Mạng máy tính là gì? Các mô hình mạng máy tính phổ biến
Thịnh Văn Hạnh 14/07/2023 1144 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Làm việc trong môi trường sử dụng mạng Internet nhiều với các thiết bị kết nối mạng như laptop, máy in, scan,… nhưng bạn có bao giờ thắc mắc mạng máy tính là gì chưa? Chúng được cấu hình và tổ chức như thế nào để kết nối các thiết bị lại với nhau? Cùng đọc bài viết này dưới đây và tìm hiểu mạng máy tính là gì, các mô hình mạng máy tính phổ biến nhất hiện nay.
Tóm Tắt Bài Viết
Mạng máy tính là gì?
Mạng máy tính là một hệ thống kết nối các máy tính với nhau để chia sẻ thông tin, tài nguyên và tạo ra sự giao tiếp giữa các người dùng. Mạng máy tính cho phép các máy tính trong mạng giao tiếp với nhau thông qua việc truyền dữ liệu qua các phương tiện truyền thông như cáp mạng, sóng radio, cáp quang và các công nghệ khác.
Trong các môi trường công sở hiện nay, mạng máy tính đang được áp dụng rộng rãi với những lợi ích sau:
– Thiết bị ngoại vi như modem, máy in có thể được sử dụng đồng bộ cho nhiều người.
– Dữ liệu được kiểm soát và quản lý tập trung, giúp đảm bảo tính an toàn. Ngoài ra, việc trao đổi thông tin nội bộ cũng trở nên thuận tiện hơn.
– Các máy tính có thể được kết nối vào mạng thông qua chương trình Share Internet, chỉ cần một thiết bị được kết nối và cấu hình cho các máy tính khác.
– Giao tiếp được tối ưu hóa thông qua email, tin nhắn, video và sử dụng dữ liệu có sẵn trên hệ thống.
– Cho phép sử dụng hệ thống từ xa để chia sẻ chương trình, tệp tin và phần mềm.
Phân loại mạng máy tính
Chắc hẳn, bạn đã nắm rõ thêm đôi phần về hệ thống mạng máy tính đang được ứng dụng hiệu quả trong nhiều phương diện đời sống và công việc hiện nay. Tuy vậy, BKNS sẽ mở ra góc nhìn chi tiết hơn về nội dung này bằng việc phân loại chúng gồm 2 dạng:
1. Phân loại theo chức năng
Hiện nay, nhóm phân loại dựa trên chức năng sẽ được chia thành 3 loại có mức độ sử dụng phổ biến như sau:
Mô hình Peer – to – Peer
Đối với mô hình này còn được biết đến là dạng mạng hàng ngang hay P2P và toàn bộ hệ thống thiết bị máy tính sẽ có vai trò tương đồng nhau. Mỗi thiết bị độc lập đều được phép cung cấp trực tiếp tài nguyên đến những máy khác trên cùng hệ thống.
Và điều hiển nhiên là các thiết bị này vẫn được phép lấy và sử dụng trực tiếp tài nguyên trên hệ thống. Tuy vậy, P2P sẽ không là lựa chọn tốt cho hệ thống có quy mô lớn, vì tài nguyên có khả năng bị phân tán và giảm thiểu việc bảo mật.
Mô hình Client – Server
Mô hình Client – Server còn được gọi là mô hình khách – chủ, một hệ thống sẽ chọn ra 1 đến 2 máy làm nhiệm vụ kiểm soát và cung cấp các loại tài nguyên như: Dữ liệu, thiết bị, chương trình,… và được gọi là máy chủ server. Còn lại, các máy tính khác sẽ đóng vai trò máy khách.
Khi đã hoàn tất việc phân chia công việc, máy chủ có trách nhiệm phục vụ cho các thiết bị kết nối khác bằng cách quản lý tài nguyên trong mạng và cung cấp đến máy khách nhằm sử dụng chung.
Mô hình Client-Server có những ưu điểm sau:
1. Hỗ trợ quản lý dữ liệu tập trung, tối ưu hóa hiệu suất:
Trong mô hình này, dữ liệu được lưu trữ và quản lý tập trung trên máy chủ (server), giúp tối ưu hóa việc truy xuất và xử lý dữ liệu. Điều này giúp cải thiện hiệu suất và hiệu quả trong việc quản lý dữ liệu.
2. Bảo mật và an toàn:
Mô hình Client-Server cung cấp các cơ chế bảo mật để kiểm soát quyền truy cập và bảo vệ dữ liệu trên máy chủ. Việc tập trung quản lý dữ liệu cũng giúp đảm bảo an toàn thông tin và ngăn chặn các mối đe dọa bảo mật.
3. Thích hợp cho hệ thống quy mô trung bình đến lớn:
Mô hình Client-Server phù hợp cho các hệ thống có quy mô từ trung bình đến lớn. Việc sử dụng máy chủ mạnh mẽ và tận dụng khả năng xử lý của nó cho phép hệ thống mở rộng và đáp ứng nhu cầu của nhiều người dùng.
4. Mô hình nền tảng website:
Mô hình Client-Server là cơ sở cho việc phát triển các ứng dụng web. Trình duyệt web (client) kết nối và giao tiếp với máy chủ (server) để truy cập và hiển thị nội dung web. Điều này đảm bảo tính linh hoạt và trải nghiệm đa dạng cho người dùng trong việc tìm kiếm thông tin, chia sẻ dữ liệu và tương tác trực tuyến.
Với sự phát triển và linh hoạt của công nghệ hiện đại, nhiều cá nhân và tổ chức đã sử dụng Internet như một mạng lưới toàn cầu. Điều này giúp kết nối hàng loạt tài khoản trên khắp thế giới trở nên dễ dàng hơn và được gọi là mạng liên kết. Người dùng chỉ cần thiết bị và kết nối Internet để truy cập vào trình duyệt và dễ dàng chia sẻ dữ liệu, nhắn tin, xem phim và thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm thông tin. Mô hình này mang đến nhiều trải nghiệm mới và linh hoạt hơn cho người dùng.
2. Phân loại theo mô hình kết nối
Mạng máy tính phân loại theo mô hình kết nối có thể được chia ra làm 4 dạng khác nhau mà bạn nên biết để có được sự lựa chọn hợp lý, gồm:
Mạng LAN
Mạng LAN hay còn được biết đến là mạng cục bộ (Local Area Network). Đối với các thiết bị máy tính thuộc phạm vị diện tích tương đối thấp như văn phòng, lớp học, hộ gia đình,… thì sẽ sử dụng đến loại mô hình này.
Tuy nhiên, việc kết nối mạng LAN cũng đòi hỏi một số tiêu chí mà người sử dụng cần đáp ứng như:
- NIC (card giao tiếp mạng).
- Thiết bị truyền (có thể ở dạng sử dụng dây cáp hoặc không dây).
Dù ở bất kỳ loại hình máy chủ hay mạng hàng ngang (P2P) thì người dùng nhất định phải thỏa mãn hai tiêu chí trên.
Mạng WAN
Mạng WAN hay mạng diện rộng là sự kết hợp của nhiều mạng LAN, giúp khả năng truyền tín hiệu hoặc dữ liệu được xa hơn. Chính vì thế, dạng kết nối này sẽ được bao phủ ở các môi trường như: Thành phố, quốc gia,…
Đối với dạng này, các LAN sẽ được truyền tải thông qua đường dây được lắp đặt bởi đơn vị cung cấp. Nhìn chung, có thể hiểu đơn giản mạng WAN là sự liên kết trên hai LAN, thời điểm hiện tại thì Internet chính là loại WAN với quy mô lớn nhất toàn cầu.
Mạng Intranet
Có thể nói, mạng Intranet thực sự quá xa lạ và chắc hẳn là nhiều người chưa từng nghe đến khái niệm này. Đây là một dạng mạng nội bộ mở rộng giúp người dùng tìm được tất cả thông tin mà không có sự can thiệp của đơn vị bên ngoài.
Và một yếu tố độc đáo hơn của Intranet là nó chứa cả 3 dạng mạng gồm: WAN, LAN, MAN.
Mạng SAN
Mạng SAN có tên gọi chính xác là Storage Area Network với tốc độ truyền tải dữ liệu giữa máy chủ và thiết bị khác với tốc độ siêu cao. Ngoài ra, hiệu suất của SAN được đánh giá là tối ưu, đồng thời được trang bị sẵn các tính năng dự phòng.
Điểm nổi bật hơn hết là khoảng cách có thể kết nối thiết bị với mạng SAN lên đến 10km. Với nhiều ưu điểm khác biệt cùng chi phí định kỳ thấp, nó đã trở thành sự lựa chọn của hầu hết các doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.
Lợi ích của mạng máy tính
Mạng máy tính ngày nay không còn quá xa lạ với chúng ta, đặc biệt là những người thường xuyên sử dụng Internet. Tuy nhiên, những lợi ích của hệ thống mạng máy tính là gì có lẽ không nhiều người nắm được.
Dưới đây là sẽ những lợi ích của mạng máy tính chắc chắn bạn không nên bỏ qua:
Tạo môi trường mạng chia sẻ
Mạng máy tính có thể cho phép người dùng chia sẻ, sử dụng tất cả các tài nguyên chung như thiết bị dữ liệu, thông tin, chương trình,… Bất kì một ai cũng đều có thể chia sẻ tập tin của mình cho những người dùng khác. Tất cả các thông tin, chương trình dữ liệu có thể được dùng chung và diễn ra ngay lập tức một cách tiện lợi nhất.
Mức độ tin cậy được nâng cao
Đối với mạng máy tính, một chương trình dữ liệu có thể chạy trên một hoặc nhiều máy tính khác nhau. Điều này góp phần làm tăng mức độ tin cậy trong công việc bởi khi một máy này hỏng có thể truy cập vào các máy khác để lấy thông tin.
Hiệu suất công việc tăng
Lợi ích giúp tăng hiệu suất công việc của mạng máy tính là gì? Việc sử dụng chung mạng dữ liệu trên máy tính sẽ giúp cho các thông tin cần thiết có thể điều chỉnh. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, đồng thời còn giúp các dữ liệu có thể được bảo quản và dự trữ hiệu quả hơn.
Tất cả mọi người đều có thể xem, chỉnh sửa và sao chép các tập tin trên một máy tính khác như đang thao tác với chính máy tính của mình một cách dễ dàng.
Độ bảo mật cao
Những dữ liệu được lưu trữ qua các phần mềm mạng máy tính luôn được đảm bảo tính an toàn cao hơn so với khi lưu trữ trên máy tính cá nhân. Bởi, nếu không có máy này, chúng ta có thể thay thế sử dụng bằng máy khác một cách dễ dàng.
Tiết kiệm chi phí
Khi sử dụng chung các thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi sẽ giảm đi từ đó giúp cho chi phí đầu tư vào các trang tính trên các máy tính cũng giảm. Việc có nhiều người cùng dùng chung một mạng máy tính, chắc chắn chi phí phải trả sẽ giảm đi rất nhiều.
Đồng thời, các máy tính/ thiết bị trong một hệ thống mạng có thể dùng chung các tài nguyên như: máy in, máy fax, máy tính thiết bị lưu trữ, webcam, máy quét hay modem và nhiều thiết bị khác.
Tạo ra phần mềm ứng dụng
Một lợi ích nữa của mạng tính chính là có khả năng truy và xuất ra các chương trình dữ liệu từ xa. Đồng thời, khả năng trao đổi thông tin cũng như tài liệu gián tiếp rất nhanh chóng. Chúng ta có thể dễ dàng tìm hiểu và truy cập thông tin, dữ liệu mọi lúc mọi nơi.
Cách thức hoạt động của mạng máy tính
Các hoạt động của mạng máy tính sẽ dựa trên việc vận hành của nhiều bộ phận. Hệ thống mạng này sẽ được tạo lập bởi những thiết bị mang tính đặc thù như: Bộ định tuyến, thiết bị chuyển mạch, điểm truy cập.
Bên cạnh đó, công tắc kết nối được xem như phần bảo mật quan trọng của dữ liệu trong máy tính, máy chủ, máy in,… Ngoài ra, điểm truy cập sẽ có vai trò là công tắc kết nối các thiết bị máy tính với nhau mà hoàn toàn không cần đến dây cáp.
Để có thể kết nối hệ thống mạng này với mạng khác thì bạn cần đến bộ định tuyến. Hiện tại, phân tích dữ liệu đã được gửi thông qua một mạng và sau đó tiếp tục đến bộ định tuyến với sự ổn định cao nhất để tối ưu hoạt động truyền tải dữ liệu.
Sự khác biệt đáng quan tâm nhất giữa bộ định tuyến và công tắc chính là phương thức xác định thiết bị đầu cuối. Ở lớp 2 của công tắc chỉ xác định một thiết bị địa chỉ MAC, lớp 3 của bộ định tuyến thì xác định kết nối mạng với địa chỉ IP của thiết bị.
Xu hướng phát triển của mạng máy tính hiện nay
Khi nói về xu hướng thì chắc hẳn tất cả mọi người luôn kỳ vọng về sự tối ưu nhiều lợi ích hơn những cái cũ. Ngày nay, hầu hết người dùng thay vì thực hiện kết nối thông thường thì họ hướng đến việc được cung cấp nhiều hơn.
Thời điểm hiện tại và cả trong tương lai, các tổ chức hay doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều dần chạy theo việc chuyển đổi số. Để chuyển đổi số thành công thì chắc chắn mạng lưới là điều tất yếu cần được quan tâm.
Chính vì lý do đó, sự phát triển của các kiến trúc hệ thống mạng bất kỳ bắt buộc đáp ứng được loạt yêu cầu gồm: Tích hợp đa miền, IBN, Ảo hóa, phần mềm tự xác định, bộ điều khiển.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức về mạng máy tính mà BKNS muốn gửi tới bạn. Hy vọng qua đây bạn đã có thêm kiến thức để hiểu về môi trường mạng xung quanh mình, những ứng dụng của mạng máy tính và có cái nhìn để phát triển, tối ưu môi trường mạng.
Thường xuyên theo dõi BKNS để cập nhật thêm nhiều thông tin khác nữa bạn nhé.