Máy chủ server là gì? Những thông số của máy chủ bạn cần lưu ý
Thịnh Văn Hạnh 09/03/2022 1691 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Máy chủ server là gì? Để giải đáp câu hỏi này, BKNS sẽ giới thiệu cho bạn tất tần tật kiến thức về máy chủ server bạn nên biết nhé!
Tóm Tắt Bài Viết
1. Máy chủ server là gì?
Máy chủ (Server) có thể là máy chủ hoặc một hệ thống bao gồm phần cứng máy tính. Qua kết nối Internet máy chủ có chức năng cung cấp những thông tin và các dịch vụ chạy đa dạng cho dịch vụ mạng.
2. Vai trò chính của máy chủ Server là gì?
Vai trò chính của Server chính là lưu trữ, nó cung cấp, xử lý dữ liệu và chung chuyển đến các máy trạm kháccủa người dùng hay một tổ chức thông qua mạng LAN hoặc trên Internet.
-
- Đối với doanh nghiệp: máy chủ server là bộ phận quan trọng nhất trong việc lưu trữ, quản lý và vận hành thông tin và phần mềm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể chỉ cần tối ưu phần cứng cho hệ thống Server mà không cần phải đầu tư nhiều vào các máy tính cá nhân khác.
- Đối với những người dùng đơn lẻ: máy chủ server cũng đóng vai trò là bộ phận lưu trữ, vận hành chính những dữ liệu của một hệ thống. Ví dụ: những hộ kinh doanh quán net cũng bắt buộc phải sử dụng máy chủ để kết nối đến với các máy trạm khác.
3. Các loại máy chủ server bạn cần biết
Máy chủ riêng (Dedicated)
Đây là loại máy chủ vận hành trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt. Gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng, …
Chính vì đặc điểm cấu tạo này mà khi có nhu cầu điều chỉnh hoặc nâng cấp cấu hình trong lúc sử dụng. Máy chủ vật lý thường đòi hỏi người thực hiện phải là chuyên gia trong lĩnh vực máy chủ và phần cứng.
Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS)
Với phương pháp bóc tách bằng công nghệ ảo hóa. Máy chủ áo là một phần của máy chủ vật lý. Mỗi một máy chủ riêng có thể tách ra nhiều máy chủ ảo với các chức năng tương tự như máy chủ vật lý chính. Tuy nhiên các máy chủ ảo sẽ cùng chia sẻ nguồn tài nguyên từ máy chủ riêng gốc này.
Máy chủ đám mây (Cloud Server)
Máy chủ đám mây được tạo nên dựa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây. Máy chủ này còn được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý khác nhau trên cùng với hệ thống lưu trữ SAN.
4. So sánh các loại máy chủ server
Dựa vào các tiêu chí mà như hiệu năng, chi phí… mà BKNS đã liệt kê thành một bảng so sánh các loại hình này với nhau.
Tiêu chí | Shared Hosting | VPS | Dedicated Sever | Cloud Server |
ĐịnhNghĩa |
Dịch vụ lưu trữ web, nơi chứa đồng thời nhiều trang web trên một máy chủ web được kết nối Internet | Được tạo thành bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ riêng vật lý thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. | Là máy chủ vật lý chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt như HDD, CPU, RAM, Card mạng.. | Cloud Server là việc ảo hóa các tài nguyên tính toán và các ứng dụng, cung cấp cho bạn một khả năng không giới hạn để xử lý các lưu lượng truy cập lớn. |
TàiNguyên |
Shared hosting chia sẻ tài nguyên trên một máy chủ vật lý cho nhiều tài khoản shared hosting khác. Dễ bị giới hạn về tài nguyên, bảo mật thấp. | Tính năng của VPS có thể nói là tương tự như một server riêng. Nhưng thực tế nó vẫn chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý gốc. | Tài nguyên của máy chủ riêng riêng biệt, độc lập, không chia sẻ với bất kỳ ai. | Tài nguyên được ảo hóa thông qua môi trường Internet. Tính sẵn sàng cao, sử dụng các tài nguyên tính toán động. |
HiệuNăng |
Hiệu suất vừa đủ cho cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Người dùng không có quyền truy cập sâu vào hệ thống, bị hạn chế khi website của bạn có lượng truy cập lớn, và hiệu suất website của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi các trang web khác trên cùng một máy chủ. | VPS được khởi tạo và chạy trên một máy chủ vật lý. Vào lúc cao điểm server vật lý có thể bị treo, khiến VPS tạm thời ngưng hoạt động. | Hiệu suất cao, an toàn, email ổn định, toàn quyền quản trị. Việc triển khai backup tốn nhiều chi phí. | Data được lưu trữ tập trung trên hệ thông Cloud Storage. I/O được phân bổ đều trên các Server. Data được backup và sẵn sàng phục hồi. Trong trường hợ máy chủ vật lý bị lỗi, Cloud Server vẫn có thể hoạt động bình thường nhờ cơ chế đồng bộ dữ liệu. |
Khả
|
Khả năng mở rộng hạn chế vì phải chi sẻ tài nguyên máy chủ với nhiều shared hosting khác. Các website lớn dùng vượt mức tài nguyên mà shared hosting, tài khoản của bạn sẽ bị khóa nếu server quá tải. | Có thể nâng cấp tài nguyên phụ thuộc vào lượng tài nguyên còn lại của server vật lý. Nếu nâng quá nhiều thì server vật lý sẽ không đủ tài nguyên cung cấp. | Nâng cấp phức tạp vì phải mua thiết bị phần cứng chuyên dụng. Server có thể bị downtime khi nâng cấp. | Có khả năng nâng cấp và hạ cấp linh hoạt khi nhu cầu sử dụng thay đổi. |
QuảnTrị |
Không quá khó khăn để quản lí được dịch vụ này, nó không đòi hỏi bạn phải có quá nhiều kiến thức liên quan. | Người dùng có toàn quyền quản trị máy chủ ảo tương tự như một máy chủ vật lý. Điều này yêu cầu người dùng phải có kỹ năng quản trị. | Người dùng toàn quyền quản trị máy chủ, có quyền cài đặt và cấu hình theo ý muốn. | Yêu cầu người dùng có kiến thức và kỹ năng quản trị máy chủ ảo. |
Chi
|
Đây thường là lựa chọn tiết kiệm nhất cho việc lưu trữ, vì tổng chi phí bảo trì máy chủ được phân bổ trên nhiều khách hàng. | VPS có chi phí vừa phải, phù hợp với Phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đòi hỏi tính an toàn cao và sử dụng độc lập. | Chi phí cao hơn Shared hosting, VPS. Để quản lý máy chủ của mình, chi phí để thuê quản lý có thể bằng một nửa giá thuê. | Giảm chi phí lưu trữ do dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu. Tuy nhiên giá thành chung vẫn còn cao so với các doanh nghiệp. |
5. Yếu tố cần lưu ý khi muốn thuê máy chủ server là gì?
Qua những phần trên, bạn có thể hiểu máy chủ server là gì? Có rất nhiều yếu tố bạn cần lưu tâm khi muốn thuê máy chủ. Nhưng những yếu tố mà BKNS đưa ra dưới đây được xem là quan trọng nhất. Bạn hãy tham khảo nhé!
5.1. CPU
CPU (Central Processing Unit – bộ xử lý trung tâm) còn được gọi là một đơn vị xử lý trung tâm. Nếu các PC thông thường dùng các Socket dạng 478, 775 với các dòng Pentium 4, Pentium D, Duo core, Quadcore thì các dòng CPU dành riêng cho máy chủ đa số là dòng Xeon với kiến trúc khác biệt hoàn toàn. Hoạt động trên các socket 771, 603, 604 với dung lượng cache L2 cao, khả năng ảo hóa cứng, các tập lệnh chuyên dùng khác.
5.2. RAM
Các loại RAM phổ biến là các loại DDR RAM I, II có Bus 400, 800,… Thế nhưng RAM dành cho máy chủ còn có thêm tính năng ECC (Erorr Corection Code) giúp máy không bị treo, lỗi màn hình xanh khi có bất kỳ một bit nào bị lỗi trong quá trình xử lý dữ liệu.
5.3. Lưu lượng thông tin
Lưu lượng thông tin là băng thông (Bandwidth)… chỉ số của lưu lượng thông tin cho ta biết dung lượng đường truyền có thể cho phép server hoạt động trên internet. Khi hết lưu lượng thông tin, không ai có thể truy cập vào server được. Lưu lượng thông tin càng cao thì server càng cho phép nhiều người truy cập vào server và tốc độ của server cũng nhanh hơn.
5.4. Khả năng hoạt động độc lập
Khả năng độc lập của máy chủ server là yếu tố mà bạn nên quan tâm. Với khả năng độc lập này, bạn sẽ không cần lo lắng khi xảy ra sự cố về các câu lệnh trên web hay sự gia tăng đột ngột của băng thông.
5.5. IP riêng biệt
Bạn nên chú ý việc này. Hiện nay khi thuê máy chủ tại BKNS, chúng tôi sẽ cung 01 Ipv4 riêng biệt. Nếu muốn bạn có thể mua thêm.
Việc cài đặt IP riêng biệt cho từng máy chủ có tác dụng tạo ra sự thuận tiện cho từng đối tượng khách hàng khi thực hiện các dự án kinh doanh lớn.
Hơn nữa, các khách hàng của bạn sẽ không phải lo lắng nếu có phải chia sẻ địa chỉ cho hàng trăm hay hàng ngàn website khác.
5.6. Chi phí
Hãy chú trọng tới giá thành của các máy chủ trước khi quyết định sử dụng. Bởi ngoài chi phí ban đầu, bạn sẽ phải tốn thêm chi phí trong quá trinh vận hành.
5.7. Tính năng bảo mật
Tính năng bảo mật cao vô cùng cần thiết với một máy chủ server. Nó sẽ đảm bảo dữ liệu, thông tin quan trọng của bạn khỏi những tấn công của những kẻ mang mục đích xấu.
Server đóng vai trò rất quan trong trong việc quản lý và vận hành các dịch vụ Internet. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên thuê máy chủ server ở đâu tốt, bạn có thể hoàn toàn tin tưởng BKNS.
Kết luận
Đến đây có lẽ bạn đã hiểu được phần nào server là gì, các loại server, điểm giống và khác nhau giữa chúng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, để lại bình luận để chúng tôi có thể giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.
==>Những câu hỏi liên quan: