Postman là gì? Cách gọi API dễ dàng với Postman
Thịnh Văn Hạnh 23/06/2023 1189 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Là một người dùng thường xuyên tiếp xúc mảng công nghệ, có thể bạn đã biết đến thuật ngữ Postman. Vậy Postman là gì, liệu đây có phải là danh từ để chỉ những người đưa thư, hay còn mang những ý nghĩa khác? Cùng đọc ngay bài viết dưới đây của BKNS để hiểu thêm về khái niệm này nhé.
Tóm Tắt Bài Viết
Postman là gì?
Postman là một công cụ cho phép người dùng dễ dàng tương tác với API. Hiện nay, REST là chuẩn phổ biến nhất. Postman được xem là công cụ hàng đầu cho việc kiểm thử API, bởi nó đã được sử dụng rất nhiều trong các thử nghiệm. Với Postman, lập trình viên có thể gọi REST API mà không cần phải viết mã code.
Postman hỗ trợ đầy đủ tất cả các phương thức HTTP như POST, PUT, PATCH, DELETE và GET. Không chỉ dừng lại ở đó, Postman còn giúp lập trình viên tiết kiệm công sức bằng cách lưu lại lịch sử các yêu cầu trước đó, đồng thời cung cấp khả năng sử dụng lại chúng khi cần thiết.
Tại sao nên sử dụng Postman?
Postman đang được sử dụng rộng rãi nhờ những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại, như sau:
- Postman sử dụng Collection, cho phép người dùng tạo bộ sưu tập các lệnh gọi API của riêng mình. Hơn nữa, trong mỗi bộ sưu tập, người dùng có thể tạo thư mục con với nhiều yêu cầu khác nhau. Điều này giúp tổ chức thử nghiệm trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
- Postman Collections và Environment cung cấp tính năng import và export, giúp người dùng dễ dàng chia sẻ tệp tin. Ngoài ra, các liên kết trực tiếp cũng có thể được sử dụng để chia sẻ bộ sưu tập.
- Postman có khả năng kiểm tra trạng thái phản hồi của giao thức HTTP, mang lại khả năng kiểm thử vượt trội.
- Postman cung cấp khả năng gỡ lỗi thông qua bảng điều khiển, cho phép kiểm tra dữ liệu đã xuất và tăng tính linh hoạt trong quá trình gỡ lỗi.
- Postman hỗ trợ tạo kiểm thử, cho phép thêm xác nhận vào mỗi lệnh gọi API để đảm bảo phạm vi kiểm tra tối đa.
- Quá trình sử dụng newman và bộ sưu tập đảm bảo khả năng chạy lại các kiểm thử, giúp tiết kiệm thời gian cho những thử nghiệm lặp lại.
- Postman có khả năng tích hợp liên tục cho các hoạt động phát triển.
Làm sao để Download và cài đặt Postman
Postman là loại công cụ mã nguồn mở, vì vậy người dùng có thể tải về một cách rất dễ dàng. Cụ thể, để download và cài đặt Postman, người dùng sẽ căn cứ vào các bước sau:
- Bước 1: Truy cập vào website: https://www.getpostman.com/downloads/. Sau đó, hãy lựa chọn đúng nền tảng mà bạn muốn tải về (có thể là Windows, Linux hoặc Mac) và click chuột vào nút Download.
- Bước 2: Sau khi tải về thành công, file sẽ hiển thị ở phần cửa sổ dưới của trình duyệt. Trong quá trình tải về, bạn chỉ cần thao tác nhấn nút hoàn tất và kích nút Run.
- Bước 3: Tiến hành cài đặt.
- Bước 4: Lựa chọn và đăng nhập tài khoản Postman. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể đăng nhập vào Postman bằng 2 cách là sử dụng tài khoản Google hoặc tạo một tài khoản mới trên hệ thống. Ngoài ra, Postman cũng cho phép người dùng sử dụng công cụ mà không cần phải đăng nhập. Tuy nhiên, việc đăng ký tạo tài khoản mới sẽ đảm bảo tính lưu trữ cũng như truy cập vào bộ sưu tập trong việc sử dụng về sau.
- Bước 5: Lựa chọn công cụ dành cho workspace, sau đó click chuột vào Save My Preference.
- Bước 6: Màn hình Startup được xuất hiện.
Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Postman
Để có thể sử dụng Postman một cách thành thạo, bạn nhất định cần phải nắm rõ 3 kiến thức chính sau đây:
Chức năng chính của Postman
- Postman cho phép người dùng gửi HTTP Request với method GET, PUT, POST và DELETE.
- Người dùng có thể dễ dàng post các dữ liệu dưới dạng text, form, hoặc JSON,…
- Kết quả xuất hiện và trả về sẽ được hiển thị dưới dạng hình ảnh, text, xml, JSON,…
- Postman có khả năng hỗ trợ authorization.
- Postman có thể thực hiện thay đổi header của các request.
Hướng dẫn sử dụng Postman
Cách sử dụng Postman rất đơn giản, bạn chỉ cần chọn method rồi điền URL. Sau đó, hãy thêm các thông tin cho phần body và header cho các trường hợp cần thiết và nhấn SEND. Cuối cùng, hãy chờ đợi cho đến khi Postman trả về kết quả có hình thù.
Những chức năng phần mềm chính
- New: Cho phép người dùng tạo request, environment hoặc collection.
- Import: Cho phép người dùng import collection hoặc environment. Một số tùy chọn khác còn được sử dụng để import từ file folder, paste từ text thuần hoặc thậm chí là link.
- Open new: Cho phép người dùng mở một tab mới, cửa sổ runner hoặc cửa sổ postman.
- Runner: Cho phép người dùng kiểm tra một cách tự động thông qua Runner và collection.
- My workspace: Cho phép người dùng tạo cửa sổ làm việc cá nhân hoặc theo nhóm.
- Invite: Cho phép người dùng mời các thành viên làm việc và cộng tác cùng nhau.
- History: Cho phép người dùng lần theo những request đã thực hiện từ trước.
- Collections: Cho phép người dùng tổ chức các thử nghiệm. Mỗi collection sẽ chứa các thư mục con với nhiều yêu cầu khác nhau, có thể là request hoặc thư mục trùng lặp.
Ngoài ra còn có các chức năng
- Tab request: Hiển thị tiêu đề request mà người dùng làm việc. Theo đó, nó sẽ mặc định “untitled Request” đồng thời hiển thị cho các request không có tiêu đề khác.
- Request URL: Đây còn được gọi là điểm cuối, là nơi cho phép người dùng xác định liên kết đến nơi mà API sẽ thực hiện giao tiếp.
- HTTP Request: Khi người dùng click vào HTTP Request thì danh sách hiển thị sẽ được thả xuống với các request khác, có thể là post, copy, delete, hoặc get,…
- Save: Trong trường hợp thay đổi request, người dùng chỉ cần nhấp vào Save, các thay đổi sẽ tự động lưu và không bị ghi đè.
- Params: Cho phép người dùng vẽ các tham số cần thiết cho một request.
- Headers: Cho phép người dùng tiến hành thiết lập các header, chẳng hạn như nội dung JSON tùy thuộc theo cách tổ chức của bản thân.
- Body: Cho phép người dùng tùy chỉnh các chi tiết trong phần request. Đây là phần thường được dùng nhiều nhất trong request Post.
- Tests: Đây là những script được thực hiện khi tiến hành request. Thế nhưng, nó cần phải có các thử nghiệm như thiết lập điểm checkpoint để kiểm tra trạng thái. Khi đó, những dữ liệu nhận được sẽ đáp ứng mong đợi của người dùng đồng thời sở hữu các thử nghiệm khác.
- Pre-request script: Đây là các tập lệnh sẽ được thực thi trước khi request. Đa phần, nó sẽ cho môi trường được sử dụng nhằm đảm bảo việc kiểm tra, giúp chúng có thể chạy trong môi trường chính xác nhất.
Giao diện và các thành phần chính của Postman
Postman bao gồm 3 thành phần chính như sau:
Settings
Phần Settings chứa các thông tin về Account dành cho mục đích login, logout và sync data.
- Settings tùy chỉnh: Shortcut, themes, format,…
- Import data từ bên ngoài.
Collections
Phần Collections có vai trò lưu trữ các thông tin của API dựa theo folder hoặc thời gian.
API content
API content hỗ trợ hiển thị những nội dung chi tiết về API cũng như các phần hỗ trợ khác với mục đích thực hiện test API. Đây được coi là một trong những phần tester cần phải nắm rõ và làm việc rất nhiều.
Bên cạnh đó, trong API content cũng chứa 3 thành phần chính, cụ thể:
- Environments: Thông thường Environments sẽ chứa những thông tin liên quan mật thiết đến môi trường. Trong trường hợp có các thành phần này thì lập trình viên sẽ dễ dàng đổi môi trường mà hoàn toàn có thể bỏ qua bước thay đổi URL của từng request.
- Request: Request là phần chứa các thông tin chính của API.
- Response: Response bao gồm các thông tin trả về sau khi thực hiện Send Request.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức về Postman là gì mà BKNS muốn gửi tới bạn.
Để đọc thêm các kiến thức hữu ích khác, hãy truy cập BKNS thường xuyên hơn nữa bạn nhé.