File server là gì? Tại sao nên sử dụng File server
Thịnh Văn Hạnh 30/11/2022 1810 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Máy chủ ảo là khái niệm không còn quá xa lạ trong lĩnh vực máy tính. Bài viết này sẽ cung cấp đến bạn khái niệm file server, và ứng dụng của nó trong việc lưu trữ dữ liệu ở các doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu File server là gì, tại sao nên sử dụng file server trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm Tắt Bài Viết
File server là gì?
File server tạm dịch: máy chủ tập tin. Đây là hệ thống quản lý dữ liệu tập trung dựa vào mạng LAN trong công ty. Nó cho phép doanh nghiệp lưu trữ và quản lý dữ liệu tập trung trên server. Từ đó, doanh nghiệp quản lý việc truy cập, quyền truy cập và sử dụng dữ liệu của từng nhân viên từng phòng ban hoặc từng nhóm làm việc.
Trong công nghệ thông tin, File server là một máy tính cung cấp một địa điểm để lưu trữ các tập tin máy tính. Các tập tin này được chia sẻ và có thể được truy cập bởi các máy trạm làm việc trong mạng máy tính. Các tập tin ở đây là tài liệu, file âm thanh, ảnh chụp, thước phim, hình ảnh, cơ sở dữ liệu,…
Hiểu đơn giản, File server là một máy tính nối mạng cung cấp không gian để lưu trữ và chia sẻ dữ liệu như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,…
>>> Có thể bạn quan tâm: Server là gì? Có mấy loại server và vai trò như thế nào
File server tồn tại dưới hình thức nào?
Bất kỳ máy tính nào cũng có thể được cấu hình để trở thành một máy chủ và hoạt động như một File server.
File server thường được sử dụng trong các trường học và các văn phòng, nơi nhu cầu lưu trữ thông tin lớn. Đôi khi, các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại địa phương với việc sử dụng File server và mạng LAN để kết nối với client của họ.
File server có nhiều hình thái khác nhau như:
- Xây dựng máy chủ chạy trên nền tảng Linux or Windows Server
- Hệ thống NAS
- Giải pháp SAN
Nguyên lý hoạt động của File server
Các dữ liệu này có thể được truy cập bởi các workstation (máy trạm). Workstation này có thể kết nối được tới máy chủ khi các máy này chia sẻ quyền truy cập thông qua một mạng máy tính.
Thuật ngữ máy chủ nêu bật vai trò của máy trong sơ đồ Client-server. Trong sơ đồ này, các khách hàng (client) là các máy trạm sử dụng kho lưu trữ.
Một File server thường không thực hiện bất kỳ phép tính toán hay chạy chương trình nào thay mặt cho client. Nó được thiết kế chủ yếu để cho phép lưu trữ nhanh chóng và lấy dữ liệu, các tính toán được thực hiện bởi các máy trạm.
Các máy chủ tập tin có thể được truy cập thông qua một số phương pháp khác nhau như:
- FTP: File Transfer Protocol
- HTTP: Hypertext Transfer Protocol
- SMB: Server Message Block / CIFC – Common In File System – thường là cho UNIX
- NFS: Network File System – Chủ yếu là cho UNIX
Tại sao nên sử dụng File server?
File server có cần thiết không?
Đối với các doanh nghiệp mới, lượng dữ liệu còn ít, lượng thông tin trao đổi chưa nhiều. Các doanh nghiệp lựa chọn làm việc, trao đổi dữ liệu thông qua nền tảng email hoặc thiết bị USB.
Tuy nhiên khi quy mô công ty mở rộng, việc kinh doanh ổn định hơn, lượng dữ liệu cũng theo đó tăng lên. Lúc này các phương thức làm việc kiểu cũ không còn hiệu quả.
Lúc này hoạt động của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn:
- Không thể gửi Email với số lượng lớn
- Sao chép dữ liệu qua USB, Box HDD tốn thời gian mà không hiệu quả
- Cấp lãnh đạo hoặc trưởng nhóm quản lý tiến độ dự án gặp khó khăn trong quá trình báo cáo khó khăn
- Dữ liệu phân mảnh trên nhiều máy dẫn đến vấn đề thiếu an ninh, dữ liệu bảo mật không cao, nguy cơ xảy ra mất dữ liệu,…
Để giải quyết những vấn đề trên, giải pháp file server ra đời.
Lợi ích của File server là gì?
Thời đại công nghệ 4.0, việc lưu trữ và chia sẻ tài liệu trong nội bộ doanh nghiệp ngày càng phổ biến. Điều này giúp kiểm tra lại những thông tin giao dịch và các thông tin khác nếu có. Ngoài ra còn có nhu cầu lưu trữ thông tin giao dịch của khách hàng.
Và từ nhu cầu đó, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn sử dụng file server để thuận tiện cho việc lưu trữ và tra cứu thông tin bất cứ lúc nào cần thiết.
Hỗ trợ chia sẻ file đa nền tảng
Một File server cho phép người dùng chia sẻ thông tin qua mạng mà không cần phải chuyển tập tin vật lý bằng đĩa mềm hoặc một số thiết bị lưu trữ ngoài khác.
Điểm nổi bật của File server là hỗ trợ đầy đủ các giao thức AFP, FTP, NFS, SMB, WebDAV, HTTP. Nhờ vậy, các dữ liệu lưu trữ trên Synology được truy cập mọi lúc, mọi nơi từ các máy tính Windows, Mac, Linux.
Dễ dàng quản lý dữ liệu
Thay vì các tập tin chia sẻ nằm rải rác trên từng máy, File server sẽ tập trung những tài liệu quan trọng hay những thông tin cần thiết vào một nơi duy nhất.
Điều này sẽ giúp bạn quản lý quyền truy cập đến toàn bộ các tập tin chia sẻ một cách dễ dàng hơn. Việc phân bổ dữ liệu theo phòng ban, Project được sắp xếp logic hợp lý sẽ giúp tiến độ công việc nhanh hơn.
Bảo đảm sự an toàn cho dữ liệu
Công nghệ RAID giảm thiểu tối đa khả năng mất dữ liệu do hỏng hóc ổ cứng thường gặp đồng thời các công cụ hỗ trợ backup thường xuyên.
Do đó, với File server, doanh nghiệp dễ dàng sao lưu dữ liệu. Trong trường hợp bị nhiễm virus, bị tấn công, hay vô tình xóa mất dữ liệu…, quá trình phục hồi liệu cũng diễn ra nhanh chóng.
>>> Xem thêm: Web server (máy chủ web) là gì? Có những loại web server nào?
Hệ thống phân quyền và gia tăng bảo mật
Mỗi User, Admin, HR, Account, Team Leader….điều được phân cấp quyền hạn chặt chẽ đảm bảo tính bảo mật và an toàn dữ liệu công ty.
File server thường hỗ trợ một vài hình thức bảo mật hệ thống. Mục đích của hệ thống này là nhằm hạn chế quyền truy cập đối với người dùng hoặc nhóm người dùng cụ thể. Trong các tổ chức lớn, nhiệm vụ này thường được phân cấp cho các directory service như openLDAP, eDirectory của Novell hoặc Active Directory của Microsoft.
Tóm lại, một máy chủ lưu trữ data tập trung cực kì cần thiết cho văn phòng nhỏ hay doanh nghiệp. File server không những giúp người dùng dễ dàng lưu trữ, quản lý, Chia sẻ dữ liệu cho nhiều người cùng làm việc mà còn đảm bảo tính bảo mật, an toàn, tiện ích trong việc quản lý vận hành.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức về file server mà BKNS gửi tới bạn đọc. Hy vọng bạn có nhiều kiến thức để lựa chọn cho doanh nghiệp mình một hệ thống lưu trữ dữ liệu phù hợp. Giúp tối đa hiệu suất lưu trữ và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Còn rất nhiều thông tin khác đang chờ bạn khám phá ở BKNS.
[mautic type=”form” id=”6″]
Đọc thêm các bài viết khác:
Tìm hiểu về Whois Protect – Giải pháp bảo vệ tên miền hiệu quả
Băng thông không giới hạn là gì?
Web Scraping Bot là gì? Cách phát hiện và ngăn chặn Web Scraping Bot có hại