DevOps là gì? Cách thức hoạt động và tính năng của DevOps
Thịnh Văn Hạnh 19/11/2022 1648 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Cuộc đua thời đại công nghệ số hiện nay sản sinh ra vô số các khái niệm mới. Nhiều khái niệm trong đó có ứng dụng thực tiễn đối với sự phát triển, vận hành và hoạt động của doanh nghiệp. Bài viết này, BKNS giới thiệu đến bạn khái niệm DevOps. Cùng tìm hiểu DevOps là gì, quá trình phát triển cũng như chức năng của nó. Bạn theo dõi chi tiết bên dưới nhé.
Tóm Tắt Bài Viết
DevOps là gì?
DevOps – kết hợp của 2 từ Development: Phát triển và Operations: Hoạt động – sự phối hợp giữa quy trình, con người và công nghệ để cung cấp giá trị tới khách hàng.
DevOps ảnh hưởng đến vòng đời ứng dụng trong suốt các giai đoạn lập kế hoạch, phát triển, cung cấp và vận hành. Mỗi giai đoạn dựa vào các giai đoạn khác và không phân biệt vai trò ở mỗi giai đoạn. Trong sự vận hành DevOps, mỗi vai trò đều tham gia vào từng giai đoạn ở mức độ nào đó.
>>> Đọc thêm: DevSecOps là gì? Tìm hiểu chi tiết về mô hình DevSecOps
DevOps ra đời khi nào?
DevOps do Andrew Clay và Patrick Debois phát triển vào năm 2008 nhằm tìm cách khắc phục các vấn đề phổ biến trong phát triển. Chẳng hạn như giảm ảnh hưởng khi tiến độ mở rộng và tác động tiêu cực của việc phân phối gia tăng dài hạn. Đến năm 2009, DevOps đã nhanh chóng trở thành một từ thông dụng trong ngành.
Sau hơn một thập kỷ phát triển, DevOps không phải tăng độ hiệu quả mà là sự thay đổi về văn hóa trong cách doanh nghiệp tiếp cận mọi giai đoạn của quá trình phát triển phần mềm.
DevOps hoạt động như thế nào?
Để vận hành DevOps, các doanh nghiệp hợp nhất việc phát triển và hoạt động trong một nhóm duy nhất, phân phối theo tính năng thay vì chức năng công việc. Cách tiếp cận này khuyến khích các cá nhân phát triển các đa kỹ năng, hoạt động kiểm tra và bảo mật ứng dụng vào sự phân phối liền mạch.
Việc triển khai DevOps thường gắn với sự tích hợp liên tục (CI), nhiều nhà phát triển cam kết cập nhật phần mềm vào một kho lưu trữ chung nhiều lần trong ngày. Sự tích hợp liên tục giúp các nhà phát triển phát hiện ra các vấn đề và lỗi tích hợp trong quá trình, đồng thời hợp lý hóa các nhánh và bản dựng.
DevOps sử dụng các loại tính năng nào?
Xây dựng máy chủ
Máy chủ là một công cụ tự động hóa và cho phép mã trong kho mã nguồn được chuyển dịch thành cơ sở mã thực thi.
Kho mã nguồn
Kho lưu trữ mã nguồn là yếu tố chính của tích hợp liên tục. Nó đóng vai trò nơi các nhà phát triển có thể quản lý các phiên bản mã khác nhau, đồng thời thực hiện các thay đổi mã không làm ảnh hưởng đến hoạt động lẫn nhau.
Quản lý cấu hình
Quản lý cấu hình được thiết lập và duy trì chất lượng, tính nhất quán của các yêu cầu. Còn duy trì cả tính năng và thuộc tính của cơ sở hạ tầng.
Cơ sở hạ tầng ảo
Cơ sở hạ tầng ảo là các dịch vụ dựa trên đám mây cung cấp cơ sở hạ tầng hoặc nền tảng dưới dạng dịch vụ, chẳng hạn như AWS, Microsoft Azure. Khi được sử dụng với các công cụ tự động hóa, cơ sở hạ tầng ảo hỗ trợ DevOps bằng cách cho phép admin tự động kiểm tra mã mà không cần bất kỳ sự tác động nào.
Bộ chứa
Bộ chứa Linux là các thành phần ảo hóa, cô lập khối công việc hoặc ứng dụng nhất định ra khỏi hệ thống máy chủ trong quá trình phát triển.
Tại sao nên sử dụng DevOps?
- Giảm thay đổi thất bại: Giảm các thay đổi nhỏ, thay đổi lớn đỡ thất bại hơn. Ngoài ra thời gian phục hồi nhanh hơn.
- Sản phẩm chất lượng tốt: Sản phẩm được triển khai ít lỗi hơn. Việc triển khai thường xuyên trong chu kỳ thời gian ngắn, sản phẩm có thể tiếp tục được cải thiện nhanh hơn.
- Chi phí giải phóng thấp: Với ít lỗi cần sửa, thời gian chu kỳ ngắn và đường dẫn hoàn toàn tự động. Các chi phí triển khai giải phóng sẽ giảm xuống.
- Tiết kiệm thời gian: Tiết kiệm thời gian cho công việc ngoài kế hoạch, dành thời gian cho kế hoạch mới.
- Cải thiện sự hài lòng: Chu kỳ phát hành nhanh nhờ vào khả năng sửa lỗi kịp thời và thêm vào các tính năng theo yêu cầu một cách dễ dàng.
- Doanh thu tăng: Nếu mọi người hài lòng với sản phẩm thì nhiều khả năng họ sẽ mua thêm hoặc giới thiệu người khác sử dụng.
- Cơ sở hạ tầng mạnh mẽ: Được cập nhật và sửa đổi qua từng bước, tiến hành thử nghiệm ở các giai đoạn. Lập phiên bản cấu hình và cài đặt ổn định.
- Giảm lãng phí: DevOps hoạt động theo từng phần nhỏ, giảm thiểu tối đa sự lãng phí, cung cấp các phản hồi sớm trong chu kỳ ngắn.
Ưu điểm của DevOps là gì?
Giảm thiểu chi phí
Các doanh nghiệp sử dụng DevOps đã giảm 20% chi phí vận hành trung bình của hệ thống so với truyền thống.
Bản phát hành đáng tin cậy
Trong môi trường DevOps, cả nhóm vận hành và nhóm phát triển đang làm việc cùng nhau về các tính năng và cải tiến của ứng dụng. Sự kết hợp giữa cơ sở mã được chia sẻ, tích hợp liên tục và triển khai thêm, cung cấp các bản phát hành đáng tin cậy.
Thời gian hoàn thành nhanh
DevOps mất ít thời gian để phát triển một sản phẩm phần mềm tùy chỉnh. Điều này liên quan đến quy trình tự động nhất định giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian. Hơn hẳn các quy trình truyền thống phải mất hàng tuần để tiếp cận và hoàn thành.
Sửa lỗi nhanh
Sự hợp tác và trao đổi phù hợp trong toàn nhóm giúp quá trình sửa lỗi được cải thiện một cách nhanh chóng.
Những hạn chế khi sử dụng DevOps
Khó khăn trong chuyển đổi
Xử lý hệ thống cũ, xây dựng lại các ứng dụng của bạn để triển khai một hệ thống mới hoặc chuyển toàn bộ lên đám mây. Ngoài có thể thay đổi các quy trình nội bộ để phù hợp với DevOps.
Khó tìm kiếm nhân sự
Quá trình vận hành DevOps khá nhiều bước, vì thế nên tìm kiếm nhân sự cứng và có nhiều kinh nghiệm. Có thể thuê chuyên gia ngoài hoặc hợp tác với công ty công nghệ.
Lựa chọn công cụ
Có nhiều công cụ mang lại lợi ích bạn có thể cân nhắc khi chuyển sang DevOps. Tuy nhiên, điều này cũng làm cho việc chọn những công cụ đáp ứng hoàn hảo nhu cầu của bạn trở nên khó khăn hơn.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức về DevOps, khái niệm DevOps là gì mà BKNS gửi tới bạn. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong việc tham khảo, cân nhắc vận hành hệ thống DevOps cho doanh nghiệp.
Đừng quên ghé thăm BKNS để cập nhật bài viết mới thường xuyên chủ đề công nghệ nữa bạn nhé.
[mautic type=”form” id=”6″]
Tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác:
Website Là Gì? Cách Tạo Website Miễn Phí Đơn Giản Nhất