ISP là gì? Có thể kết nối Internet mà không cần ISP?
Thịnh Văn Hạnh 11/11/2022 1614 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Internet là mạng lưới gồm hàng tỷ máy tính và các thiết bị điện tử khác nhau được kết nối với nhau. Khi có quyền truy cập vào internet, người dùng có thể tìm kiếm thông tin và tương tác với mọi người từ khắp nơi trên thế giới. Để làm được điều đó, chúng ta cần ISP. Vậy ISP là gì, vai trò của ISP trong cuộc sống ngày nay ra sao? Cùng BKNS tham khảo kĩ hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm Tắt Bài Viết
ISP là gì?
ISP – Internet Service Provider – nơi cung cấp cho cá nhân và tổ chức quyền truy cập Internet và các dịch vụ liên quan. Nó cho phép người dùng truy cập vào các mạng chứa thiết bị và thiết lập kết nối Internet.
Nếu không có ISP, bạn sẽ không thể làm bất cứ điều gì từ mua hàng online, lướt web, truy cập Facebook hay các mạng xã hội. Và như thế, các thiết bị trở nên vô dụng và nhàm chán nếu không có ISP.
Nhờ có ISP, thiết bị của bạn có thể định tuyến lưu lượng truy cập, phân giải tên miền đồng thời đảm bảo duy trì cơ sở hạ tầng mạng. Ngoài ra ISP còn cung cấp nhiều dịch vụ như lưu trữ web, đăng ký tên miền và dịch vụ email.
>> Đọc thêm: IoT là gì? Internet of Things – Internet vạn vật và những điều bạn cần biết
Cách hoạt động của ISP là gì?
ISP được kết nối với một hoặc nhiều đường truyền internet tốc độ cao. Các ISP lớn hơn thường thuê riêng đường truyền tốc độ cao. Vì thế ít bị phụ thuộc vào các dịch vụ viễn thông và có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng của họ.
ISP lưu giữ hàng nghìn máy chủ trong các trung tâm dữ liệu, số lượng máy chủ phụ thuộc vào khu vực dịch vụ internet. Các trung tâm dữ liệu lớn này quản lý tất cả lưu lượng truy cập của khách hàng.
Phân loại ISP
Dựa vào tốc độ đường truyền, phạm vi khu vực tiếp cận, ISP được phân chia thành ba cấp sau:
ISP cấp 1
ISP cấp 1 có phạm vi tiếp cận toàn cầu lớn nhất và sở hữu đủ đường mạng vật lý đủ mạnh để tự vận chuyển hầu hết lưu lượng truy cập. Các nhà ISP cấp 1 thường thương lượng để chuyển lưu lượng qua lại lẫn nhau. ISP cấp 1 thường bán quyền truy cập mạng cho ISP cấp 2.
ISP cấp 2
Các ISP cấp 2 có phạm vi tiếp cận tầm khu vực hoặc quốc gia, và là các nhà cung cấp dịch vụ kết nối giữa ISP cấp 1 và cấp 3. Họ phải mua quyền truy cập vào các mạng cấp 1 lớn hơn, nhưng là các mạng ngang hàng với các ISP cấp 2 khác. Mạng cấp 2 tập trung vào khách hàng tiêu dùng và khách hàng thương mại.
ISP cấp 3
Các ISP cấp 3 kết nối khách hàng với internet do mạng của ISP cấp 1 hoặc cấp 2 cung cấp. Các ISP cấp 3 sử dụng và trả tiền cho các ISP cấp cao hơn để truy cập vào các dịch vụ internet. Họ tập trung vào việc cung cấp truy cập internet cho các doanh nghiệp địa phương và thị trường tiêu dùng, ở phạm vi nhỏ hơn.
Các dịch vụ internet của ISP
Các dịch vụ internet mà ISP cung cấp bao gồm các thành phần sau:
Cáp thường
ISP cung cấp dịch vụ sử dụng cáp đồng trục (loại cáp truyền hình tương tự nhau). Internet cáp có độ trễ thấp, phù hợp với những người dùng cần ít thời gian trễ hoặc trễ hơn. Cáp có tốc độ tải xuống từ 10 đến 500 Mbps và tốc độ tải lên từ 5 đến 50 Mbps.
Cáp quang
ISP cung cấp cáp quang sử dụng dây cáp quang để truyền dữ liệu. So với cáp thường, cáp quang cung cấp tốc độ nhanh hơn. Dĩ nhiên là tốc độ tải xuống và tải lên cũng nhanh hơn nhiều.
DSL
DSL kết nối người dùng với internet bằng đường dây điện thoại. Mặc dù DSL được dùng khá phổ biến, nhưng các kết nối băng thông rộng đang dần thay thế với mức độ đáng tin cậy hơn như cáp và sợi quang.
DSL chậm hơn và cung cấp tốc độ tải xuống từ 5 đến 35 Mbps và tốc độ tải lên từ 1 đến 10 Mbps. Nếu bạn ở khu vực xa thành phố và mọi người chủ yếu lướt web hoặc phát trực tuyến TV trên một thiết bị duy nhất thì đây là sự lựa chọn phù hợp.
Vệ tinh
Ở những nơi vùng núi cao, vùng sâu vùng xa, khi mà khả năng lắp đặt hệ thống đường truyền mạng hạn chế, người ta thường dùng cách này. Có các trạm bắt sóng ở mặt đất tiếp nhận dữ liệu từ vệ tinh. Mạng truyền theo phương pháp này thường chậm hơn và bị nhiễu, nhưng nó phù hợp với các khu vực địa lý bị ngăn trở.
>> Có thể bạn quan tâm: SSH và TELNET – Sự khác biệt giữa 2 giao thức mạng SSH và TELNET – Sự khác biệt giữa 2 giao thức mạng
Cách lựa chọn ISP
Dựa vào vị trí và nhu cầu mà người dùng có thể chọn ISP phù hợp, dưới đây là một số yếu tố bạn có thể cân nhắc:
Vùng phủ sóng
Mật độ sử dụng mạng ở thành phố thường cao hơn ở các vùng nông thôn. Nếu bạn ở khu vực nông thôn, có thể sử dụng loại đường truyền đơn giản chi phí rẻ hơn. Tất nhiên hiệu quả và tốc độ vẫn tương đương ở thành phố.
Các loại dịch vụ được cung cấp
Cân nhắc đơn vị cung cấp ISP cho bạn bao gồm những dịch vụ đi kèm gì? Đó là cáp, cáp quang, DSL hay vệ tinh,… Cân nhắc các lựa chọn tối ưu nhu cầu sử dụng của bạn.
Tốc độ tải xuống và tải lên
Bạn thích chơi game online hay làm việc tại nhà và sử dụng cuộc họp, hội nghị trực tuyến? Cả hai đều yêu cầu các mức độ dịch vụ khác nhau. Ví dụ: băng thông ít nhất 25 Mbps để phát video 4K.
Định giá
Bạn phải nắm được các gói dịch vụ như internet, điện thoại, tivi. các dịch vụ kết hợp khác đi kèm. Xét xem các giới hạn, chi phí, kể cả hợp đồng. Đó là những yếu tố giúp bạn định giá dịch vụ có tương xứng với số tiền bỏ ra.
Đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng
Nhận phản hồi từ những người đã sử dụng dịch vụ do nhà mạng đó cung cấp. Từ đó sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn trong việc lựa chọn.
Kết luận
Đến đây có lẽ bạn đã hiểu được ISP là gì, cách thức hoạt động, thành phần và cách lựa chọn ISP. Hy vọng kiến thức trên sẽ hữu ích cho bạn trong việc lựa chọn ISP phù hợp.
Thường xuyên ghé thăm website chính của BKNS để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích và ưu đãi khác nữa bạn nhé.
[mautic type=”form” id=”6″]Đọc thêm các bài viết hữu ích khác:
Socket là gì? Khái niệm cần biết về giao thức TCP/IP và UDP
AI là gì ? Ứng dụng và mặt trái của trí tuệ nhân tạo AI hiện nay
FBA Amazon là gì? Fulfillment by Amazon và toàn bộ kiến thức bán hàng bạn cần biết
Follow ngay tài khoản mạng xã hội của BKNS để xem thị trường công nghệ có gì mới:
+ Fanpage: https://www.facebook.com/bkns.vn
+ Youtube: https://www.youtube.com/c/BknsVn1
+ Pinterest: https://www.pinterest.com/bknsvn/
+ LinkedIn: https://www.linkedin.com/company/bkns-vn/