Chatbot là gì? Tại sao nói chatbot bán hàng rất cần thiết
Thịnh Văn Hạnh 14/11/2022 1417 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Với sự phát triển của công nghệ, nhu cầu mua hàng trực tuyến ngày càng cao. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần đến những công cụ hỗ trợ trong việc CSKH. Chatbot là một tool hiệu quả. Vậy chatbot là gì?Ưu điểm của chatbot trong kinh doanh. Tất cả thông tin về chatbot sẽ được BKNS đề cập đến trong bài viết dưới đây.
Tóm Tắt Bài Viết
- 1 Định nghĩa chatbot là gì?
- 2 Phân loại chatbot
- 3 Chatbot vận hành như thế nào?
- 4 Các thuật ngữ trong chatbot
- 5 Ưu, nhược điểm của việc sử dụng chatbot
- 6 Đối tượng nào nên sử dụng chatbot?
- 7 So sánh Chatbot và Email Marketing
- 8 Một số công cụ hỗ trợ tạo chatbot
- 9 Hướng dẫn tạo chatbot cho fanpage trên facebook
- 10 Kết luận
Định nghĩa chatbot là gì?
Chatbot là một chương trình kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) để tương tác với con người. Công cụ này thay thế cho nhân viên để tư vấn trả lời những gì khách hàng thắc mắc. Thuật ngữ “ChatterBot” hay “Chatbot” có nguồn gốc từ nhà khoa học máy tính Michael Loren Mauldin để mô tả các chương trình đối thoại trực tuyến vào năm 1994.
Hiểu đơn giản, Chatbot là hình thức hội thoại theo văn bản được lập trình sẵn theo bộ câu hỏi có sẵn. Các định dạng trả lời tự động của Chatbot bao gồm:
- Trả lời tự động theo từ khóa trong câu trả lời của khách hàng
- Trả lời tự động theo tùy chọn menu của khách hàng
- Trả lời tự động theo bình luận trên bài viết
Phân loại chatbot
Chatbot có thể tương tác với khách hàng thông qua tương tác âm thanh (Auditory) hoặc tin nhắn (Textual).
Phần mềm Chatbot tương tác bằng âm thanh (Auditory)
Với người dùng smartphone hiện nay sẽ thường xuyên gặp loại này. Nó chính là những trợ lý ảo cho các thiết bị di động, sàn thương mại điện tử,…hoạt động thông qua ghi nhận giọng nói và trực tiếp chuyển sang các câu lệnh thực thi sẵn có.
Nó hoàn toàn có thể phân tích câu nói, dự đoán và trả lời chính xác những gì bạn cần. Các loại hệ thống chatbot này phản hồi rất linh hoạt, thông minh khiến khách hàng cảm thấy như đang thật sự trò chuyện cùng người thật. Ngoài việc hỏi-đáp, chatbot còn có những tính năng như giúp bạn mở nhạc, mở phim, đặt báo thức, đặt hàng,…
Một trong những ví dụ thành công phải kể đến Siri.
Phần mềm Chatbot tương tác bằng tin nhắn (Textual)
Đây là loại chatbot được tích hợp trên các website, fanpage,…mà chúng ta thường xuyên tương tác.
Hệ thống chatbot này hoạt động bằng cách tiếp nhận những tin nhắn được người dùng nhập vào và gửi trả tin nhắn theo nội dung đã được thiết lập trước. Những thiết lập này (hay còn gọi là kịch bản chat) sẽ do bạn tùy biến sao cho phù hợp.
Chatbot vận hành như thế nào?
Chatbot hoạt động theo cơ chế là trả về câu trả lời dựa trên hoạt động của người dùng. Có thể tóm gọn chu trình hoạt động của chatbot theo 2 bước chính:
Bước 1: Phân tích yêu cầu của người dùng
Phần mềm chatbot AI sẽ thu nhận thông tin mà người dùng nhập vào, chuyển hóa thành ngôn ngữ lập trình để hiểu nội dung. Nếu không thể hiểu được câu hỏi, bot sẽ không thể đưa ra câu trả lời chính xác.
Lúc này, bộ dữ liệu đã được thiết lập sẵn của bot sẽ phân tích, tìm kiếm câu trả lời.
Bước 2: Trả về phản hồi chính xác
Ở đầu ra, chatbot gửi cho người dùng câu trả lời phù hợp theo nhu cầu của họ. Nếu không có dữ liệu, chatbot sẽ gửi phản hồi tiếp nhận và gửi câu hỏi cho nhân viên thật sự để giải quyết. Ngoài ra, có một số loại bot còn có khả năng học hỏi, tương tác với nhiều ứng dụng phụ trợ khác.
Các thuật ngữ trong chatbot
Để có thể sử dụng phần mềm giao tiếp tự động thì bạn cần phải hiểu rõ các thuật ngữ chat bot, cụ thể là:
- Chatbot: Chỉ hệ thống trả lời tự động giúp trả lời tin nhắn page 24/7
- Khách hàng: Chỉ người từng gửi tin nhắn cho page sau khi đã tích hợp chatbot
- Kịch bản: Là kịch bản tạo ra để robot tương tác với người dùng. Một số kịch bản bạn cần tạo ra ví dụ như kịch bản chào mừng, kịch bản từ khóa hay bất cứ kịch bản nào người dùng muốn tạo ra.
- Cài đặt: Bạn có thể thiết lập các cài đặt cơ bản như thời gian hoạt động, tên bot, thiết lập quản trị viên.
- Livechat: Là nơi hiển thị nội dung trao đổi giữa người dùng và chatbot.
- Chăm sóc: Bạn có thể gửi cho khách hàng chuỗi kịch bản theo thời gian nhất định.
- Gửi Broadcast: Gửi kịch bản chat tới hàng loạt khách hàng.
- Auto Inbox: Giúp cài đặt chế độ tự like, tự comment của khách hàng.
- Tăng trưởng: Bạn có thể đưa bot lên email, website, poster
- Thống kê: Cho thấy biểu đồ thể hiện mức độ tăng trưởng theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng
Ưu, nhược điểm của việc sử dụng chatbot
Ưu điểm chatbot
Chatbot có rất nhiều các lợi ích to lớn trong việc bán hàng trực tuyến. Cụ thể
Cá nhân hóa trải nghiệm bán hàng
Dựa theo những dữ liệu thu thập được từ đa số các giao dịch trước đó trên Chatbot. Nhà quản lý có thể biết được các thông tin cá nhân của khách hàng như: tên, tuổi, nghề nghiệp, sở thích, giới tính,… Qua đó có thể đưa ra những tư vấn mua sắm phù hợp cho từng đối tượng khách hàng dựa trên sở thích hay xu hướng mà họ quan tâm.
Giảm thiểu chi phí, ngân sách
Các nhà quản lý có thể cắt giảm ngân sách chi trả cho các nhân viên bán hàng và chăm sóc khách hàng,…Bởi Chatbot hoàn toàn có thể thay thế con người và đảm nhận các nhiệm vụ đó. Đến năm 2022, Chatbot có thể tiết kiệm được cho các công ty khoản 8 tỷ USD ngân sách thực hiện việc chăm sóc khách hàng – Nghiên cứu của Juniper Research.
Phản hồi khách hàng nhanh chóng
Một lợi ích của Chatbot mà con người khó có thể thực hiện được đó chính là chatbot có thể hoạt động 24/7 liên tục trong năm. Điều này là bất khả thi khi con người chúng ta cần phải nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, khi nhận được yêu cầu của khách hàng, Chatbot sẽ tiếp nhận và xử lý tự động rất nhanh chóng. Việc này sẽ làm tăng cơ hội chốt đơn và tăng trải nghiệm mua sắm dành cho khách hàng.
Nhược điểm của chatbot
Bên cạnh việc đem đến rất nhiều giá trị cũng như lợi ích cho con người thì phần mềm chatbot AI cũng gặp phải một số hạn chế sau đây:
- Lỗi truy vấn: Chatbot là một công cụ được lập trình từ đó cơ sở dữ liệu đầu ra là cố định và giới hạn. Vì vậy chatbot có thể bị lỗi khi một truy vấn chưa được sao lưu trước đó.
- Hiệu quả bị hạn chế: Hiệu quả của chatbot phụ thuộc rất nhiều vào việc xử lý ngôn ngữ vì vậy nó bị hạn chế rất lớn nếu như ngôn ngữ là bất thường, ví dụ như dấu câu hay lỗi ngữ pháp.
- Không thể giải quyết nhiều vấn đề một lúc: Tuy phần mềm chatbot AI có thể trả lời nhiều người cùng một lúc nhưng không thể trả lời quá nhiều câu hỏi trong một thời điểm.
- Yêu cầu dữ liệu đào tạo lớn: Để tạo ra được một công cụ chatbot hiệu quả thì người sử dụng phải tạo ra rất nhiều nội dung hội thoại và đào tạo cho chatbot hiểu.
- Gặp khó khăn với các câu hỏi phi tuyến tính: Chatbot khó có thể trả lời các câu hỏi phi tuyến tính và nằm ngoài dữ liệu được đào tạo mà phải quay về một chủ đề với người dùng.
Đối tượng nào nên sử dụng chatbot?
Đa số tất cả các lĩnh vực kinh doanh trực tuyến đều có thể sử dụng chatbot để hỗ trợ việc bán hàng nhưng tiêu biểu nhất là các nhóm ngành sau:
- Kinh doanh dịch vụ ẩm thực, ăn uống: nhà hàng, quán ăn, quán café,…
- Kinh doanh thời trang: giày dép, quần áo, phụ kiện,…
- Kinh doanh lĩnh vực làm đẹp: thẩm mỹ viện, mỹ phẩm,…
- Lĩnh vực giáo dục – đào tạo: trung tâm ngoại ngữ, trung tâm dạy kỹ năng mềm,…
Các dịch vụ hỗ trợ: đặt vé/đặt phòng online, vận chuyển,…
Ngoài việc sử dụng Chatbot để hỗ trợ trong việc tư vấn bán hàng và dịch vụ. Thì một trong những cách mà chúng tôi thấy rất hiệu quả cho doanh nghiệp đó là Email Marketing. Sử dụng Email theo tên miền riêng để phản hồi cho khách hàng giúp tăng độ tin cậy cho thương hiệu đem lại niềm tin cho khách hàng.
So sánh Chatbot và Email Marketing
Cả Chatbot và Email Marketing đều có những ưu điểm của riêng mình. Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực nhất định, Chatbot có thể thay thế cho Email Marketing. Tôi có thể khẳng định rằng, nếu bạn tạo kịch bản hay, ứng dụng đúng cách. Thì Chatbot sẽ phát huy hiệu quả cao hơn đáng kể so với Email Marketing.
Chatbot Marketing là một chiến lược sử dụng Chatbot để tiếp thị sản phẩm, doanh nghiệp. Bạn có thể dùng nó để tự động gửi tin nhắn, chương trình khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm mới đến khách hàng,…
Email Marketing cũng là một hình thức quảng bá sản phẩm, doanh nghiệp tương tự như trên. Tuy nhiên, thay vì gửi qua hệ thống Chatbot thì các tin nhắn được gửi bằng Email.
Email Marketing đã xuất hiện và được sử dụng rộng rãi từ lâu. Còn Chatbot Marketing chỉ mới được áp phổ biến trong vài năm gần đây. Theo thống kê tôi được biết, Chatbot mang đến tỉ lệ chuyển đổi cao gấp nhiều lần so với Email.
Tìm hiểu thêm: Email Marketing Là Gì? Top 5 Dịch Vụ Email Marketing Tốt Nhất 2022
Một số công cụ hỗ trợ tạo chatbot
Tùy thuộc vào việc tạo Chatbot ở đâu mà chúng ta có thể cân nhắc sử dụng các công cụ hỗ trợ sao cho thích hợp nhất. Qua đó việc ứng dụng Chatbot bán hàng để hỗ trợ cho công việc kinh doanh được thực hiện tốt như chúng ta mong muốn. Cụ thể một số công cụ được đánh giá cao, phổ biến và dễ sử dụng như:
- Hana Chatbot
- Fchat
- Ahachat
- Harafunnel
- Chatfuel
- Botbanhang
- Manychat
Hướng dẫn tạo chatbot cho fanpage trên facebook
Bước 1: Truy cập vào trang web: https://chatfuel.com/
Bước 2: Tại giao diện trang chủ, chọn “Continue with Facebook” để kết nối với Facebook cá nhân của bạn.
Bước 3: Hoàn thành việc kết nối với Facebook, Chatfuel sẽ yêu cầu bạn tạo chatbot cho fanpage của mình, nhấp chọn “Connect to page” để kết nối với Fanpage facebook.
Lưu ý: Để phân loại nội dung và quản lý fanpage facebook hiệu quả bạn cần đọc kỹ các nội dung cho người dùng và tin nhắn.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về chatbot là gì và cách để tạo chatbot trên facebook. Hy vọng sau bài viết này, bạn có thể tự tạo chatbot bán hàng cho fanpage của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngại để lại comment ở bên dưới để được giải đáp nhé!
Đừng quên, BKNS còn là nhà cung cung cấp là nhà chuyên cung cấp các dịch vụ tên miền, đăng ký email doanh nghiệp, hosting giá rẻ, vps, ssl, thiết kế web… ! Liên hệ khi có nhu cầu!