Ngôn ngữ lập trình C là gì? Kiến thức dễ hiểu về ngôn ngữ lập trình C
Thịnh Văn Hạnh 23/08/2023 1166 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Trong thế giới phát triển phần mềm đa dạng ngày nay, ngôn ngữ C vẫn là ngôn ngữ lập trình thú vị và đáng chú ý. Không chỉ là một ngôn ngữ cổ điển mà còn là một trong những công cụ mạnh mẽ, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bài viết này BKNS sẽ dẫn bạn vào hành trình khám phá về một ngôn ngữ lập trình mang tầm quan trọng và sự ảnh hưởng vượt bậc – Ngôn ngữ lập trình C.
Tóm Tắt Bài Viết
Ngôn ngữ lập trình C là gì?
Ngôn ngữ C là gì – Ngôn ngữ C là “ngôn ngữ gốc” trong ngành Công nghệ thông tin, đóng vai trò quan trọng cho nhiều ngôn ngữ khác như C++, C# và Java
Được ra đời vào năm 1970 do Dennis Ritchie phát triển, với mục tiêu ban đầu là hỗ trợ việc phát triển hệ điều hành UNIX. Ngôn ngữ lập trình C đã tạo ra ảnh hưởng rất lớn và trở thành một công cụ phổ biến để xây dựng đa dạng ứng dụng, từ các hệ điều hành điện tử đến các chương trình phức tạp như Windows, trình thông dịch Python, cơ sở dữ liệu Oracle, hệ thống quản lý phiên bản Git, ngôn ngữ lập trình Java và hệ điều hành UNIX. Điều này đạt được nhờ vào cấu trúc linh hoạt và độc lập của ngôn ngữ.
Ngôn ngữ lập trình C có thể được coi là “ngôn ngữ gốc” trong ngành Công nghệ thông tin, vì nó đóng vai trò quan trọng là nền tảng cho nhiều ngôn ngữ khác như C++, C# và Java. Do đó, việc nắm vững ngôn ngữ C sẽ giúp việc học các ngôn ngữ khác dễ dàng hơn rất nhiều.
Vào năm 1972, Dennis M. Ritchie đã tiến hành việc sử dụng ngôn ngữ lập trình C trực tiếp trên máy tính DEC PDP-11 để phát triển hệ điều hành UNIX tại Bell Labs. Điều này đã cho phép tạo ra những ứng dụng hệ thống thực tiễn, có khả năng tương tác chặt chẽ với phần cứng của các thiết bị điện tử như các lõi hệ thống và trình điều khiển.
Vào năm 1978, Brian Kernighan và Dennis Ritchie đã đưa ra mô tả và công khai ngôn ngữ lập trình C, được biết đến ngày nay dưới tên tiêu chuẩn K & R.
Đặc điểm ngôn ngữ lập trình C
Ngôn ngữ C được sử dụng để viết ra những ngôn ngữ lập trình khác như: JVMs, Kernels, C++, C#,… nhằm cung cấp chính xác các khái niệm cốt lõi, xử lý tập tin,… cực kỳ tốt. Đồng thời ngôn ngữ C còn có khả năng tạo ra hệ điều hành, các thiết bị phần cứng, hạt nhân, trình điều khiển,… trên máy tính – thiết bị điện tử vô cùng linh hoạt.
Ngoài ra, ngôn ngữ lập trình C còn có cấu trúc một tập con của ngôn ngữ thủ tục, đảm bảo tính chia nhỏ một chương trình thành nhiều khối hoặc nhiều phần để đáp ứng tính dễ hiểu & dễ sửa đổi hơn. Đồng thời còn được công nhận là ngôn ngữ bậc trung bởi tính hỗ trợ tính năng cho ngôn ngữ bậc thấp & bậc cao.
Để hiểu rõ hơn về C là gì, hay lập trình C là gì. Hãy cùng BKNS tìm hiểu đôi nét về lịch sử của ngôn ngữ C.
Lịch sử của ngôn ngữ C
Sự ra đời và phát triển của ngôn ngữ C có một hành trình lịch sử đáng kể. Vào những năm 1960, các chuyên gia lập trình hàng đầu trên toàn cầu đã cùng hợp tác tạo ra ngôn ngữ cơ bản AlGOL, nhằm mục đích sử dụng rộng rãi tại Châu Âu.
Vào năm 1967, ông Martin Richards đã phát triển một ngôn ngữ lập trình được đặt tên là BCPL, mở ra cơ hội mới trong việc phát triển các ngôn ngữ lập trình khác.
Trong vòng 3 năm tiếp theo, vào năm 1970, Ken Thompson, một lập trình viên tài ba, đã giới thiệu một ngôn ngữ lập trình có tên là B. Ngôn ngữ này kế thừa nhiều tính năng từ BCPL và được sử dụng để lập trình hệ thống. Tuy nhiên, đến năm 1972, Dennis Ritchie, một nhà khoa học, đã tạo ra một ngôn ngữ lập trình mới, mang tính kế thừa đầy đủ từ những ngôn ngữ trước đó như ALGOL, BCPL và B. Ngôn ngữ đó chính là ngôn ngữ C, một sản phẩm của sự nỗ lực nghiên cứu và phát triển của Dennis Ritchie.
Vào năm 1989, Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) đã phê duyệt một tiêu chuẩn thương mại cho ngôn ngữ C. Năm 1990, Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) đã chính thức phê duyệt tiêu chuẩn này với tên gọi “ANSI C”.
Ngôn ngữ C đã đi vào lịch sử với những đóng góp to lớn và có ảnh hưởng sâu rộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Sử dụng ngôn ngữ này, bạn sẽ thấy ấn tượng bởi việc kế thừa và triển khai đầy đủ các tính năng từ ALGOL, BCPL và B.
Code ví dụ C
Để bạn hiểu rõ về ngôn ngữ lập trình C hơn, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại các code ví dụ C cơ bản nhất. Nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn chính xác về ngôn ngữ này trước khi quyết định có nên theo học ngành công nghệ thông tin không, cụ thể:
- #include <stdio.h>: Code bao gồm tệp tiêu đề đầu ra đầu vào tiêu chuẩn từ thư viện C trước khi biên dịch thành chương trình C.
- int main(): Code hàm chính bắt đầu thực thi chương trình C.
- {: Code cho biết phần đầu tại hàm chính.
- /*_some_comments_*/: Code không được xem xét thực thi & biên dịch chương trình C.
- Printf(“Hello_World! “): Code in kết quả ra màn hình chính.
- Getch(): Mã Code ví dụ C được sử dụng cho bất cứ dữ liệu nhập ký tự nào từ bàn phím
- Return 0: Code chuyên kết thúc chương trình C & trả về 0.
- }: Mã code để biểu thị tính kết thúc của chức năng chính.
Tại sao nên sử dụng ngôn ngữ C?
Đây là một câu hỏi phổ biến mà nhiều người tìm hiểu về ngôn ngữ C thường đặt ra. Thực tế, ngôn ngữ C là một ngôn ngữ cơ sở quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Việc tiếp cận và học ngôn ngữ này mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho các nhà nghiên cứu và lập trình viên.
Ngôn ngữ C thể hiện tính độc lập cao, đảm bảo khả năng ứng dụng linh hoạt nhờ vào khả năng thực thi nhanh của các câu lệnh điều khiển và khái niệm khác. Hơn nữa, ngôn ngữ này được thiết kế thành các mô-đun nhỏ khác nhau. Nhờ vào tính chất này, người dùng có thể viết từng phần riêng lẻ và hợp nhất chúng thành một chương trình C độc lập, thích hợp cho quá trình kiểm thử, gỡ lỗi và bảo trì các ứng dụng, hệ thống và trang web.
Một điểm đặc biệt là tính năng vận hành của ngôn ngữ C cho phép nó tự mở rộng thông qua việc sử dụng nhiều hàm khác nhau. Điều này giúp đáp ứng tối ưu các yêu cầu sử dụng của người dùng trên rất nhiều hệ thống, chương trình và ứng dụng khác nhau.
Ngày nay, có rất nhiều phần mềm lập trình được phát triển để đáp ứng nhu cầu của các lập trình viên. Ngoài ra, còn nhiều công cụ hỗ trợ việc học và lập trình ngôn ngữ C một cách dễ dàng hơn, chẳng hạn như Visual Studio Code, CLion và Visual Studio.
Ưu điểm nổi bật của ngôn ngữ lập trình C
Với tính năng, đặc điểm chính là ứng dụng cho máy tính do đó ngôn ngữ C có những thành phần chính như CPU, memory,… Đảm bảo người dùng khi học & nắm chắc ngôn ngữ này sẽ nắm bắt được cấu trúc cùng tính vận hành của máy tính chính xác hơn.
Tới nay, ngôn ngữ C được sử dụng rộng rãi tại nhiều lĩnh vực như: IoT, phần mềm & phần cứng của hệ điều hành iOS, Windows & Linux. Nhờ đó bạn có thể chế tạo, phát triển được nhiều thứ trên máy tính. Hơn nữa, dung lượng của ngôn ngữ C rất nhẹ và tốc độ xử lý cực kỳ nhanh chóng, đặc biệt là khi tính toán với số liệu.
Tính ứng dụng của ngôn ngữ lập trình C
Với những ưu điểm đầy nổi bật như trên, hiện tại ngôn ngữ C được sử dụng vô cùng phổ biến tại nhiều ứng dụng, phần mềm, chương trình, thiết bị,… khác nhau tại smartphone, laptop, máy tính, robot, website & các hệ điều hành. Những lĩnh vực nổi bật như: Thiết bị điện tử, công nghệ điện từ và thiết bị gia dụng đều ứng dụng ngôn ngữ C để tạo ra các phần mềm điều khiển.
Hiệu quả xử lý nhanh chóng đầy đa dạng của ngôn ngữ C đã giúp ích không nhỏ trong việc theo dõi, phát triển hệ thống quản lý nhân sự. Cũng như điều khiển & chế ngự máy, website, ứng dụng, phần mềm,… cực kỳ tốt.
Kết luận
Tóm lại, ngôn ngữ lập trình C là một ngôn ngữ cơ bản, mạnh mẽ và linh hoạt, đã định hình nền tảng cho rất nhiều ngôn ngữ lập trình hiện đại. Với cú pháp đơn giản, khả năng điều khiển phần cứng và hiệu suất cao, C đã trở thành công cụ không thể thiếu đối với các lập trình viên. Kiến thức dễ hiểu về C bao gồm các khái niệm cơ bản như biến, hàm, cấu trúc điều kiện và vòng lặp, cũng như khái quát hơn về cách ngôn ngữ này hoạt động.
Với những thông tin vừa được cập nhật, chắc hẳn bạn đọc đã có cái nhìn chính xác & rõ ràng hơn về ngôn ngữ lập trình C. Bằng những ưu điểm, đặc tính nổi bật, việc lập trình viên học hỏi và sử dụng ngôn ngữ này vào công việc hàng ngày sẽ mang đến lợi ích nổi bật có 1-0-2.
Xem thêm:
Debug là gì? Cách làm việc với debug dành cho lập trình viên
Abap Là Gì? Tìm Hiểu Về Ngôn Ngữ Lập Trình Có Thu nhập Khủng