DHCP server là gì? DHCP server hoạt động như thế nào?
Thịnh Văn Hạnh 23/04/2020 2040 Lượt xem Chia sẻ bài viết
DHCP là giao thức cho phép cấp phát tự động địa chỉ IP cùng các cấu hình liên quan khác như Gateway, Subnet. Khi nhắc đến DHCP không thể không nhắc đến DHCP server. Dù hệ thống mạng là lớn hay nhỏ thì DHCP server đều có vai trò đặc biệt quan trọng. Tham khảo bài viết sau của BKNS để biết chính xác DHCP server là gì? Cách hoạt động ra sao? Có ưu nhược điểm gì? Giải pháp nào giúp bảo mật DHCP server?
Tóm Tắt Bài Viết
1. DHCP server là gì?
DHCP server là máy chủ kết nối mạng, có chức năng gửi trả thông tin cần thiết khi DHCP client (máy trạm) yêu cầu. Bên cạnh đó, DHCP server còn giúp truyền thông tin đến các thiết bị sao cho hợp lý, thực hiện cấu hình cổng mặc định hay Subnet mask.
2. Các thông tin liên quan với DHCP client
2.1 DHCP client là gì?
DHCP client (máy trạm) là một thiết bị kết nối mạng, nó sử dụng giao thức DHCP để lấy thông tin cấu hình như địa chỉ DHCP server, địa chỉ mạng.
2.2 Binding là gì?
Binding là tập hợp thông tin cấu hình có ít nhất 1 địa chỉ IP được sử dụng bởi 1 DHCP client. Tất cả kết nối sẽ được quản lý bởi DHCP server.
2.3 DHCP relay agents là gì?
DHCP relay agents là một thiết bị trung gian thực hiện nhiệm vụ chuyển tiếp yêu cầu giữa DHCP server và DHCP client. Thiết bị này thường được dùng trong các hệ thống mạng phức tạp và có quy mô lớn.
2.4 DHCP Lease là gì?
DHCP Lease là gói mà DHCP server nhận được từ DHCP client. Gói này được dùng để giải phóng địa chỉ IP.
>> Tìm hiểu thêm:
- Thuê Máy Chủ Riêng – Dedicated Server Giá Rẻ, Uy Tín, Chất lượng
- 8 tiêu chí khi chọn công ty cho thuê server cho doanh nghiệp
- Các bộ phận cấu thành máy chủ – Bạn đã biết?
2.5 DHCP là gì?
Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP – giao thức cấu hình động máy chủ) là một giao thức cho phép cấp phát địa chỉ IP một cách tự động cùng với các cấu hình liên quan khác như subnet mask và gateway mặc định.
3. Ưu nhược điểm của DHCP server
Sau khi đã hiểu DHCP server là gì rồi, chúng ta cùng đi tìm hiểu ưu và nhược điểm của nó nhé!
3.1 Ưu điểm của DHCP server
Sau đây là những ưu điểm nổi bật của DHCP server:
- Giúp gán địa chỉ IP nên không xảy ra trường hợp địa chỉ IP bị trùng
- Giúp quản lý mạng tốt hơn
- Giúp cho việc quản lý và theo dõi địa chỉ IP, các tham số TCP/IP dễ dàng hơn
- Giúp quản trị viên thực hiện quản lý khoa học hơn và không bị nhầm lẫn
3.2 Nhược điểm của DHCP server
Nhược điểm lớn nhất của DHCP server là cấp phát địa chỉ IP động. Không nên dùng địa chỉ IP động vì nó sẽ thay đổi đối với các thiết bị cố định, cần truy cập thường xuyên như file server và máy in.
DHCP server chỉ phù hợp với các hộ gia đình. Đối với các thiết bị dùng ở văn phòng, việc gán chúng với địa chỉ IP động là không mang tính thực tiễn. Hơn nữa, nếu bạn muốn điều khiển máy tính từ xa, cần có quyền truy cập thì việc máy tính dùng địa chỉ IP động sẽ không chính xác.
4. DHCP server hoạt động như thế nào?
DHCP server tự động cấu hình thông tin mạng và thực hiện cấp địa chỉ IP động cho các thiết bị điện tử trong hệ thống mạng. Tùy quy mô mạng lớn hay nhỏ mà DHCP server sẽ có những cách thực hiện khác nhau. Với hệ thống mạng lớn, DHCP client sẽ nằm tại Domain, nhà quản trị sẽ dùng DHCP server có sẵn trên Windows để phát IP động cho DHCP client.
Cụ thể, khi một client được kết nối đến mạng có DHCP server, client này sẽ gửi yêu cầu (DHCPDISCOVER) đến DHCP server. DHCP server sẽ tìm cách giữ lấy 1 địa chỉ IP mà client có khả năng sử dụng và cung cấp cho DHCP client gói DHCPOFFER.
Sau khi được DHCP server cung cấp địa chỉ IP, DHCP client sẽ phản hồi lại DHCP server với 1 gói DHCPREQUEST để đồng ý yêu cầu. Khi đó, DHCP server gửi ACK để xác nhận DHCP client có thể sử dụng địa chỉ đó. Trường hợp DHCP server không thể nhận địa chỉ IP, DHCP server sẽ gửi NACK thông báo cho DHCP client.
5. Những giải pháp nào giúp bảo mật DHCP server?
Sử dụng Switch để tăng khả năng bảo mật và hạn chế số lượng địa chỉ MAC được dùng trên 1 cổng. Đây là giải pháp được áp dụng với kiểu tấn công bằng cách sử dụng DHCP client bất hợp pháp.
Sử dụng DHCP snooping có khả năng bảo mật cao để ngăn chặn kiểu tấn công Man – in – the – middle. Đây là cách giúp hạn chế kết nối DHCP đến những cổng không đáng tin. Cổng có độ tin tưởng sẽ được quản trị viên cho kết nối đến server thật.
Bên cạnh đó, việc sử dụng tập tin NTFS để lưu dữ liệu, cập nhật phiên bản mới thường xuyên cho phần mềm & Windows, quét virus cho hệ thống, loại bỏ dịch vụ & phần mềm không cần thiết, bảo mật vật lý và dùng tường lửa cũng là những giải pháp được áp dụng để bảo mật DHCP server.
>> Tìm hiểu thêm:
- Blade Server là gì? Tại sao nên sử dụng máy chủ phiến?
- Print server là gì? Cách cài đặt máy chủ in đơn giản
- File server là gì? Có mấy kiểu máy chủ tập tin?
Vậy là bạn đã có được đáp án cho câu hỏi DHCP server là gì? Nói chung, DHCP mang đến rất nhiều tiện ích nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Để biết thêm thông tin về các giải pháp kinh doanh trực tuyến, hãy bình luận bên dưới bài viết để BKNS kịp thời giải đáp. Truy cập bkns.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!
Nguồn: BKNS