DNS Google là gì? Tại sao nên đổi DNS Google?
Thịnh Văn Hạnh 18/12/2019 2111 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Rất nhiều người thắc mắc DNS Google là gì? Tại sao nên đổi DNS Google? Đáp án sẽ có ngay trong bài viết sau đây của BKNS.
Tóm Tắt Bài Viết
1. Địa chỉ DNS Google là gì?
DNS là tên viết tắt của Domain Name Server, được ra đời vào năm 1984. Đây là một hệ thống phân giải tên miền có nhiệm vụ thiết lập mối quan hệ giữa địa chỉ IP và tên miền. Hệ thống DNS đặt tên cho máy tính và các dịch vụ tham gia internet theo thứ tự.
Google DNS là dịch vụ hệ thống tên miền (DNS) được cung cấp cho người dùng Internet trên toàn thế giới bởi Google. Nó hoạt động như một máy chủ tên đệ quy .
Google Public DNS được công bố vào ngày 3 tháng 12 năm 2009, trong một nỗ lực được mô tả là “làm cho web nhanh hơn và an toàn hơn“. Tính đến năm 2014, đây là dịch vụ DNS công cộng lớn nhất thế giới, xử lý 400 tỷ yêu cầu mỗi ngày.
2. Tại sao nên thay đổi Google DNS server?
Nếu Google DNS server bạn đang sử dụng không hiệu quả thì bạn nên thay đổi DNS. Thay đổi Google DNS server giúp:
2.1 Tăng độ tin cậy
Độ tin cậy của mọi máy chủ DNS là 100%. Tuy nhiên, nếu máy chủ DNS của bạn không đạt độ tin cậy thì bạn nên đổi sang một máy chủ DNS khác đáng tin cậy hơn.
2.2 Tăng tính bảo mật
Mỗi máy chủ DNS lại có mức độ bảo mật khác nhau. Tuy nhiên, khi thay đổi DNS Google sẽ giúp cho tính bảo mật website tăng lên đáng kể so với DNS của ISP. VD: OpenDNS.
2.3 Tăng tốc độ kết nối internet
Thay đổi DNS Google sẽ giúp tăng tốc độ truy cập internet. Bởi lẽ, các thiết bị của người dùng liên hệ với máy DNS server trong môi trường internet nhằm mục đích yêu cầu biên dịch, phân giải Domain (tên miền) muốn truy cập. Khi sử dụng dịch vụ của một nhà cung cấp, máy tính của người dùng sẽ tự động dùng DNS server mặc định của nhà mạng mà không cần người dùng phải thiết lập. Nếu máy tính thuộc mạng công ty thì quản trị viên cũng sẽ tạo lập để máy sử dụng một DNS khác. Nếu DNS server cần nhiều thời gian và không gian để phân chia địa chỉ thì người dùng vẫn phải đợi mới có thể truy cập vào website đó được (ngay cả khi đường truyền internet nhanh và ổn định).
2.4 Ngăn chặn lừa đảo
OpenDNS có tác dụng trong việc ngăn chặn lừa đảo vì nó có sử dụng bộ lọc. Các trình duyệt hiện đại cũng có khả năng chống lừa đảo nhưng OpenDNS giúp tất cả các máy tính trong mạng chống lại các hoạt động trộm danh tính.
2.5 Truy cập được vào website bị chặn
Nhà cung cấp dịch vụ internet bất kỳ có thể chặn website của họ bằng cách chuyển hướng đến một website khác. Việc thay đổi DNS Google sẽ giúp người dùng thoải mái truy cập website mà mình mong muốn.
2.6 Kiểm soát trẻ em bằng cách thay đổi DNS Google
Có rất nhiều cách để thiết lập tính năng lọc web khi bạn muốn kiểm soát trẻ nhỏ. Cách đơn giản nhất để cấu hình bộ lọc web đó là thay đổi DNS server. Sử dụng OpenDNS giúp người dùng có thể cấu hình, thiết lập kiểm soát website, ngăn chặn một số trang web không phù hợp với trẻ. Sau khi người dùng thay đổi các thiết lập trên Router, các thiết lập này sẽ áp dụng cho tất cả các thiết bị mạng của gia đình bao gồm máy tính, máy chơi game, máy tính bảng, điện thoại thông minh,… Khi có một yêu cầu DNS server thực hiện cho địa chỉ IP của một website thì một địa chỉ IP khác sẽ được OpenDNS trả về. Khi đó, trình duyệt của người sử dụng được kết nối tự động đến địa chỉ đó và trả về thông báo website muốn truy cập đã bị chặn
2.7 Truy cập vào nội dung bị khóa theo vùng
Thay đổi DNS Google giúp người dùng có thể truy cập vào nội dung bị khóa theo vùng. Khi máy tính của người dùng kết nối đến máy chủ DNS của bên thứ ba, nó sẽ thực hiện một vài công đoạn khiến nhà cung cấp dịch vụ tưởng rằng người dùng đang ở nơi nào đó trên thế giới. Vì vậy, người dùng có thể truy cập (trên bất kỳ thiết bị nào) vào các dịch vụ này bằng cách thay đổi máy chủ DNS trên Router của mình.
3. Các bước đổi DNS Google cho máy tính
Để thay đổi DNS Google 2019 cho máy tính bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Mở Start Menu => Control Panel => Truy cập kết quả cho phép hiển thị trong đó.
Bước 2: Truy cập View Network Status and Tasks
Bước 3: Wifi Status => Properties
Bước 4: Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) => Click đúp
Bước 5: Click vào Use the following DNS server addresses => Điền 8.8.8.8 và 8.8.4.4 vào dòng DNS Google => OK để xác nhận
Trên đây là thông tin về DNS Google và cách đổi DNS Google. Nếu vẫn chưa thực hiện thành công, bạn đừng ngại cho BKNS biết thông qua phần bình luận bên dưới. Thường xuyên truy cập website BKNS để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé!
>> Tìm hiểu thêm: