Hệ thống Server và những lưu ý khi quản trị hệ thống Server
Thịnh Văn Hạnh 11/03/2022 1657 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Với những doanh nghiệp vừa và lớn, việc xây dựng một hệ thống server riêng để phục vụ cho công việc là điều không còn xa lạ. Đặc biệt là những doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Vậy hệ máy chủ và những lưu ý khi quản trị hệ thống máy chủ là gì? Hãy cùng BKNS tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm Tắt Bài Viết
Hệ thống Server
Server là gì?
Server (máy chủ) là một máy tính được kết nối với mạng Internet hoặc mạng nội bộ. Server có chức năng cung cấp các tài nguyên, dịch vụ và chức năng cần thiết cho các máy tính cá nhân khác có kết nối đến với máy chủ. Nhìn chung, Server là một máy tính được thiết lập với nhiều tính năng vượt trội. Nó có năng lực xử lý và khả năng lưu trữ dữ liệu lớn hơn rất nhiều so với một máy tính thông thường.
Hệ thống Server là gì?
Hệ thống server là sự kết hợp của nhiều server với nhau. Nó mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích vượt trội hơn so với việc sử dụng một server thông thường:
– Hiệu suất và khả năng lưu trữ vượt trội.
– Dữ liệu được lưu trữ tập trung, tính bảo mật cao.
– Backup, đồng bộ diễn ra dễ dàng và thuận tiện hơn.
– Quản lý bao quát dễ dàng hơn.
– Chủ động điều chỉnh theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Cấu tạo của hệ thống Server?
– Mainboard server: Đây là mạch điện chính, trung tâm của một máy chủ. Nhiệm vụ của chúng là kết nối và truyền dẫn giữa các thiết bị khác nhau trong máy. Cấu tạo của mainboard server bao gồm các khe sockets, các khe chứa bộ nhớ, các giao diện gắn thiết bị ngoại vi… Bộ phận này cũng có thể được tích hợp sẵn các mạch điều khiển gắn liền cho modem, âm thanh, card màn hình.
– CPU máy chủ: Là bộ phận quan trọng nhất, là trung tâm điều hành cả hệ thống. Nó là một mạch tích hợp phức tạp các transitor trên một bảng mạch nhỏ. Đây là bộ xử lý trung tâm của máy chủ (server). Và được xem như là bộ não quan trọng nhất của hệ thống.
– RAM: có vai trò cực kỳ quan trọng. Chúng quyết định đến khả năng xử lý của máy chủ tại một thời điểm chạy được đồng thời bao nhiêu chương trình. Cũng như lượng dữ liệu có thể được xử lý ngay tức thời. RAM có chức năng ECC (Error Checking and Correction) kiểm tra và sửa lỗi kịp thời khi có lỗi xảy ra với các chi tiết nhỏ của hệ thống datacenter.
– Chassis server: dùng để bảo vệ các thiết bị phần cứng (Ram, CPU, HDD, Main…) bên trong máy chủ. Đây chính là Case của một máy tính cá nhân thông thường.
– HDD server (ổ cứng máy chủ): là bộ nhớ với chức năng dùng để lưu trữ dữ liệu, lưu trữ hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng và các dữ liệu của người dùng. Một máy chủ có thể gắn được nhiều HDD.
– Card RAID: Là thành phần giúp kết hợp các ổ cứng thành một thể thống nhất. Với những cơ chế sao lưu, chống lỗi giúp dữ liệu của bạn luôn được an toàn khi có các trục trặc vật lý xảy ra.
Quản trị hệ thống Server là gì?
Quản trị Server (máy chủ) là biến đổi để lập kế hoạch, tổ chức, hướng đến sự phù hợp của hoạt động Server. Theo đó, hoạt động sử dụng tài sản được diễn ra theo kế hoạch để đạt được thành tích và các mục tiêu đã đề ra. Quá trình quản trị cũng song hành với việc kiểm tra, theo dõi, kịp thời phát hiện và khắc phục các vấn đề kỹ thuật cũng như lỗi phát sinh trên máy chủ, giúp máy chủ hoạt động trong trạng thái duy trì ổn định và hiệu suất cao nhất.
Hiện nay, các doanh nghiệp cố sử dụng hệ thống server ở khắp mọi nơi đều phải có người quản trị Server (máy chủ) để phục vụ doanh nghiệp của họ. Những người này cần phải có chuyên môn cao để có thể xử lý các vấn đề của server.
Đọc thêm:
Người quản trị hệ thống Server sẽ làm những gì?
– Có kế hoạch xây dựng và vận hành hệ thống.
– Set up, vận hành hệ thống.
– Quản lý các công cụ bảo mật.
– Xác định và khắc phục sự cố, ngoài ra ghi lại các vấn đề liên quan đến hệ thống mạng.
– Thực hiện đo lường hiệu suất mạng cùng với đó hợp lý hóa hệ thống của bạn theo tốc độ và khả năng tiếp cận tối ưu
– Cài đặt, thiết kế phần cứng mạng (Ví dụ: Router và chuyển mạch Cisco)
– Triển khai, thiết kế tổ chức phần mềm (Ví dụ: Nỗ lực chống vi-rút hoặc dự án trình diễn)
– Chịu trách nhiệm các vấn đề về bảo mật, vận hành, khắc phục sự cố sao lưu….
Những kỹ năng mà người quản trị hệ thống Server cần phải có
Kỹ năng cứng: Đây là kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất mà người quản trị cần phải có. Họ phải am hiểu về cấu tạo, thành phần, chức năng và các thức hoạt động của hệ thống server. Có kiến thức nền tảng tốt thì mới có thể điều hành được cả hệ thống tốt.
Kỹ năng xử lý tình huống: Sự cố về server và hệ thống server sẽ luôn xảy ra. Chính vì thế kỹ năng xử lý tình hống phát sinh là kỹ năng vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc xác định chính xác nguyên nhân và xử lý kịp thời. Người quản lý cần phải đưa ra cách xử lý triệt để nhất.
Kiến thức về bảo mật: Công nghệ thông tin luôn luôn phát triển, và kiến thức bảo mật cũng nên được cập nhật liên tục. Điều quan trọng nhất là đảm bảo an toàn dữ liệu. Người quản trị viên nên được trang bị kỹ càng kỹ năng này. Bởi nó sẽ liên quan trực tiếp đến vấn đề trách nhiệm.