Ngày nay, internet phát triển kéo theo nhiều rủi ro tiềm ẩn chính. Vì vậy mà giao thức https ra đời, phục vụ công tác bảo mật cho người dùng. Nghe về https nhiều rồi nhưng liệu rằng bạn đã nắm được https là gì? https viết tắt cho cụm từ gì? Tại sao lại cần đến https thì mời bạn cùng đón đọc bài viết sau đây.
Tóm Tắt Bài Viết
HTTPs Là Gì?
https là viết tắt của cụm từ Hypertext Transfer Protocol Secure. Đây là giao thức chuẩn về Internet giúp chuyển tải siêu văn bản được sử dụng trong www (world wide web). Thực chất, https là phiên bản nâng cấp, được tích hợp thêm chứng chỉ bảo mật từ http với mục đích để mã hóa các thông tin giao tiếp làm tăng tính bảo mật.
Giao Thức HTTPs Hoạt Động Như Thế Nào?
Đã bao giờ bạn thắc mắc về cách hoạt động của HTTPs là gì? Thực chất, giao thức https có nguyên lý hoạt động tương tự với http. Nhưng như đã trình bày, https là phiên bản nâng cấp hơn và có tính bảo mật cao hơn. Nó được bổ sung thêm chứng chỉ SSL – Secure Sockets Layer (tầng ổ bảo mật) hoặc TLS – Transport Layer Security (bảo mật tầng truyền tải). Cho đến nay, SSL và TLS là hai tiêu chuẩn bảo mật hàng đầu cho các website trên thế giới.
Khác với HTTP, khi bạn truy cập vào một trang web thì HTTPs sẽ hỗ trợ xác thực tính đích danh của website đó thông qua việc kiểm tra xác thực bảo mật (Security Certificate).
- Các xác thực bảo mật này được cung cấp và xác minh bởi Certificate Authority (CA) – đây là các tổ chức phát hành các chứng thực của các loại chứng thư số cho các cá nhân, doanh nghiệp, máy chủ, mã nguồn, phần mềm…
- Các tổ chức này đóng vai trò là bên thứ ba. Được cả hai bên tin tưởng để hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin an toàn.
HTTPs có nhiệm vụ mã hóa dữ liệu của HTTP, HTTPs sẽ đảm bảo rằng tất cả dữ liệu được truyền qua Internet giữa máy tính và máy SERVER được bảo mật bằng cách sử dụng các thuật toán mã hóa + hàm băm (AES, MD5, SHA2,…) để xáo trộn dữ liệu trước khi truyền đi.
HTTPs có nhiệm vụ mã hóa dữ liệu của HTTP, HTTPs sẽ đảm bảo rằng tất cả dữ liệu được truyền qua Internet giữa máy tính và máy SERVER được bảo mật bằng cách sử dụng các thuật toán mã hóa + hàm băm (AES, MD5, SHA2,…) để xáo trộn dữ liệu trước khi truyền đi.
>Các bài viết bạn nên tham khảo:
Hướng dẫn cách cài đặt chứng chỉ SSL cho website 2022
Tại Sao Cần Đến HTTPs? Ưu, Nhược Điểm Của HTTPS Là Gì?
Hiện nay https được sử dụng rất phổ biến bởi tính bảo mật cao. Nhưng ưu điểm của nó không chỉ có thế. Cùng khám phá ngay lý do mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần đến https nhé!
Giảm thiểu tình trạng website lừa đảo
Bất cứ server nào cũng có thể bị giả mạo để lấy thông tin người dùng. Với bảo mật của https, trình duyệt trên máy khách sẽ được yêu cầu thủ tục kiểm tra chứng chỉ SSL từ máy chủ trước khi các dữ liệu giữa máy chủ server và máy khách client được mã hóa để trao đổi. Để tránh website giả, chứng chỉ SSL/TLS của HTTPs sẽ giúp xác thực đó chính là website chính thức của doanh nghiệp.
Tăng độ tin cậy của website cho người dùng
Một số trình duyệt web điển hình là Google Chrome, Mozilla Firefox, Apple Safari hoặc Microsoft Edge sẽ đều xuất hiện những cảnh báo đến người dùng truy cập đối với các trang web không được bảo mật.
Khi sử dụng HTTPs, thông tin của người dùng sẽ được bảo vệ hoàn toàn khi lướt web. Những thông tin như email, số điện thoại, password hay thông tin thẻ ngân hàng sẽ luôn trong trạng thái nguyên vẹn, không bị chỉnh sửa hay bị đánh cắp. Người dùng hoàn toàn có thể yên tâm truy cập website
HTTPs có vai trò quan trọng với SEO
Nhiều người hiểu HTTPs là gì nhưng thực chất lại khó để hình dung ưu điểm của https đối với SEO. Từ năm 2014, Google đã chính thức thông báo sẽ ưu tiên đẩy xếp hạng tìm kiếm của các website sử dụng giao thức HTTPs. Cho nên những website sử dụng HTTPs hoàn toàn có lợi thế SEO hơn hẳn.
Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu triển khai mảng SEO thông qua kênh tìm kiếm của công cụ Google thì HTTPs chính là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong website của bạn.
HTTPS chậm hơn HTTP:
Nhược điểm duy nhất của HTTPs so với HTTP. Là sử dụng HTTPs khiến tốc độ giao tiếp (duyệt web, tải trang đích) giữa Client và Server chậm hơn HTTP. Tuy nhiên nhờ công nghệ phát triển, sự khác biệt đã đạt tới giới hạn tiệm cận bằng 0.
Trên đây là các ưu điểm và nhược điểm của HTTPs, có thể thấy rằng giao thức HTTPS vượt trội hơn hẳn so với HTTP về nhiều mặt, đồng thời còn làm tăng uy tín doanh nghiệp. Đó là lý do tất cả các website đều nên sử dụng HTTPS.
Phân Biệt Bảo mật HTTPS Và HTTP
Nhiều người dễ bị nhầm lẫn giữa HTTPs và HTTP. Tuy HTTPs là phiên bản phát triển từ HTTP song vẫn có những khác biệt
Tiêu chí | HTTP | HTTPs |
Chứng chỉ SSL | Không có | Điểm khác biệt nổi nhất giữa HTTP và HTTPS là chứng chỉ SSL. Xét về cơ bản, HTTPS là một giao thức của HTTP kèm với bảo mật được bổ sung. Tuy nhiên, đối với thời đại mà hầu như mọi thông tin đều được số hóa, thì nghiễm nhiên giao thức HTTPS lại trở nên vô cùng cần thiết cho tính năng bảo mật website. Dù bạn sử dụng thiết bị gì, máy tính cá nhân hay công cộng thì các tiêu chuẩn SSL vẫn luôn đảm bảo được mối dây liên lạc giữa máy khách và máy chủ an toàn, tránh trường hợp bị xâm phạm, dòm ngó. |
Port (cổng xác định thông tin trên máy khách gọi). Đây chính cổng hỗ trợ mã hóa kết nối máy tính client đến server. Mục đích để bảo vệ gói dữ liệu đang truyền đi. | Sử dụng Port 80 | Sử dụng Port 443 |
Mức độ bảo mật | Tính bảo mật yếu hơn. Dễ bị hacker bẻ khoá và xâm nhập. | Khi máy khách muốn truy cập bất kỳ trang web nào, giao thức HTTPS sẽ hỗ trợ xác thực tính đích danh của trang web đó nhờ vào việc tính năng kiểm tra xác thực bảo mật (Security Certificate).
Cách xác thực bảo mật được cung cấp và xác minh bởi Certificate Authority (CA) – các tổ chức ban hành và các chứng thực, các loại chứng thư số dành cho doanh nghiệp, người dùng, mã nguồn, máy chủ, phần mềm. Các tổ chức này có nhiệm vụ vai trò như bên thứ ba, được cả 2 tin tưởng để hỗ trợ trong quá trình trao đổi thông tin để đảm bảo an toàn. |
Cách Để Chuyển Đổi Giao Thức Bảo Mật HTTPs
Tất cả website khi mới thiết lập đều đều là giao thức HTTP. Nếu muốn chuyển sang HTTPS, bạn cần phải cài đặt thêm chứng chỉ bảo mật SSL hoặc TLS. Dưới đây là 2 cách để bạn có thể chuyển đổi từ HTTP sang HTTPs
Cách 1: Mua Chứng Chỉ SSL
Các bạn cần liên hệ với các công ty chuyên cung cấp dịch vụ để mua chứng chỉ SSL cho website của mình.
Một vài công ty cung cấp dịch vụ này như:
Công ty Giải pháp mạng Bạch Kim – BKNS
BKNS
Tenten
Cách 2: Sử Dụng Dịch Vụ Cài Đặt Giao Thức HTTPs Từ Các Công Ty Thiết Kế Website
Đối với cách chuyển đổi giao thức HTTPS này, bạn chỉ cần bỏ ra một khoản chi phí phù hợp. Sau đó, công ty đối tác sẽ chịu trách nhiệm hoàn thiện các bước còn lại.
Công ty Giáp pháp mạng Bạch Kim có cung cấp dịch vụ này. Bạn có thể tham khảo tại https://www.bkweb.vn/
MUA GIAO THỨC HTTPS Ở ĐÂU
Bạn đắn đo khi lựa chọn địa chỉ mua chứng chỉ SSL để có giao thức bảo mật https? Giữa rất nhiều nơi cung cấp chứng chỉ SSL, khuyến khích bạn lựa chọn BKNS.
BKNS là đơn vị chuyên cung cấp chứng chỉ SSL giá cả hợp lí Ngoài ra, BKNS còn có những dịch vụ khác như mua bán tên miền, cho thuê máy chủ, thiết kế website….
BKNS có đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, nhiệt tình. Luôn khiến khách hàng hài lòng về phong cách làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả công việc cao. BKNS không ngừng nỗ lực để giúp khách hàng tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin BKNS cung cấp cho bạn về HTTPs là gì. Bạn nên trang bị những bước bảo mật thiết yếu cho website bằng cách chuyển đổi sang giao thức HTTPS. Sự đảm bảo an toàn về thông tin bảo mật sẽ giúp website bạn chuyên nghiệp hơn. Tạo nên tính hấp dẫn, thu hút người dùng. Hy vọng bạn thấy bài viết hữu ích! Nếu còn bất cứ điều gì băn khoăn. Bạn hãy để lại bình luận bên dưới, đội ngũ tư vấn viên kịp thời giải đáp. Bạn cũng có thể liên hệ với BKNS qua số điện thoại 1900.63.68.09; địa chỉ Email “info@bkns.vn” hoặc “kinhdoanh@bkns.vn”. Thường xuyên truy cập website bkns.vn để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về dịch vụ công nghệ thông tin và giải pháp mạng nhé!
Xem thêm: