OOP là gì? Giải thích dễ hiểu về lập trình định hướng đối tượng
Thịnh Văn Hạnh 23/08/2023 1085 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Trong thế giới phức tạp của lập trình, việc duy trì và quản lý mã nguồn là một thách thức với các nhà quàn lý hoặc những người có trách nhiệm điều hành. Để giải quyết vấn đề này, lập trình hướng đối tượng (OOP) đã nổi lên như một lĩnh vực phổ biến. Cách tiếp cận này cho phép chúng ta mô phỏng thế giới thực, tạo ra các thành phần tái sử dụng được và xây dựng các ứng dụng mạnh mẽ dễ dàng bảo trì. Cùng BKNS khám phá sâu hơn về Lập trình hướng đối tượng OOP là gì ngay trong bài viết dưới đây.
Tóm Tắt Bài Viết
Lập trình hướng đối tượng – OOP là gì?
OOP là gì – OOP là Lập trình hướng đối tượng (Object-Oriented Programming – OOP) là một phương pháp lập trình được sử dụng để tổ chức và quản lý mã nguồn trong các chương trình và ứng dụng. Trong OOP, chương trình được tổ chức thành các đối tượng, mỗi đối tượng đại diện cho một thực thể trong thế giới thực hoặc trong ngữ cảnh của ứng dụng. Mỗi đối tượng có các thuộc tính (properties) và phương thức (methods) tương ứng.
Vai trò của lập trình hướng đối tượng OOP là gì
Lập trình hướng đối tượng được áp dụng để tối ưu việc quản lý mã nguồn, từ đó tăng cường khả năng sử dụng lại mã và đồng thời giảm bớt sự tiêu tốn tài nguyên quan trọng cho hệ thống.
Bên cạnh đó, OOP còn giúp người dùng gói gọn các quy trình đã được xác định trước vào các đối tượng, hỗ trợ việc làm quen với tính chất của chúng.
Lập trình hướng đối tượng OOP đáp ứng yêu cầu về tính linh hoạt trong việc ứng dụng.
Sử dụng lập trình hướng đối tượng sẽ hỗ trợ công nghệ OOP, góp phần nâng cao hiệu suất và đẩy nhanh tiến trình làm việc. Điều này đảm bảo rằng các lập trình viên có khả năng tương tác với các thực thể giống như thế giới thực, để khắc phục lỗi phần mềm, thực hiện bảo trì và duy trì hệ thống một cách chủ động.
Đây là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được ưa chuộng rộng rãi. Tất cả người dùng đều có khả năng nhận thông điệp, xử lý dữ liệu và gửi phản hồi tới các đối tượng khác.
Đối tượng (Object) và Lớp (Class) trong OOP là gì?
Với những đặc điểm độc đáo như đã nêu, phương pháp lập trình hướng đối tượng (OOP) đóng góp một tác động rất quan trọng đối với việc thiết kế giao diện web và phát triển phần mềm. OOP dựa trên cấu trúc lớp và đối tượng để quản lý luồng làm việc cũng như dữ liệu trong quá trình lập trình.
Khi nhắc đến những khái niệm quan trọng, hai thuật ngữ không thể không kể đến trong phương pháp này là Đối tượng (Object) và Lớp (Class).
Đối tượng (Object) bao gồm: Thuộc tính – Attribute (thông tin, đặc điểm của 1 đối tượng), phương thức – Method (hành vi mà đối tượng có thể thực hiện).
Còn lớp (Class) lại biểu thị cho một lớp bao gồm những đối tượng sở hữu những đặc tính tương tự nhau về phương thức và thuộc tính. Ví dụ một cách dễ hiểu thì: LG, Samsung,… đều là các đối tượng thuộc lớp tivi thông minh.
Ưu và nhược điểm của lập trình hướng đối tượng
Dưới đây là những ưu và nhược điểm của hình thức lập trình đối tượng OOP:
Ưu điểm
Nhắc đến ưu điểm nổi bật của lập trình hướng đối tượng chắc chắn không thể bỏ qua tính nâng cao hiệu suất phát triển, bảo trì phần mềm, giảm thiểu chi phí,… Nhờ vào tính vận hành hiện đại, thông minh. Cụ thể người dùng sẽ có trải nghiệm tuyệt vời nhờ vào những ưu điểm nổi bật như sau:
-
- Lập trình hướng đối tượng có khả năng mô hình hóa những thứ phức tạp chuyển đổi thành dạng cấu trúc đơn giản hơn.
- Người dùng có thể tái sử dụng code OOP, nhờ đó giúp tiết kiệm tài nguyên.
- Quản lý code dễ dàng mỗi khi có những sự thay đổi từ chương trình.
- Việc sửa lỗi trở nên dễ dàng và nhanh chóng nhờ tìm lỗi trong các lớp (được cấu trúc từ trước) đơn giản hơn.
- Tính bảo mật cao, bảo vệ thông tin an toàn thông qua việc đóng gói.
- Có thể dễ dàng mở rộng, phát triển dự án theo nhu cầu.
- Khả năng bảo trì, điều chỉnh chương trình vừa nhanh chóng vừa hiệu quả.
- Tăng năng suất, đơn giản hóa độ phức tạp mỗi khi bảo trì và mở rộng phần mềm.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, lập trình hướng đối tượng OOP vẫn còn một số hạn chế nhất định mà người dùng nên biết rõ trước khi sử dụng.
-
- OOP có thể khiến cho dữ liệu được xử lý tách rời, đồng nghĩa với việc khi cấu trúc dữ liệu thay đổi sẽ khiến thuật toán thay đổi theo.
- Không tự động khởi tạo, giải phóng dữ liệu động.
- Không mô tả được hệ thống trong thực tế một cách đầy đủ và chân thật.
Các nguyên lý cơ bản của OOP
Lập trình hướng đối tượng có tổng cộng 4 nguyên lý cơ bản nhất, bao gồm: Encapsulation, Polymorphism, Inheritance và Abstraction. Mỗi nguyên lý cơ bản này sẽ có tính vận hành cùng những ưu điểm cực kỳ riêng biệt như sau:
Tính đóng gói (Encapsulation)
Encapsulation thường thể hiện qua việc các đối tượng và phương thức có liên quan đến việc đóng gói thành từng lớp nhỏ. Đồng thời được xây dựng để thực hiện một nhóm có chức năng đặc trưng riêng biệt. Thường xuyên che giấu một số thông tin và những cài đặt nội bộ để tránh sự rò rỉ thông tin ra bên ngoài.
Tính kế thừa (Inheritance)
Inheritance là nguyên lý cơ bản chuyên kế thừa các lớp dữ liệu, ví dụ như những lớp dữ liệu cha sẽ chia sẻ thông tin và phương thức cho các lớp dữ liệu con. Qua đó các lớp con có thể kế thừa và bổ sung thêm nhiều thành phần mới cho riêng mình. Trong đó có một số loại kế thừa phổ biến như:
-
- Đơn kế thừa.
- Đa kế thừa.
- Kế thừa đa cấp.
- Kế thừa thứ bậc.
Với 4 loại trên, lập trình viên sẽ tiết kiệm được tối ưu thời gian và công sức trong việc lập trình lên các lớp sở hữu những đặc tính giống nhau.
Tính đa hình (Polymorphism)
Polymorphism là một hành động giúp người dùng có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, nói một cách đơn giản thì tính đa hình là khái niệm. Trong đó có nhiều lớp sở hữu các phương thức giống nhau nhưng lại phát triển bằng các cách thức riêng biệt.
Tính trừu tượng (Abstraction)
Abstraction là nguyên lý cơ bản của OOP có tính tổng quát hóa, thường không quá chú ý đến những cái bên trong. Do đó khi sử dụng, người dùng cần chọn ra các thuộc tính và phương thức của đối tượng trong việc lập trình.
Những ngôn ngữ OOP phổ biến nhất
Trong lập trình hướng đối tượng OOP sở hữu tổng cộng 5 ngôn ngữ phổ biến nhất, bao gồm: Java, C++, PHP, Python và Javascript. Mỗi một ngôn ngữ đều tích hợp vô vàn ưu điểm nổi bật, đảm bảo tính vận hành thông minh phù hợp với từng phần mềm, ứng dụng khác nhau cho lập trình viên.
Java: Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng vận hành đa nền tảng, hoàn toàn độc lập với đa mục đích. Người dùng không cần thực hiện biên dịch mã nguồn thành mã máy tại những nền tảng cụ thể bởi lẽ ngôn ngữ Java sẽ biên dịch code thành bytecode. Qua đó, bytecode sẽ vận hành tại môi trường thực thi. Thông qua ưu điểm này, code Java chỉ cần viết một lần duy nhất là đã dễ dàng vận hành tại mọi phần mềm, ứng dụng rồi.
C++: Nhắc đến những ngôn ngữ OOP phổ biến nhất, chắc chắn không thể bỏ qua C++. Ngôn ngữ này vận hành, phát triển theo 2 phong cách là lập trình hướng cấu trúc tương tự C và nhiều phong cách mang hướng đối tượng.
PHP: PHP là ngôn ngữ lập trình OOP được người dùng ứng dụng với mục đích đa dạng nên được phần lớn lập trình viên đánh giá cao. Sử dụng PHP giúp người dùng mở ra nhiều ngôn ngữ kịch bản có mã nguồn mở vận hành tại phía server giúp người dùng tạo ra các ứng dụng web.
Python: Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao chuyên sử dụng nhằm phát triển những ứng dụng web & nhiều phần mềm khác nhau. Cú pháp của ngôn ngữ Python tương đối đơn giản, do đó đây là ngôn ngữ hoàn hảo dành cho những lập trình viên newbie.
JavaScript: Nhắc đến những ngôn ngữ OOP phổ biến nhất, phần lớn lập trình viên đều lựa chọn sử dụng JavaScript để đáp ứng tối ưu nhu cầu xây dựng những website có tính tương tác cao thông qua mức độ phổ biến lớn.
Kết luận
Tóm lại, lập trình định hướng đối tượng (OOP) là một phương pháp mạnh mẽ giúp chúng ta tổ chức và quản lý mã nguồn một cách logic và hiệu quả hơn. Bằng cách tập trung vào các đối tượng thực tế trong thế giới thực và ánh xạ chúng vào mã nguồn, chúng ta có thể tạo ra các ứng dụng linh hoạt, dễ bảo trì và mở rộng. OOP không chỉ giúp giảm thiểu sự phức tạp của mã nguồn mà còn thúc đẩy khả năng tái sử dụng mã, tạo ra mô-đun độc lập có thể sử dụng lại trong nhiều dự án khác nhau.
Trên đây là những kiến thức về Lập trình hướng đối tượng – OOP mà BKNS muốn gửi tới bạn. Hy vọng đến đây bạn đã hiểu được OOP là gì, chức năng, vai trò của OOP đối với lập trình viên.
>Xem thêm:
Ngôn ngữ lập trình C là gì? Kiến thức dễ hiểu về ngôn ngữ lập trình C