PhpMyAdmin là gì? Ưu nhược điểm của PhpMyAdmin
Thịnh Văn Hạnh 17/03/2020 1648 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Tóm Tắt Bài Viết
PhpMyAdmin là gì? Nó có ưu nhược điểm gì, cách cài đặt và sử dụng PhpMyAdmin thế nào?
Đối với những nhà quản trị website thì PhpMyAdmin đã là một công cụ quá quen thuộc. Tuy nhiên đối với những người mới làm quen với MySQL thì đây lại là một thứ mới mẻ. Hiểu được điều này, trong bài viết dưới đây BKNS sẽ gửi đến bạn những thông tin về PhpMyAdmin là gì? Ưu nhược điểm của PhpMyAdmin để bạn tham khảo thêm.
1. PhpMyAdmin là gì?
PhpMyAdmin là 1 công cụ với mã nguồn mở được tạo ra bằng ngôn ngữ PHP nhằm mục đích giúp người sử dụng quản trị cơ sở dữ liệu của MySQL qua 1 trình duyệt web. Bên cạnh, đây cũng chính là 1 công cục quản trị MySQL được dùng bởi nhiều người trên toàn thế giới ưa chuộng sử dụng, đặc biệt là những nhà quản trị cơ sở dữ liệu và database và administrator.
Thay vì dùng giao diện cửa sổ dòng lệnh với trình duyệt website của minh qua giao diện người sử dụng, PhpMyAdmin có khả năng làm được nhiều thao tác như: quản lý người dùng, phân quyền, thực hiện báo cáo SQL, sửa đổi, tạo hay xóa cơ sở dữ liệu hoặc bản ghi,…
Phần mềm hiện có sẵn trong 64 ngôn ngữ khác nhau, được duy trì bởi The phpMyAdmin Project
2. Các tính năng của PhpMyAdmin
- Giao diện web
- Quản lý cơ sở dữ liệu MySQL
- nhập dữ liệu từ CSV và SQL
- Xuất dữ liệu sang các định dạng khác nhau: CSV, SQL, XML, PDF (thông qua thư viện TCPDF), ISO/IEC 26300 –
- OpenDocument văn bản và bảng tính, Word, Excel, LaTeX và các định dạng khác
- Quản lý nhiều máy chủ
- Tạo PDF đồ họa của bố trí cơ sở dữ liệu
- Tạo các truy vấn phức tạp bằng cách sử dụng Query-by-example (QBE)
- Tìm kiếm tổng quan trong cơ sở dữ liệu hoặc một tập hợp con của nó
- Chuyển đổi dữ liệu được lưu trữ thành các định dạng bằng cách sử dụng một tập hợp các chức năng được xác định trước, như hiển thị dữ liệu BLOB như hình ảnh hoặc tải về liên kết
- Giám sát các truy vấn (quy trình)
3. Ưu nhược điểm của PhpMyAdmin
Sau khi đã hiểu được phpMyAdmin là gì rồi, chúng ta cùng đi tìm hiểu ưu và nhược điểm của phpMyAdmin nhé!
3.1 Nhược điểm của PhpMyAdmin
Hạn chế đầu tiên phải kể đến chính là PhpMyAdmin có hệ thống sao lưu dữ liệu chưa tốt. Chức năng export/import còn một số thiếu sót như là:
- Nén, mã hóa và những tùy chọn khác: những tệp được xuất bằng PhpMyAdmin được lưu trữ dưới dạng text files phổ biến. Dạng lưu trữ này không chỉ không an toàn mà còn chiếm nhiều dung lượng đĩa lớn.
- Hỗ trợ phương tiện lưu trữ truyền thông: Với tính chất là một phần mềm nằm trên web nên PhpMyAdmin chỉ kết nối với người dùng qua trình duyệt web. Do đó, người dùng chỉ có thể lưu trữ những bản sao lưu vào những local drive có sẵn trên hệ thống bằng hộp thoại Save As của trình duyệt.
- Lập kế hoạch: không có khả năng tự động xuất database data
Hạn chế thứ 2 là vì đây là 1 công cụ với mã nguồn mở nên cũng có nhược điểm về bảo mật. Nhưng hiện nay có phiên bản PhpMyAdmin đã khắc phục được tạm thời lỗi này. Nhưng để tránh gặp phải rủi ro bạn cũng nên chú ý khi truy cập vào địa chỉ URL của PhpMyAdmin từ các IP cố định.
3.2 Ưu điểm của PhpMyAdmin
- Cài đặt và sử dụng hoàn toàn không mất chi phí
- Đa ngôn ngữ: phần mềm hiện nay có sẵn trong 64 ngôn ngữ khác nhau, được duy trì bởi The PhpMyAdmin Project
- Cộng đồng hỗ trợ rộng lớn: vì PhpMyAdmin là một mã nguồn mở nên PhpMyAdmin được xây dựng đồng thời phát triển bởi cộng đồng nhiều lập trình viên trên toàn cầu. Vì vậy, ai có hiểu biết về lập trình có thể đóng góp mã lệnh của mình.
- Tăng hiệu quả công tác quản lý cơ sở dữ liệu: PhpMyAdmin được đánh giá là 1 công cụ hoàn hảo cho mục đích duyệt cơ sở dữ liệu, thực hiện những truy vấn SQL, quản lý những đặc quyền người sử dụng mà còn được coi là 1 công cụ quản lý với đầy đủ những tính năng hữu ích. Khi dùng PhpMyAdmin, bạn có thể vừa xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra mà cũng có thể làm việc với 1 đối tượng nhất đinh. Đặc biệt, PhpMyAdmin có khả năng sao lưu MySQL một cách tự động.
4. Cách cài đặt PhpMyAdmin
phpMyAdmin khá phổ biến và được cung cấp sẵn trong các gói khi bạn đăng ký Hosting. Bạn có thể mở phpMyAdmin từ Cpanel tại trang quản trị của nhà cung cấp đang sử dụng. Vậy nên bạn sẽ cần đến tài khoản quản trị MySQL để đăng nhập hoặc sử dụng tài khoản Cpanel.
5. Cách sử dụng PhpMyAdmin
Để vào PhpMyAdmin bạn hãy thực hiện theo những bước sau đây:
Bước 1: Vào cPanel và bạn đăng nhập
Bước 2: Trong phần Quản lý cơ sở dữ liệu ở bên trái, bạn chọn đến đường dẫn để đến Hệ thống quản lý PhpMyAdmin .
Lúc này PhpMyAdmin sẽ được hiện ra ra trong 1 số cửa sổ mới và đăng nhập người dùng vào hệ thống.
Bước 3: Bên trái, PhpMyAdmin sẽ hiển thị những danh sách cơ sở dữ liệu trong tài khoản của bạn.
Bước 4: Nhấp chuột ở tên cơ sở dữ liệu: trên màn hình máy tính sẽ hiển thị thông tin về cấu trúc cơ sở dữ liệu chi tiết trong khung bên trái và những bảng dữ liệu trong danh mục nằm bên trái.
6. Các sản phẩm tương tự PhpMyAdmin
- phpPgAdmin: cung cấp chức năng tương tự cho PostgreSQL. Nó được bắt đầu như một rẽ nhánh của phpMyAdmin, nhưng bây giờ là một code base hoàn toàn khác nhau.
- Adminer (trước đây là phpMinAdmin) là một công cụ gọn nhẹ tương tự để quản lý cơ sở dữ liệu MySQL, trong đó có tất cả các tính năng cơ bản của phpMyAdmin, nhưng chỉ bao gồm một tập tin PHP.
- Chive là một tiếp theo thế hệ công cụ quản lý CSDL MySQL nhằm mục đích là một thay thế cho phpMyAdmin
Vậy là bài viết trên BKNS đã gửi đến bạn thông tin PhpMyAdmin là gì và ưu nhược điểm của PhpMyAdmin để bạn hiểu rõ hơn. Nếu bạn còn thắc mắc nào liên quan đến PhpMyAdmin thì bạn có thể để lại bình luận ở dưới bài viết để BKNS hỗ trợ. Đừng quên truy cập BKNS để được biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác về giải pháp mạng, hosting,…