Mã độc là gì? Phân loại và phòng tránh mã độc như thế nào
Thịnh Văn Hạnh 02/11/2022 2075 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Bạn nghe nhiều về cụm từ virus nhưng liệu bạn có biết virus là một loại mã độc? Vậy cụ thể thì mã độc là gì? Ngoài virus ra còn những loại mã độc nào? Và làm thế nào để phòng tránh các loại mã độc? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của BKNS nhé!
Tóm Tắt Bài Viết
Mã độc là gì?
Mã độc (malware/malicious software) hay phần mềm độc hại là một chương trình được chèn vào hệ thống mạng hoặc hệ thống phần mềm. Nhằm thực hiện hành vi xâm nhập vào máy tính, đánh cắp thông tin, vi phạm bảo mật và gây hại cho hệ thống.
Thời gian dịch covid diễn ra, tin tặc đã phát tán mã độc qua thư điện tử có đính kèm tập tin word có tiêu đề “Chi Thi cua Thu tuong nguyen xuan phuc.lnk”. Giả dạng thông báo của Thủ Tướng Chính phủ về dịch Covid-19. Nếu người dùng tải tập tin đính kèm về và mở trên máy tính (mã độc này chỉ hoạt động trên hệ điều hành Windows). Mã độc sẽ được kích hoạt. Lúc ấy, tin tặc có thể thực hiện nhiều lệnh khác nhau như: đánh cắp dữ liệu, thông tin máy tính, sử dụng để tiếp tục phát tán sang máy tính khác…
Tóm lại, trả lời cho câu hỏi mã độc là gì? Mã độc chính là chương trình xâm nhập trái phép máy tính của chúng ta.
Tại sao nói mã độc có hại?
Không phải tự nhiên mà chúng được gọi là mã độc. Mã độc luôn được xem là mối nguy hại trên toàn cầu. Nhiều loại mã độc nguy hiểm đến mức chính những chuyên gia công nghệ cũng bị chúng làm cho đau đầu. Mã độc có nhiều loại. Mỗi loại có đặc tính và tác hại khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy những tác hại chung của các loại mã độc như sau:
Làm chậm tốc độ máy tính
Bất kể ứng dụng hay phần nào hoạt động trên máy tính đều phải nhờ đến năng lực xử lý của CPU. Khi mã độc xâm nhập vào hệ thống. Chúng sẽ chiếm dụng tài nguyên và có thể gây tê liệt hệ thống máy tính. Những thiết bị sau khi bị nhiễm mã độc sẽ hoạt động chậm đi nhiều so với tốc độ ban đầu.
Treo máy tính
Vô hiệu hóa máy tính là một tác hại về phần cứng mà mã độc gây ra cho thiết bị của bạn. Với khả năng vô hiệu hóa này. Người dùng hoàn toàn không thể hoạt động và sử dụng máy tính của mình. Và để có thể sử dụng trở lại bạn phải mất một khoản chi phí khá lớn.
Ảnh hưởng dữ liệu cá nhân
Đây cũng là tác hại của mã độc mà nhiều người không mong muốn nhất. Tùy vào từng loại mã độc cũng như mục đích, ý đồ của người tạo ra. Chúng sẽ có mức độ “phá hoại” khác nhau. Có thể chỉ là xâm nhập vào máy tính và đọc trộm dữ liệu. Nhưng cũng có trường hợp đánh cắp thông tin và danh tính người dùng với những mục đích phạm pháp. Hoặc tình trạng “ăn” dữ liệu. Có thể hiểu là tình trạng mã độc sẽ tấn công và xóa đi hoặc vô hiệu hóa các tệp tin, dữ liệu trong máy.
Ngày 22/12/2021, trên diễn đàn của hacker Raid Forums. Một tài khoản có tên đã seasalt123 chia sẻ về tập dữ liệu chứa thông tin người dùng được cho là của website Breport.vn. Website mới được BKAV thành lập hồi tháng 9 nhằm cho phép người dùng báo cáo lỗi về Bphone. Trong đó, tệp dữ liệu này bao gồm địa chỉ email, tên và số điện thoại của hơn 200 người dùng. Rõ ràng, tin tặc này đã dùng mã độc xâm nhập và đánh cắp dữ liệu cá nhân của người dùng. Không rõ là mục đích gì nhưng việc danh tính cá nhân bị tiết lộ gây ra nguy hiểm với nhiều người.
Tác động đến các ứng dụng
Khi mã độc xâm nhập vào máy, không thể không nói đến việc chúng có thể tác động đến các ứng dụng, phần mềm trên máy. Cụ thể, chúng có thể gây ra một số thay đổi trên giao diện khi thao tác. Mặt khác, một số virus tạo ra tình trạng các cửa số quảng cáo pop-up liên tục được bật lên làm người dùng khó chịu.
Phân loại các loại mã độc thường thấy
Như đã nói, nhiều người hay nhầm lẫn virus và mã độc là một. Nhưng về bản chất, virus là một loại mã độc. Trên thực tế, có rất nhiều loại mã độc gây hại cho máy tính của bạn. Dưới đây là phân biệt những loại mã độc thường thấy.
Virus – Loại mã độc phổ biến nhất
Virus là loại độc phổ biến nhất. Virus có các hành động phá hoại như làm chương trình không hoạt động đúng như mong muốn, xóa dữ liệu, làm hỏng ổ cứng, lấy cắp các thông tin cá nhân nhạy cảm (các mã số thẻ tín dụng, tài khoản, tài liệu mật… Hơn nữa, virus có khả năng lây lan nhanh tới chóng mặt. Chính vì thế, nếu không phát hiện kịp thời, cực kì khó để dọn sạch chúng. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, Virus không còn “độc chiếm thị trường” mã độc như trước.
Worm – Mọt máy tính
Thay thế cho sự phổ biến của Virus là Worm. Nó là loại mã độc phát triển và lây lan mạnh mẽ nhất hiện nay. Hình thức phát tán chủ yếu của Worm là qua email. Các email này thường có nội dung giật gân và hấp dẫn để thu hút lượt click của người dùng. Nhờ những email giả mạo đó mà worm có thể lây lan theo cấp số nhân. Trái với việc phải cần vật chủ như Virus, Worm có thể lây lan qua mạng dưới dạng một thực thể độc lập. Vì thế mà ngày nay, nhiều tin tặc thường ưu tiên loại mã độc này.
Trojan Horse – Anh em của Virus
Đây là loại mã độc ngụy trang dưới vỏ bọc phần mềm vô hại và thậm chí có thể hoạt động. Như một chương trình hợp pháp trong hệ thống trước khi thực hiện các hành vi độc hại được chỉ định. Tên của nó được lấy theo một điển tích cổ. Trong cuộc chiến với người Tơ-roa, các chiến binh Hy Lạp sau nhiều ngày không thể chiếm được thành đã nghĩ ra một kế. Họ giả vờ giảng hòa rồi tặng người dân thành Tơ-roa một con ngựa gỗ khổng lồ. Sau khi ngựa gỗ được đưa vào thành, các chiến binh Hy Lạp từ trong ngựa gỗ chui ra đánh chiếm thành. Đây cũng chính là cách mà các Trojan áp dụng. Các đoạn mã của Trojan được “che giấu” trong các phần mềm máy tính bình thường để bí mật xâm nhập vào máy tính. Tới thời điểm thuận lợi, chúng sẽ đánh cắp thông tin cá nhân và chiếm quyền điều khiển máy tính… Khác với 2 loại mã độc kể trên, Trojan không tự lây lan mà sử dụng phần mềm khác để phát tán.
Spyware – Phần mềm gián điệp
Spyware (phần mềm gián điệp) là phần mềm dùng để đánh cắp thông tin của user. Spyware thường được bí mật cài đặt trong các phần mềm miễn phí. Khi xâm nhập thành công, spyware sẽ điều khiển máy chủ và âm thầm chuyển dữ liệu người dùng đến một máy khác.
Adware – Phần mềm quảng cáo
Hay còn có cách gọi khác là Malvertising. Chúng là các dạng phần mềm độc hại sử dụng cho mục đích quảng cáo trực tuyến hợp pháp, phát tán phần mềm độc hại.
Backdoor – Một dạng trojan khá nguy hiểm
Backdoor (cửa hậu/ cửa sau) là một dạng Trojan. Khi xâm nhập vào máy tính, backdoor sẽ mở ra một cổng dịch vụ cho phép tin tặc điều khiển máy tính nạn nhân. Tin tặc có thể cài phần mềm backdoor lên nhiều máy tính khác nhau thành một mạng lưới các máy bị điều khiển – Botnet. Từ đó, thực hiện các vụ tấn công từ chối dịch vụ DDoS.
Một vụ tấn công bằng backdoor phải kể đến báo điện tử VOV. Trưa 12-6-2021, các nền tảng mạng xã hội của báo điện tử VOV trên Google,Facebook bị các nhóm đối tượng tổ chức spam, đe dọa. Và kêu gọi đánh giá 1* (1 sao) trên Google Maps nhằm làm giảm uy tín của báo. Khiến báo đang ở thứ hạng 4,5* bị tụt xuống 1.9*. Vào chiều 12-6. Đỉnh điểm là việc tấn công DDoS (từ chối dịch vụ) nhằm vào Báo Điện Tử VOV làm tràn băng thông. Khiến việc truy cập vào báo bị gián đoạn cục bộ.
Đọc thêm:
Ransomware – mã độc tống tiền
Ransomware là một loại mã độc được dùng để ngăn chặn người dùng truy cập dữ liệu và sử dụng máy tính. Để lấy lại dữ liệu và quyền kiểm soát máy tính, nạn nhân cần chuyển tiền cho tin tặc. Vì thế mà nó được gọi là mã độc tống tiền. Ransomware thường xâm nhập qua email rác hoặc trang web lừa đảo. Trong vài trường hợp, Ransomware được cài đặt cùng với Trojan để có thể kiểm soát nhiều hơn trên thiết bị của nạn nhân.
Rootkit
Rootkit là những đoạn mã độc được thiết kế nhằm che dấu sự tồn tại của những đoạn mã độc khác bên trong nó. Rootkit thường được dùng để kết hợp với một mã độc khác như Backdoor. Để hacker có thể truy cập từ xa. Và làm hệ thống gặp khó khăn trong việc phát hiện ra loại mã độc này
Botnet
Bot là những chương trình mã độc được cài lên các máy tính nạn nhân. Các máy tính này sẽ nằm trong một mạng lưới được điều khiển bởi tin tặc gọi là mạng Botnet. Tương tự như backdoor. Botnet cũng cho phép kẻ tấn công truy cập và điều khiển hệ thống máy nạn nhân. Tất cả các máy bị nhiễm cùng một loại Botnet sẽ cùng nhận một chỉ thị lệnh. Từ một máy chủ điều khiển của kẻ tấn công thông qua các kênh như Internet Relay Chat (IRC) hoặc hệ thống mạng ngang hàng peer-to-peer (P2P).
Cách lây nhiễm của mã độc
Mã độc có thể lây nhiễm bằng nhiều cách thức khác nhau tùy vào chủng loại. Phần lớn mã độc xâm nhập vào máy tính user do sự bất cẩn của người dùng. Khi tiến hành tải xuống phần mềm có các ứng dụng độc hại đi kèm với nó.
Một số có thể xâm nhập vào hệ thống bằng cách tận dụng các lỗ hổng bảo mật trong hệ điều hành. Và các chương trình phần mềm của người dùng. Các hệ điều hành phiên bản cũ, không bản quyền và không cập nhật, các phiên bản trình duyệt lỗi thời và các tiện ích hoặc plugin bổ sung …
Một nguồn phát tán mã độc phổ biến khác là thư điện tử (email). Hacker thường sử dụng kênh thư điện tử để gửi các fake news. Hoặc những thứ gây tò mò khiến người đọc phải mở tệp và tải xuống.
Cách phòng tránh mã độc
Làm thế nào để bảo vệ máy tính của bạn khỏi mã độc? Sau đây là một vài biện pháp BKNS đề xuất cho bạn để giảm thiểu khả năng bị mã độc xâm nhập:
- Đầu tiên, luôn cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus trên tất cả các máy tính. Một vài phần mềm chống Virus phổ biến phải kể đến: Kaspersky, CyStack, Bitdefender, Avast, Norton, Bkav, … Các phần mềm này giúp chúng ta phòng tránh mã độc. Giúp chúng ta yên tâm hơn khi duyệt web hoặc download các phần mềm.
- Sử dụng các quyền tối thiểu trên các ứng dụng web để giới hạn quyền hạn. Ngăn chặn tin tặc có khả năng lây lan mã độc hại đến các hệ thống quan trọng.
- Thường xuyên cập nhật các bản vá được cung cấp từ hệ điều hành. Các bản vá cho các ứng dụng đang sử dụng và đặc biệt là cập nhật chương trình diệt virus. Nhằm tránh việc các loại mã độc lợi dụng các lỗ hổng để lây lan. Đồng thời cũng cập nhật được các mẫu mã độc mới. Giúp phần mềm diệt virus làm việc hiệu quả hơn.
- Đặc biệt, không mở mở các email và tệp đính kèm không rõ nguồn gốc. Nhất là các file thực thi (các file có đuôi .exe, .dll, …).
Kết luận
Trên đây là bài viết về mã độc là gì? Các loại mã độc và cách phòng tránh mã độc mà bạn nên biết. Để tránh khỏi những rủi ro không mong muốn. Hy vọng bài viết có ích với bạn.
Thường xuyên theo dõi và cập nhật thông tin trên bkns.vn để có đọc thêm nhiều bài viết thú vị. Đừng quên, BKNS là nhà cung cấp là nhà chuyên cung cấp các dịch vụ tên miền, đăng ký email doanh nghiệp, hosting giá rẻ, vps, ssl, thiết kế web… nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Chứng Chỉ SSL Là Gì? Tất Cả Thông Tin Bạn Cần Biết
- Hướng dẫn khắc phục lỗ hổng bảo mật mới nhất trên plugin Easy WP SMTP WordPress