No code – Xu hướng lập trình mới cho tương lai
Thịnh Văn Hạnh 16/08/2023 1157 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Công nghệ thông tin ra đời kéo theo rất nhiều nhu cầu về lập trình, đặc biệt là lập trình web cho các doanh nghiệp phục vụ nhu cầu bán hàng, tiếp thị trực tuyến. Song song việc lập trình bằng code, xuất hiện xu hướng lập trình no code. Đây được coi là xu hướng lập trình cho tương lai. Hãy cùng BKNS tìm hiểu, khám phá No code là gì? và ưu nhược điểm của xu hướng lập trình này ngay dưới đây nhé.
Tóm Tắt Bài Viết
No code là gì?
No code (tên gọi khác: nền tảng lập trình không mã) được hiểu ngắn gọn là “lập trình không cần viết code”. Đây là một công cụ cho phép người dùng xây dựng web dễ dàng mà không cần viết code. Như vậy khi một doanh nghiệp cần phát triển web hay ứng dụng để phục vụ việc kinh doanh có thể dễ dàng tạo lập một cách nhanh chóng, cập nhật xu hướng phát triển số. Với đặc điểm như thế, phạm vi ứng dụng của nó cũng rộng hơn, bạn không cần biết code để thực hiện được thao tác lập trình dạng này.
Phân biệt no code với low code
Cùng xuất hiện với no code còn có low code, hai thuật ngữ này nếu không hiểu rõ sẽ gây nhầm lẫn.
Low code là hình thức giảm tối đa việc code thủ công bằng cách kéo thả những mã code sẵn có vào quy trình làm việc. Như vậy sự khác nhau giữa hai thuật ngữ này là: no code thì ko yêu cầu kỹ năng lập trình, còn low code thì cần ít nhất hiểu và nắm bắt được những điều cơ bản trong lập trình. Vì low code vẫn phải thao tác lập trình ít nhất một phần hoặc toàn bộ quá trình.
Ưu và nhược điểm của nền tảng no code
Bất cứ một xu hướng công nghệ nào đều có những ưu nhược điểm nhất định. Cùng theo chân BKNS phân tích những ưu nhược điểm dưới đây để hiểu rõ hơn về nền tảng no code này nhé.
Ưu điểm
- • Nhanh chóng: Thao tác với công cụ lập trình không mã đơn giản và nhanh chóng. Bạn chỉ cần kéo thả những module được tạo sẵn. Cực kì nhanh chóng và đơn giản trong việc xây web.
- • Chi phí thấp: Thuê lập trình viên hay tự xây dựng đội ngũ IT riêng tốn số tiền không hề ít. Nếu như bạn không có yêu cầu quá cao siêu và đặc thù, no code vẫn có thể đáp ứng ổn thỏa với chi phí thấp hơn, tiết kiệm ngân sách hơn.
- • Năng suất cao: Trên giao diện của công cụ lập trình không mã đã có sẵn những mã code đơn giản nhất. Vì thế đội ngũ lập trình có thể tận dụng, tập trung vào xây dựng những chi tiết quan trọng hơn, yêu cầu độ khó cao hơn
- • Dễ thay đổi: Không giống như tự viết code, khi đã hoàn thành rồi bạn sẽ rất khó thay đổi phần nào đó trong trình tự. Bởi lúc này bạn không hiểu hoặc chưa có kiến thức vững chắc về lập trình. Nhưng với công cụ lập trình không mã, bạn chỉ cần mất một chút thời gian thao tác logic trên giao diện là có thể thay đổi theo ý mình.
Nhược điểm
- • Người dùng phải hiểu rõ nhu cầu mình muốn và tìm hiểu xem các tính năng no code đem lại có đáp ứng đúng và đủ hay không: Việc không có nền tảng code đồng nghĩa với việc các tính năng của công cụ này không thể phát triển hoặc sửa chữa. Điều này trở nên cần quan tâm khi trong tương lai, các thông tin có thể thay đổi, đồng nghĩa bạn có thể phải bỏ đi những phiên bản được tạo đã bị lỗi thời.
- • Hạn chế mẫu web: Vì công cụ này cung cấp sẵn các module tính năng không thể phát triển thêm nên bạn khó có thể xây dựng được trang web thật sự ưng ý đến từng chi tiết. Các mẫu web, ứng dụng sẽ bị bó buộc thiếu tính sáng tạo, thiếu tính năng, hoặc không khớp với nhu cầu mà bạn muốn.
- • Tính bảo mật an ninh ko đảm bảo tuyệt đối: Một web được xây dựng bởi công cụ lập trình không mã thì quyền kiểm soát web không phải thuộc về người xây dựng mà thuộc về công ty cung cấp công cụ lập trình. Cũng vì lẽ đó mà vấn đề rò rỉ thông tin của bạn hoàn toàn có khả năng xảy ra. Các công ty cung cấp công cụ lập trình không mã có quyền truy cập dữ liệu của bạn.
- • Phụ thuộc vào nhà cung cấp: Khi sử dụng lập trình không mã rồi thì bạn rất khó để thay đổi nhà cung cấp công cụ. Như vậy, các ứng dụng của bạn có ổn định và phát triển trong tương lai hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nhà cung cấp đó.
Lưu ý: Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ về việc sử dụng nền tảng no code. Bạn không nhất thiết phải biết đầy đủ về code, tuy nhiên vẫn nên trang bị cho mình kiến thức về trải nghiệm người dùng để có thể thao tác lúc cần tốt hơn.
Ứng dụng no code
Vì tính bảo mật không cao, nên thường lập trình không mã được sử dụng cho hệ thống nội bộ đơn giản nhiều hơn là cho hệ thống thông tin khách hàng hay các dữ liệu quan trọng. Nhưng dù sao thì đây cũng là một sự lựa chọn phù hợp cho bạn trong trường hợp cần xây dựng một dự án trong thời gian gấp.
Lời kết
Trong tương lai đầy triển vọng của ngành công nghệ thông tin, xu hướng “No code” hứa hẹn mang đến một sự chuyển đổi cách mà chúng ta tiếp cận và triển khai các dự án phần mềm. Việc loại bỏ khái niệm phức tạp của lập trình truyền thống và thay thế nó bằng các công cụ “No code” không chỉ đem lại tính linh hoạt và tốc độ trong việc phát triển ứng dụng, mà còn mở ra cơ hội cho những người không có kiến thức lập trình chuyên sâu.
> Đọc thêm các bài viết khác:
Code web là gì? Tổng hợp kiến thức cho Newbie vào nghề Coder
Top 10 các Extension hay cho Visual Studio Code cho lập trình viên