Cloud server là gì? Tổng hợp kiến thức A-Z về Cloud server
Thịnh Văn Hạnh 27/11/2019 1719 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Hiện nay, Cloud server vô cùng phổ biến nhưng vẫn còn nhiều người chưa có nhiều kiến thức về cloud server. Bài viết sau đây BKNS sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về Cloud server là gì, ưu nhược điểm và những vấn đề liên quan. Hãy cùng theo dõi nhé.
Tóm Tắt Bài Viết
1. Cloud server là gì?
Cloud server hay được gọi là nền tảng của điện toán đám mây, chính là một mô hình chia sẻ dữ liệu giữa nhiều thiết bị với server qua kết nối internet. Điện toán đám mây là mô hình điện toán hoạt động phụ thuộc vào việc dùng các công nghệ máy tính qua liên kết internet.
Cloud (đám mây) chỉ liên kết mạng giữa nhiều máy tính với nhau. Cũng có nghĩa là dữ liệu và thông tin trao đổi qua “cloud”. Bạn cần kết nối các thiết bị với cloud để dùng tài nguyên. Người dùng có thể lưu trữ hoặc lấy dữ liệu trên cloud. Cơ chế này khác với truyền thống là phải tải dữ liệu về 1 server vật lý.
Cloud Server phát triển với mục đích giải quyết những vấn đề về uptime, bảo hành và chi phí cho nhiều doanh nghiệp. Mô hình này phù hợp đặc biệt với những người dựa trên nền tảng internet để phát triển kinh doanh của mình. Tóm lại, giải pháp máy chủ tốt nhất hiện nay chính là Cloud Server.
2. Những tính năng của cloud server
Sau đây là những tính năng giúp cloud server được nhiều người sử dụng:
- Tính bảo mật: bảo mật toàn diện dữ liệu ra/vào trên hệ thống kết hợp với bảo vệ thời gian dữ liệu ra/vào trên hệ thống khi giao tiếp với bên ngoài. Ngoài ra, Cloud server dùng hệ thống bảo mật nhiều lớp mới nhất.
- Sao lưu dữ liệu: Hệ thống cloud server được lưu trữ và “backup” mỗi tuần dưới dạng “snapshot” giúp đảm bảo an toàn dữ liệu ở mức cao nhất.
- Khả năng truy cập từ xa hiệu quả: mọi server đều cung cấp dịch vụ truy cập từ xa.
- Trình quản lý thân thiện với người dùng: giao diện phát triển dựa trên nền tảng web 2.0 với đầy đủ nhiều tính năng tiện ích.
- Nâng cấp dễ dàng: thêm tài nguyên thì người dùng chỉ cần nâng giới hạn trên server. Hoặc dùng cách khác là trong nội bộ tạo thêm máy chủ ảo mới để hỗ trợ công việc kinh doanh..
- Tính sẵn sàng cao: cloud sở hữu cơ chế tự động theo dõi trạng thái của các máy chủ. Nếu một trong hệ quản trị ảo gặp sự cố, client sẽ được chuyển tự động qua server khác.
3. Những thông số liên quan đến cloud server
3.1 Hỗ trợ kỹ thuật
Bất cứ thiết bị, máy móc hoặc hệ thống nào cũng có thể xuất hiện lỗi trong quá trình hoạt động. Đặc biệt là Cloud server, cần được hỗ trợ ngay lập tức khi gặp sự cố. Vì vậy, khả năng hỗ trợ khách hàng bạn cũng cần đặc biệt lưu ý khi chọn nhà cung cấp. Một đơn vị cho thuê máy chủ cần có đủ yêu cầu như: có đội ngũ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp có chuyên môn cao, tư vấn nhanh chóng chính xác, nhiệt tình để giải quyết những vấn đề khách hàng gặp phải.
Ngoài ra, người dùng cũng cần tìm hiểu những dịch vụ khác như thời gian nâng cấp khi có yêu cầu của nhà cung cấp.
3.2 Uptime (Thời gian hoạt động)
Trong cả quá trình sử dụng, cần đảm bảo mức độ hoạt động của dịch vụ ổn định. Thời gian hoạt động phụ thuộc vào 3 yếu tố:
- Uptime của Data Center
- Uptime của các giải pháp
- Uptime của hệ thống vật lý
Trên thực tế thời gian up time dựa trên cả 3 yếu tố vào khoảng được coi là lý tưởng 99,95% thay vì 99,99% như thường thấy. Bởi vì họ đang bỏ qua Uptime của Data Center.
3.3 Storage (Bộ nhớ)
Đối với máy chủ Cloud thì hệ thống cloud Storage là thành phần không thể thiếu vì tốc độ xử lý của server sẽ bị ảnh hưởng. Loại storage và dung lượng là 2 yếu tố cần quan tâm khi đề cập đến storage. Người dùng cần phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của mình để chọn dung lượng Storage ưng ý, để máy chủ vận hành tốt.
Storage có 2 loại là SSD và HDD. SSD phù hợp cho những khách hàng có nhu cầu dùng yêu cầu đọc ghi (out/in) lớn, nhanh tốc độ còn với HDD dành cho những khách hàng thông thường. Được trang bị toàn bộ ổ cứng SSD, hệ thống cloud sẽ có hiệu suất nhanh gấp khoảng 3,4 lần so với ổ HDD.
Trên hệ thống Cloud Storage bạn có thể chọn cho mình 3 phân vùng Cloud Storage khác như:
- Warm Storage có IOPS là 20.000 IOPS tốt cho phần ứng dụng.
- Hot Storage sở hữu IOPS lên đến 50.000 IOPS để xử lý tác vụ nhanh cho database yêu cầu.
- Bạn có thể dùng cả 2 loại trong một máy chủ Cloud.
3.4 RAM
Random Access Memory được viết ngắn gọn là RAM. Đa số các loại RAM đều như nhau nên càng nhiều RAM càng tốt. Tuy nhiên, RAM 3 có tốc độ xử lý chậm hơn RAM 4 đồng thời RAM ảo xử lý chậm hơn RAM thật thì dung lượng RAM càng nhiều thì khả năng chạy nhiều tác vụ cùng lúc của máy chủ càng cao. Người dùng cần xem xét số lượng ứng dụng và các ứng dụng chạy trên VM cần bao nhiêu RAM để đưa ra số lượng phù hợp.
3.4 CPU
Central Prossesing Unit được viết tắt là CPU chính là thông số quan trọng nhất khi thuê cloud server. Khi nhắc đến CPU người ta sẽ nghĩ tới ngay đến số luồng (Threads), số nhân (core) hay bộ nhớ đệm (cache), đến số Hz. Những thông số này giúp máy chủ cloud xử lý chạy nhanh và ổn định. Phụ thuộc vào nhu cầu người dùng sử dụng để lựa chọn số core thích hợp.
4. Ưu nhược điểm của Cloud Server
Nhược điểm duy nhất là vấn đề bảo mật thông tin. So với máy chủ riêng thì cloud server có tính bảo mật thấp hơn. Ngược lại so sánh với VPS thì Cloud server vẫn an toàn hơn hẳn.
Tuy nhiên, Cloud Server cũng có nhiều ưu điểm như:
- Lượng lưu trữ không giới hạn: Cloud server được phát triển dựa trên điện toán đám mây. Vì điều này mà lượng lưu trữ không giới hạn và dữ liệu lưu trữ trên cloud server khá ổn định.
- Cloud server cũng giống như VPS là máy chủ ảo cho phép nhiều website khác nhau truy cập. Cũng chính vì điều này tạo nên điểm khác biệt với Server thông thường riêng lẻ.
Bài viết trên là toàn bộ kiến thức về Cloud Server bao gồm Cloud server là gì, những tính năng và những thông số liên quan và ưu nhược điểm. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì, xin hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp ngay nhé. Đừng quên truy cập website bkns.vn để đọc thêm những thông tin hữu ích khác nữa nhé.
>> Bạn có biết:
- Windows server là gì? Ưu điểm và các chức năng của máy chủ windows
- Web server (máy chủ web) là gì? Có những loại web server nào?
- FTP server là gì? [TOP 4] phần mềm kết nối FTP server tốt nhất