Nhu cầu kết nối internet của người dùng ngày một tăng mạnh và phát triển nhanh chóng. Nó trở thành một trong những vai trò quan trọng trong đời sống, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp. Việc đưa khách hàng đến những trải nghiệm ổn định, tốc độ cao khi truy cập vào website là điều doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Vì vậy, dịch vụ hosting băng thông không giới hạn là nhu cầu thiết yếu của các tổ chức. Cùng BKNS tìm hiểu băng thông không giới hạn là gì qua bài viết sau đây.
Tóm Tắt Bài Viết
Băng thông là gì?
Băng thông (bandwidth) là thuật ngữ dùng để chỉ lượng dữ liệu được truyền qua thiết bị truyền dẫn trong một giây. Theo đó, băng thông càng lớn thì tốc độ truyền dữ liệu càng nhanh và mọi hoạt động trên trang web càng cao.
Vì thế khi đăng ký Hosting với băng thông không giới hạn sẽ giúp ích rất nhiều cho website. Ngược lại nếu website sử dụng giới hạn băng thông quá thấp, người dùng sẽ tốn thời gian do truy cập và thực hiện các tác vụ trên website khó khăn hơn.
Sự thật về băng thông không giới hạn
Tuy trên định nghĩa băng thông không giới hạn, nhưng trên thực tế mọi băng thông đều có giới hạn, chỉ khác ở giới hạn nhiều hay ít.
Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vẫn sử dụng thuật ngữ băng thông không giới hạn. Nguyên nhân là vì lượng tải băng thông có thể thoải mái trong phạm vi mà tổ chức cung cấp được cho khách hàng.
Cần bao nhiêu băng thông cho website
Nếu đã có một trang web hoặc đang quá trình xây dựng phát triển một trang web, bạn có bao giờ tự hỏi làm sao để lựa chọn băng thông phù hợp cho web?
Dưới đây là công thức tham khảo để tính Bandwidth lưu trữ cho một website đang hoạt động:
- Xem trang web của bạn chiếm bao nhiêu dung lượng KB (kilobyte). Ví dụ: giả sử kích thước trung bình của mỗi trang trên trang web của bạn là khoảng 210KB.
- Nhân số này với số lượng khách truy cập trung bình của bạn mỗi tháng. Nếu bạn có 10.000 khách truy cập hàng tháng, thì bạn nhận được khoảng 2,1 GB.
- Sau đó nhân giá trị của bạn với số trang được xem bởi mỗi người – giả sử mỗi người xem tối đa 10 trang thì giá trị sẽ là 21 GB. Điều đó có nghĩa là trang web của bạn sẽ cần ít nhất khoảng 21 GB băng thông.
Bên cạnh đó, nếu trang web của bạn cho phép người dùng tải dữ liệu xuống, bạn sẽ cần phải có ước tính tải xuống mỗi ngày cùng với kích thước tệp trung bình.
Làm gì khi website báo lỗi bandwidth limit exceeded
Bạn có thể sử dụng hosting với băng thông không giới hạn. Nhưng để tốc độ nhanh hơn và bảo mật cao hơn, bạn có thể nâng cấp lên Cloud Server để mở rộng băng thông cho website của mình.
Một số cách để bạn có thể điều chỉnh trang web của mình trước khi ra quyết định nâng cấp gói lưu trữ lên dịch vụ Cloud Server như sau:
- Giao diện web đẹp làm cho trang web cuốn hút hơn với nhiều hiệu ứng sống động hơn. Tuy nhiên nó thường yêu cầu dung lượng tải về cồng kềnh hơn (gồm CSS, Javascript, jQuery, ảnh…). Vì thế bạn phải cân nhắc để dung hòa giữa giao diện đẹp và băng thông.
- Thông thường, nội dung chiếm băng thông nhiều nhất là ảnh. Vì thế bạn chỉ nên dùng ảnh tại những nơi cần thiết, với kích thước ảnh phù hợp – vì ảnh càng to thì càng tốn. Nếu ảnh chỉ cần 900px, bạn có thể sử dụng thay vì 2048px.
- Nếu ảnh nằm trên host của bạn, nên thực hiện chống hotlink để ngăn tình trạng ăn cắp băng thông.
- Tăng thời gian lưu bộ nhớ cache của trình duyệt máy khách với những nội dung từ trang của bạn. Điều này rất hữu ích cho người đọc thường xuyên truy cập vào web. Cách thực hiện là thay đổi một chút ở file .htaccess…, giúp bạn điều chỉnh hosting theo hướng tiện lợi nhất.
Kết luận
Đến đây có lẽ bạn đã hiểu được khái niệm băng thông không giới hạn, cách ước lượng dung lượng của website để chọn băng thông phù hợp. Chúc bạn lựa chọn được gói hosting tiết kiệm dữ liệu và tối ưu chi phí nhất cho doanh nghiệp.
Ghé thăm website chính của BKNS để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích và ưu đãi nhiều hơn nữa.