà không cần biết quá sâu về bản chất của mỗi ứng dụng.
Dữ liệu sẽ được web API trả lại ở dạng XML hoặc JSON thông qua giao thức HTTPS hoặc HTTP. Hiện tại, web API rất phổ biến, thường gặp trong hầu hết các lĩnh vực thực tế.
>> Tham khảo: HTTP, HTTPS là gì?
Ứng dụng của API là gì?
Với những thông tin trên, bạn đã nắm được Application Programming Interface là gì và những thông tin cơ bản. Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu về ứng dụng thực tế của API như thế nào.
Ứng dụng Web API là gì?
Đây là hệ thống API được sử dụng chuyên biệt trong những hệ thống website. Hầu hết những website đều ứng dụng API để cho phép bạn kết nối, lấy cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả nhất.
API trên hệ điều hành
Hệ điều hành Windows, Linux đều có rất nhiều API. Họ cung cấp các tài liệu API với công dụng đặc tả các hàm, phương thức, giao thức kết nối. Nhờ API, lập trình viên có thể dễ dàng tạo ra các phần mềm ứng dụng cần thiết, có thể tương tác với hệ điều hành.
Ứng dụng của API trong thư viện phần mềm hay Framework
API mô tả, quy định các hành động mong muốn mà các thư viện cung cấp cho người dùng. Một API có thể có nhiều cách triển khai khác nhau. Đồng thời nó cũng giúp cho một chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình API có thể sử dụng thư viện được viết lên bằng những ngôn ngữ khác.
Ví dụ: Bạn có thể sử dụng ngôn ngữ PHP để yêu cầu một thư viện tạo dựng lên file PDF được viết bằng ngôn ngữ C++.
Những điểm nổi bật của Web API là gì?
Lý do vì đâu mà API được sử dụng phổ biến như vậy? Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của API.
Hỗ trợ những phương thức đa dạng, xây dựng service đơn giản
Web API hỗ trợ RESTful đầy đủ các phương thức khác nhau như GET, POST, PUT, DELETE dữ liệu. Nhờ vậy, người học API có thể dễ dàng xây dựng các HTTP service một cách nhanh chóng, đảm bảo những tiêu chuẩn cần thiết.
Ngoài ra, API cũng gây ấn tượng với khả năng hỗ trợ đầy đủ các thành phần của HTTP. Như URI, catching, versioning, content format, request,…
Hỗ trợ tự động hóa sản phẩm một cách hiệu quả
Đối với Web API, chúng ta có thể dễ dàng tự động hóa quá trình quản lý công việc, cập nhật luồng công việc,… Do đó, hiệu suất công việc được tăng lên và đảm bảo có được hiệu quả làm việc cao hơn nhiều so với bình thường.
3. API có khả năng tích hợp linh động
Khi sử dụng API, mọi người có thể dễ dàng lấy nội dung từ bất kỳ website nào, ứng dụng nào. Chỉ cần được cho phép, việc này sẽ diễn ra một cách nhanh chóng, dễ dàng từ đó làm tăng chất lượng cho trải nghiệm người dùng.
Hiểu đơn giản, API hoạt động giống như một chiếc cổng độc đáo. Nó cho phép các doanh nghiệp chia sẻ thông tin được chọn lọc cẩn thận, đồng thời vẫn tránh được những yêu cầu không mong muốn từ việc truy cập bên ngoài.
Dễ dàng cập nhật thông tin thời gian thực
Hiện tại, API đã có nhiều chức năng độc đáo. Trong số đó có thể kể tới việc thay đổi, cập nhật thông tin theo thời gian thực. Nhờ vào công nghệ này, dữ liệu có thể được truyền tải hiệu quả hơn, cung cấp cho người dùng những thông tin chính xác hơn. Nhờ vậy, các dịch vụ cung cấp sẽ rất linh hoạt, làm người dùng hài lòng.
Có tiêu chuẩn chung, dễ sử dụng
Nếu bạn thắc mắc điểm nổi bật của API là gì, một điểm đáng chú ý chính là nó rất dễ sử dụng. Bất kỳ công ty, người dùng nào đều có thể dễ dàng điều chỉnh nội dung, dịch vụ mà họ đang sử dụng. Đó là nhờ API hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC như Routing, Controller, Filter, Model Binder,… Rõ ràng, điều này khiến tính ứng dụng của API cao hơn rất nhiều.
Ưu nhược điểm của API là gì?
Phổ biến như vậy nhưng API cũng có nhưng ưu và nhược điểm riêng, cùng BKNS tìm hiểu chi tiết dưới đây để có thể ứng dụng API hiệu quả nhất nhé.
Những ưu điểm đáng chú ý của API
- API được sử dụng trên hầu hết những ứng dụng của desktop, ứng dụng mobile và các ứng dụng website.
- Nó linh hoạt với các định dạng dữ liệu khác nhau khi trả về client.
- Với API, mọi người có thể nhanh chóng xây dựng HTTP service khiến công việc lập trình trở nên đơn giản hơn.
- Nó sử dụng mã nguồn mở, có chức năng RESTful đầy đủ. Nhờ vậy, có thể sử dụng bởi bất kỳ client nào hỗ trợ Json, XML quen thuộc như trước.
- Có thể giao tiếp 2 chiều, được xác nhận trong các giao dịch khác nhau. Từ đó đảm bảo có được độ tin cậy cao.
- API có khả năng hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC như Unit Test, Model Binder, Controller, Action,…
Nhược điểm của API
Dù có nhiều ưu điểm, API vẫn còn khá mới. Những người dùng chưa đánh giá được nhiều về nhược điểm của nó. Tuy nhiên, bạn có thể nhìn thấy những nhược điểm dưới đây:
- Website API chưa hoàn toàn là RESTful service như thông thường. Nó mới chỉ hỗ trợ mặc định GET, POST mà thôi.
- Để dùng được hiệu quả, mọi người cần có kiến thức chuyên sâu, có kinh nghiệm backend tốt nếu không sẽ khó lòng tận dụng triệt để những lợi thế, tính năng mà API có.
- Phát triển, nâng cấp hay vận hành API là một quá trình lâu dài và khó khăn. Thậm chí, tiêu tốn khá nhiều chi phí của người vận hành.
- Nếu hệ thống bị tấn công trong khi chủ sở hữu chưa giới hạn điều kiện kỹ, việc bảo mật sẽ rất khó khăn.
Kết luận
Trên đây là những nội dung về bài viết API là gì, đặc điểm và ứng dụng của API trong các lĩnh vực, khía cạnh cụ thể. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn thật nhiều trong việc ứng dụng thực tiễn.
Theo dõi thêm các bài viết khác từ BKNS để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác bạn nhé.
>> Tham khảo thêm:
Edge Computing là gì? Tầm quan trọng của Edge Computing trong xử lý dữ liệu
Proxmox là gì? Những điều về môi trường ảo Proxmox có thể bạn chưa biết
Hypervisor Là Gì? Hypervisor hoạt động như thế nào?