Nên chọn tên miền cấp 1, cấp 2, cấp 3 hay cấp 4?
Thịnh Văn Hạnh 10/10/2024 198 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Khi bạn bắt đầu hành trình xây dựng một website, một trong những quyết định quan trọng nhất chính là chọn tên miền. Tuy nhiên có nhiều cấp độ tên miền khác nhau khiến cho bạn phân vân không biết chọn loại nào. Vậy bài viết này BKNS hiểu rõ hơn về các loại tên miền và nên chọn tên miền cấp 1, cấp 2, cấp 3 hay cấp 4 cho website của bạn.
Tóm Tắt Bài Viết
Giới thiệu về các loại tên miền
Tên miền là gì?
Trước khi đi sâu vào các cấp độ của tên, chúng ta hãy cùng làm rõ khái niệm tên miền là gì? Tên miền (domain name) là một chuỗi ký tự dùng để xác định một địa chỉ trên Internet. Nó giúp người dùng dễ dàng truy cập vào các trang web mà không cần nhớ địa chỉ IP phức tạp.
Tên miền được chia thành các cấp độ khác nhau gồm: tên miền cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4, mỗi cấp có vai trò và đặc điểm riêng phù hợp với từng lĩnh vực khác nhau.
Nếu bạn có nhnu cầu Đăng ký tên miền, hãy đến ngay BKNS để nhận những ưu đãi hấp dẫn nhất!
Bạn cần mua một tên miền để bắt đầu website của mình
Tên miền cấp 1 là gì?
Tên miền cấp 1 (TLD – Top Level Domain) là phần mở rộng cuối cùng của tên miền, nằm ở vị trí cao nhất trong hệ thống phân cấp tên miền. Tên miền cấp 1 có vai trò quan trọng trong việc xác định loại hình và mục đích của website. TLD có tính chất toàn cầu, không bị giới hạn bởi một quốc gia cụ thể.
Ví dụ: Tên miền “example.com”, “.com” là tên miền cấp 1.
Tên miền cấp 1 có thể được chia thành hai loại chính:
- TLD chung (gTLD): Các TLD này không bị ràng buộc bởi quốc gia. (ví dụ : .com, .org, .net, .info.)
- TLD quốc gia (ccTLD): Các TLD này thể hiện sự liên kết với một quốc gia hoặc khu vực cụ thể.(ví dụ : .vn (Việt Nam), .us (Mỹ), .uk (Vương quốc Anh).)
>> Xem thêm: gTLDs là gì? Tìm hiểu chi tiết về gTLDs
Tên miền cấp 2 là gì?
Tên miền cấp 2 (Second-Level Domain – SLD) là phần của địa chỉ web nằm ngay trước tên miền cấp 1 (TLD) và được phân cách bởi dấu chấm. Nói cách khác, đây là phần mà bạn thường thấy ngay trước dấu chấm trong một địa chỉ web. Nó thường đại diện cho tên thương hiệu, tổ chức hoặc nội dung của website.
Ví dụ: Tên miền “google.com”, “google” là tên miền cấp 2.
Tên miền cấp 3 là gì?
Tên miền cấp 3 (Third-Level Domain) là phần đứng trước tên miền cấp 2. Thường được sử dụng để phân chia các phần khác nhau của một website.
Ví dụ: “blog.example.com”, “blog” là tên miền cấp 3. Tên miền cấp 3 thường được sử dụng cho các mục đích như phân loại nội dung blog.
Tên miền cấp 4 là gì?
Tên miền cấp 4 (Fourth-Level Domain) là phần đứng trước tên miền cấp 3. Mặc dù ít phổ biến hơn, nhưng nó có thể được sử dụng để phân chia thêm các mục hoặc dịch vụ cụ thể trong một website.
Ví dụ: “support.blog.example.com”. Tên miền cấp 4 thường được sử dụng trong các doanh nghiệp lớn hoặc các tổ chức có nhiều dịch vụ khác nhau.
Ưu nhược điểm của tên miền cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4
Mỗi loại tên miền, từ cấp 1 đến cấp 4 đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng ảnh hưởng đến cách người dùng nhận diện và truy cập website. Phân tích chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn đánh giá một cách toàn diện giúp bạn đưa ra được lựa chọn tên miền phù hợp nhất với website của mình.
Loại tên miền | Ưu Điểm | Nhược Điểm |
Tên miền cấp 1 | Độ tin cậy cao: Nhiều người dùng tin tưởng hơn.
Dễ nhớ: Thường ngắn gọn và dễ nhận diện. Tối ưu SEO: Một số TLD phổ biến có thể cải thiện thứ hạng tìm kiếm. Được công nhận rộng rãi: các TLD được biết đến toàn cầu như .com, .org. |
Cạnh tranh cao: Nhiều tên miền đã được đăng ký, khó tìm được tên mong muốn.
Chi phí cao: Một số TLD nổi tiếng có mức giá đăng ký cao hơn. Khó khăn trong việc bảo vệ thương hiệu: Cần phải đăng ký nhiều TLD để bảo vệ thương hiệu. |
Tên miền cấp 2 | Chuyên biệt hơn: phản ánh tên thương hiệu hoặc nội dung cụ thể của website.
Tính linh hoạt: Có thể kết hợp với nhiều TLD khác nhau. Dễ dàng tạo dấu ấn thương hiệu: Cung cấp nhiều lựa chọn cho tên miền. |
Có thể dài: Một số tên miền có thể dài và khó nhớ hơn.
Tính phổ biến: Có thể không được công nhận bằng các TLD phổ biến. Khó khăn trong SEO: Cần tối ưu hóa thêm để đạt hiệu quả tốt. |
Tên miền cấp 3 | Chi phí thấp: Thường miễn phí khi đăng ký tên miền cấp 1 hoặc cấp 2.
Dễ dàng quản lý: Phù hợp cho việc phân chia nội dung hoặc dịch vụ khác nhau trên cùng một trang. Có thể tạo ra nhiều trang con: Hữu ích cho việc tổ chức nội dung. |
Ít được công nhận: Người dùng có thể không tin tưởng bằng tên miền cấp cao hơn.
Khó khăn trong SEO: Thứ hạng tìm kiếm có thể không mạnh bằng tên miền cấp cao. Hạn chế thương hiệu: Có thể không tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho thương hiệu. |
Tên miền cấp 4 | Tổ chức tốt: Giúp phân loại nội dung chi tiết hơn trong một website lớn.
Chi phí thấp: thường không tốn phí như tên miền cấp 3. Dễ dàng quản lý nội dung: Phù hợp cho các dự án lớn với nhiều mục nội dung. |
Quá phức tạp: Có thể làm người dùng bối rối nếu quá nhiều cấp độ.
Giới hạn tính khả dụng: Không thể sử dụng cho các thương hiệu lớn, khó tạo ấn tượng. |
Nên chọn tên miền cấp mấy cho website của bạn ?
Việc lựa chọn tên miền cấp mấy cho website của bạn là một quyết định quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng thương hiệu và tiếp cận khách hàng. Tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh mà website bạn muốn hướng đến nên chọn tên miền nào sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả tiếp cận khách hàng, cụ thể:
Tên miền cấp 1: Phù hợp với doanh nghiệp các doanh nghiệp lớn, tổ chức quốc tế hướng đến các khách hàng đa quốc gia
Tên miền cấp 2: Phù hợp với các doanh nghiệp muốn tập trung vào một thị trường (quốc gia cụ thể) hoặc lĩnh vực cụ thể.
Tên miền cấp 3: Doanh nghiệp muốn tách biệt nội dung khác nhau trên một website.
Hầu hết các website đều có thể được quản lý hiệu quả khi sử dụng tên miền cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Việc quản lý nhiều cấp độ tên miền có thể trở nên phức tạp và gây khó khăn trong việc cấu hình DNS. Vì vậy không phải tất cả các nhà cung cấp dịch vụ đều cân nhắc việc đăng ký tên miền cấp 4.
Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, các tổ chức lớn có thể cần sử dụng tên miền cấp 4 để phân chia nội dung cực kỳ chi tiết. Ví dụ, một công ty lớn có nhiều chi nhánh, sản phẩm và dịch vụ khác nhau có thể sử dụng tên miền cấp 4 để phân loại nội dung một cách rõ ràng hơn.
>> Xem thêm: Các tên miền phổ biến nhất trên toàn cầu cập nhật năm 2024
BKNS – Đơn vị cung cấp tên miền uy tín
Nên Mua tên miền ở đâu? Trên thị trường hiện tại có rất nhiều các nhà cung cấp khác nhau nhưng không phải nơi nào cũng uy tín và an toàn. BKNS tự hào là nhà đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam được VNNIC chứng nhận, đã có 14 năm kinh nghiệm trong cung cấp dịch vụ tên miền, đăng ký hosting, VPS, Server, SSL,..đáng tin cậy.
BKNS đã xây dựng được uy tín vững chắc trong lòng khách hàng nhờ vào chất lượng dịch vụ và sự chuyên nghiệp. Nhà cung cấp BKNS mang đến cho khách hàng:
- Dịch vụ đa dạng: Cung cấp nhiều dịch vụ như đăng ký tên miền, hosting, VPS, server, SSL, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Giá cả hợp lý: Cung cấp dịch vụ với mức giá cạnh tranh, kèm theo các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
- Hỗ trợ 24/7: Đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp thắc mắc của khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
- Bảo mật thông tin: Cung cấp các giải pháp bảo mật tốt, bảo vệ thông tin và dữ liệu của khách hàng.
>> Xem thêm: BKNS trở thành Nhà đăng ký tên miền quốc gia “.vn”
Tổng kết
Việc chọn tên miền là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến hình ảnh và sự phát triển của website. Bài viết trên BKNS đã đưa cho bạn kiến thức tổng quan về tên miền cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4 để bạn có thể lựa chọn loại tên miền phù hợp nhất.
Hãy theo dõi BKNS để nhận được những thông tin hữu ích về tên miền và các dịch vụ mạng tại Website hoặc Fanpage của chúng tôi!