Thông tin hữu ích cần biết về chứng chỉ SSL
Thịnh Văn Hạnh 02/02/2023 1355 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Chứng chỉ SSL là khái niệm không còn quá xa lạ với các nhà quản trị web, các doanh nghiệp, tổ chức đã từng hoặc đang sở hữu website riêng. Bên cạnh HTTPS hay TLS, đây là chứng chỉ quan trọng giúp bảo vệ dữ liệu trên website cũng như các thông tin khách hàng trong quá trình sử dụng web tốt hơn. Cùng BKNS tìm hiểu cụ thể SSL là gì, tầm quan trọng đối với website, cách thức hoạt động cùng các thông tin đầy đủ hữu ích khác về SSL thông qua bài viết này nhé.
Tóm Tắt Bài Viết
- 1 1. Chứng chỉ SSL là gì?
- 2 2. Tầm quan trọng của SSL đối với website?
- 3 3. Cách thức hoạt động của SSL là gì?
- 4 4. Lợi ích khi sử dụng SSL là gì?
- 5 5. Thuật toán sử dụng trong SSL là gì?
- 6 6. Tổ chức cung cấp chứng chỉ SSL
- 7 7. SSL có nhược điểm gì không?
- 8 8. Các cách phân loại SSL là gì?
- 9 9. Mua SSL ở đâu?
- 10 10. Lời kết
1. Chứng chỉ SSL là gì?
SSL là từ viết tắt của cụm tiếng Anh Secure Sockets Layer – tạm dịch bảo mật xác thực nhiều lớp. Đây là tiêu chuẩn về an ninh công nghệ trên toàn cầu, được sử dụng bởi hàng triệu trang web trong các giao dịch trực tuyến.
SSL tạo ra một liên kết giữa trình duyệt và máy chủ web. Tất cả những dữ liệu được trao đổi giữa trình duyệt và máy chủ web sẽ được đảm bảo an toàn với độ bảo mật cao. Chứng chỉ này đảm bảo mọi dữ liệu được truyền từ máy chủ web và trình duyệt tách rời đồng thời mang tính riêng tư.
Giải thích một cách dễ hiểu, khi bạn thực hiện một tìm kiếm dữ liệu trên web, hoạt động tìm kiếm này hoàn toàn độc lập với hoạt động của các người dùng dùng khác, và dữ liệu bạn truy xuất trên web được đảm bảo tính an toàn nhờ có chứng chỉ SSL.
HTTPS và SSL là những thứ tương tự nhưng không giống nhau. HTTPS về cơ bản là một giao thức Internet tiêu chuẩn giúp mã hóa dữ liệu trực tuyến và là phiên bản nâng cao và an toàn hơn của giao thức HTTP. SSL là một phần của giao thức HTTPS thực hiện mã hóa dữ liệu. Khi HTTP chuyển sang HTTPS, S có nghĩa là “Secure” – đảm bảo an toàn.
2. Tầm quan trọng của SSL đối với website?
Ở trên là khái niệm, tiếp theo phần này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu vai trò và tầm quan trọng của một chứng chỉ SSL đối với website. Tại sao hầu hết các website đều sử dụng chứng chỉ SSL? Đặc biệt website của các tổ chức hay doanh nghiệp lớn không thể thiếu được chứng chỉ này, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn 6 vai trò bên dưới.
2.1 Mã hoá thông tin nhạy cảm
Vấn đề bảo mật thông tin và dữ liệu hiện nay là một vấn đề đang được chú trọng và ưu tiên hàng đầu. Nhất là đối với các tổ chức quan trọng trong chính phủ, hoặc các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực trọng yếu.
HTTPS, hay TLS đều là những giao thức quan trọng trong việc bảo vệ website. Trong đó SSL là một phần đóng vai trò quan trọng trong việc bảo mật dữ liệu web hiệu quả.
Khi bạn lướt web, biểu tượng khóa hoặc thanh màu xanh lá cây trên trình web giúp người dùng nhận biết được tín hiệu về việc kết nối của mình có sự tin cậy. Từ đó họ có sự tin tưởng, gắn bó hơn đối với website và khả năng mua hàng được tăng lên. Nhà cung cấp SSL cũng cung cấp giao thức “HTTPS” giúp chống lại những cuộc tấn công, lừa đảo. Website có SSL sẽ là một cách hoàn hảo để hacker không thể lừa đảo khách hàng của bạn, hoặc đánh cắp các thông tin nhạy cảm trên chính trang web.
2.2 Cung cấp tính xác thực
Số lượng website sử dụng SSL ngày càng tăng lên nhanh chóng bởi một lý do là nó lưu trữ và mã hóa thông tin nhạy cảm, riêng tư khi gửi qua internet. Chỉ những người nhận được chỉ định cụ thể, chính xác mới có thể đọc những thông tin đó.
Tưởng tượng quá trình truy cập và truyền dữ liệu trên web như một dòng chảy. Thông tin trong quá trình truyền đi trên dòng chảy có nguy cơ bị các hacker tấn công khi đang truyền đi giữa chừng. Để ngăn chặn điều này, thông tin được mã hóa chỉ để người cuối cùng đọc được. Như thế dẫu cho bị tấn công khi đang truyền dữ liệu đi, hacker cũng khó có thể biết được thông tin dữ liệu, hoặc mất một thời gian rất lâu để có thể mã hóa được thông tin đó.
Đây là một điều đặc biệt quan trọng, bởi lẽ, nếu không dùng SSL thì những thông tin quan trọng như số thẻ tín dụng, mật khẩu, tên tài khoản hay thông tin nhạy cảm bất cứ ai cũng có thể đọc được. Hacker cũng có thể tấn công và lấy cắp thông tin bất cứ lúc nào.
2.3 Gia tăng độ tin cậy
Bản chất của internet là người dùng sẽ gửi thông tin qua internet. Khi đó, bất cứ máy nào trong số này đều có thể giả mạo là trang web của người dùng để lừa người dùng gửi thông tin cá nhân. SSL cung cấp thông tin mang tính xác thực giúp người dùng chắc chắn được rằng mình đang gửi thông tin đến đúng máy chủ chứ không phải một kẻ mạo danh muốn lấy cắp thông tin.
Tuy nhiên, người dùng cần chú ý đến nhà cung cấp SSL. Chỉ nhà cung cấp uy tín mới có thể đảm bảo SSL chất lượng, tin cậy. Họ sẽ chỉ cung cấp một SSL Certificate cho một công ty duy nhất.
Để được cung cấp chứng chỉ SSL, doanh nghiệp cần phải được xác thực danh tính. EV SSL Certificate sẽ yêu cầu công ty xác nhận nhiều hơn những chứng nhận khác. Để kiểm chứng nhà cung cấp cấp SSL uy tín hay không người dùng có thể sử dụng SSL Wizard để so sánh. SSL Wizard đã có sẵn trong các trình duyệt web.
2.4 Đóng vai trò trong hoạt động tối ưu thứ hạng kết quả tìm kiếm (SEO)
Google là một trong những công cụ phổ biến nhất hiện nay. Từ lâu, Google đã đưa ra thông báo rằng HTTPS được tính là một trong những tiêu chuẩn để xếp hạng trang web. Vì vậy nếu bạn muốn website được nhiều người biết đến và nhiều lượt truy cập, việc cài đặt chứng chỉ SSL là một điều hữu ích nên làm.
So với các trang web tương tự nhưng không có chứng chỉ SSL, trang web được cài đặt chứng chỉ SSL sẽ được ưu tiên hiển thị hơn tới người dùng trên thanh kết quả tìm kiếm.
2.5 Điều kiện cần cho quy chuẩn an toàn thanh toán bằng thẻ (PCI Compliance)
PCI Compliance – Payment Card Industry Compliance, tạm dịch là tuân thủ quy tắc an toàn thanh toán qua thẻ.
Để được nhận thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng trên trang web, bạn cần hoàn thành những bài kiểm tra chứng minh bạn đang tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về hình thức thanh toán này.
Và để hoàn thành yêu cầu đó, một trong những việc bạn phải làm là sử dụng chứng chỉ SSL cho trang web.
2.6 Mang đến sự tin cậy cho người truy cập
Chứng chỉ SSL cũng giúp chống lại những cuộc tấn công lừa đảo. Một email lừa đảo sẽ được gửi từ hacker đang cố mạo danh trang web của bạn. Email này thường chứa đường link dẫn đến trang web của kẻ lừa đảo hoặc yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân.
Tuy nhiên, một kẻ lừa đảo hay hacker thì thường khó có thể được cấp SSL, do đó, bạn cũng không cần quá lo lắng. Điều cần làm đọc kỹ trước khi cung cấp tin cá nhân cho một trang web nào đó.
3. Cách thức hoạt động của SSL là gì?
Để hiểu hơn về chức năng của SSL, chúng ta cùng tìm hiểu cách thức hoạt động của nó.
SSL bao gồm 2 giao thức con đó là SSL Record (xác định định dạng truyền dữ liệu) và SSL Handshake (trao đổi thông tin giữa server và client khi lần đầu thiết lập kết nối SSL).
Chứng thư số SSL cài trên website của doanh nghiệp cho phép khách hàng khi truy cập có thể xác minh được tính xác thực, tin cậy của website, đảm bảo mọi dữ liệu, thông tin trao đổi giữa website và khách hàng được mã hóa, tránh nguy cơ bị can thiệp.
SSL đảm bảo rằng tất cả các dữ liệu được truyền giữa các máy chủ web và các trình duyệt được mang tính riêng tư, tách rời. SSL là một chuẩn công nghiệp được sử dụng bởi hàng triệu trang web trong việc bảo vệ các giao dịch trực tuyến với khách hàng của họ.
SSL hoạt động bên dưới HTTP, FTP, IMAP (các giao thức ứng dụng tầng cao) và bên trên TCP/IP. Nó là một tập hợp những thủ tục được chuẩn hóa để thực hiện các nhiệm vụ bảo mật như:
-
- Xác thực Server: SSL giúp người sử dụng xác thực Server muốn kết nối. Browser sẽ sử dụng các kỹ thuật mã hóa công khai để xác định chắc chắn Certificate, public ID của Server (ID giá trị không? ID được cấp bởi CA đáng tin cậy không?).
- Xác thực Client: SSL cho phép phía Server xác thực thông tin người sử dụng muốn kết nối. Server sử dụng các kỹ thuật mã hóa công khai để kiểm tra Certificate, public ID (ID có giá trị không? Được cấp phát bởi CA tin cậy không?).SSl là một tập hợp những thủ tục được chuẩn hóa để thực hiện nhiệm vụ bảo mật Server, Client, mã hóa kết nối,…
- Mã hóa kết nối: Trên đường truyền, thông tin giữa server và client sẽ được mã hóa để khả năng bảo mật được nâng cao hơn. Đây là điều đặc biệt quan trọng nhất là khi cả Server và Client muốn thực hiện các giao dịch mang tính riêng tư. Bên cạnh đó, tất cả dữ liệu được gửi trên kết nối SSL sẽ được bảo vệ nhờ cơ chế tự động nhận biết các xáo trộn và thay đổi – thuật toán Hash Algorithm.
4. Lợi ích khi sử dụng SSL là gì?
Một chứng chỉ SSL tuy nhỏ bé, nhưng có nhiều lợi ích khi sử dụng. Đặc biệt ở vị thế doanh nghiệp, nó có nhiều lợi ích như:
-
- Xác thực website, giao dịch an toàn
- Nâng cao hình ảnh, thương hiệu và uy tín doanh nghiệp
- Bảo mật các giao dịch giữa khách hàng và doanh nghiệp, các dịch vụ truy nhập hệ thống
- Bảo mật webmail và các ứng dụng như Outlook Web Access, Exchange, và Office Communication Server
- Bảo mật các ứng dụng ảo hóa như Citrix Delivery Platform hoặc các ứng dụng điện toán đám mây
- Bảo mật dịch vụ FTP
- Bảo mật truy cập control panel
- Bảo mật các dịch vụ truyền dữ liệu trong mạng nội bộ, file sharing, extranet
- Bảo mật VPN Access Servers, Citrix Access Gateway,…
5. Thuật toán sử dụng trong SSL là gì?
Các thuật toán mã hóa và xác thực của SSL gồm:
Thuật toán DES: Là thuật toán có chiều dài khóa là 56 bit.
Thuật toán DSA: Được chính phủ Mỹ sử dụng nhiều trong chuẩn về xác thực số.
Thuật toán 3-DES: Là thuật toán có độ dài khóa gấp 3 lần độ dài khóa trong mã hóa của thuật toán DES.
Thuật toán MD5: Được Rivest phát triển, tên đầy đủ là Message Digest Algorithm.
Thuật toán KEA: Được chính phủ Mỹ sử dụng, nó là một thuật toán trao đổi khóa.
Thuật toán RSA: Là thuật toán mã hóa công khai cho cả quá trình xác thực và mã hóa dữ liệu.
RC2 và RC4: Là thuật toán được mã hóa và dùng cho RSA Data Security.
Thuật toán SHA-1: Là thuật toán băm có tên đầy đủ là Secure Hash Algorithm.
Thuật toán RSA key Exchange: RSA key Exchange là thuật toán trao đổi khóa dựa trên thuật toán RSA.
6. Tổ chức cung cấp chứng chỉ SSL
Tiêu chuẩn xác thực – SSL chỉ được cung cấp bởi các đơn vị cấp phát chứng thư (CA) có uy tín trên toàn thế giới sau khi đã thực hiện xác minh thông tin về chủ thể đăng ký rất kỹ càng mang lại mức độ tin cậy cao cho người dùng Internet và tạo nên giá trị cho các website, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Tiêu chuẩn xác thực – SSL chỉ được cung cấp bởi các đơn vị cấp phát chứng thư (CA)
Certificate Authority (CA): là tổ chức phát hành các chứng thực các loại chứng thư số cho người dùng, doanh nghiệp, máy chủ (server), mã code, phần mềm. Nhà cung cấp chứng thực số đóng vai trò là bên thứ ba (được cả hai bên tin tưởng) để hỗ trợ cho quá trình trao đổi thông tin an toàn.
GlobalSign – một trong những doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới được công nhận là nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộngcung cấp tất cả các loại chứng thư, gói chứng thư, giải pháp chứng thư số cho các ngành tài chính – ngân hàng, ý tế, giáo dục và các lĩnh vực kinh doanh khác.
Chứng thư tiêu chuẩn toàn cầu
Tương thích với 99% các trình duyệt
Cung cấp bởi một trong những CA uy tín nhất thế giới
Định hướng doanh nghiệp với tất cả các dòng sản phẩm SSL
Tiết kiệm cho doanh nghiệp với lựa chọn Wildcard, SAN
7. SSL có nhược điểm gì không?
Bên cạnh những lợi ích to lớn mà chứng chỉ SSL mang lại, vậy đâu là những nhược điểm mà chứng chỉ này vẫn chưa thể khắc phục được?
– Chi phí duy trì cao: Song song với lớp bảo mật siêu chắc chắn thì chi phí hoạt động cao là điều không thể tránh khỏi. Bạn sẽ phải chịu các khoản phí như phí thiết lập cơ sở hạ tầng đáng tin cậy và phí xác nhận danh tính.
– Hiệu suất làm việc: Một lượng thông tín lớn được mã hoá, sẽ dẫn đến việc tài nguyên máy chủ của bạn sẽ bị tốn nhiều hơn so với những trang web không mã hoá. Tuy nhiên sự khác biệt này chỉ thực sự rõ ràng đối với những website có lượng truy cập lớn.
Tóm lại, những nhược điểm này sẽ không đáng gì so với tầm quan trọng của SSL. Sử dụng SSL thích hợp sẽ giúp bảo vệ khách hàng tốt hơn, từ đó bạn cũng có thể bán được nhiều hàng hơn.
8. Các cách phân loại SSL là gì?
Với nhu cầu sử dụng SSL phổ biến ở các doanh nghiệp, các SSL được cung cấp trên thị trường cũng ngày càng nhiều với đa dạng chủng loại, phân loại khác nhau. Chúng có thể được chia thành nhiều nhóm tùy thuộc vào cách phân loại.
Có thể phân loại SSL dựa trên các cách như:
8.1 Phân loại theo cách xác thực:
Phân loại theo kiểu xác thực chúng ta có 3 loại SSL chính:
-
- Xác thực theo kiểu DV (Domain Validation): đây là kiểu xác thực cơ bản nhất dành cho đa dạng website. Kiểu xác thực này chỉ cần thông tin tên miền, và bạn sẽ được cấp chứng chỉ để sử dụng chỉ sau 5 phút yêu cầu.
Kiểu xác thực này phù hợp với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, không đòi hỏi quá nhiều thông tin và yêu cầu về xác thực thông tin, từ đó không mất thời gian chờ đợi lâu và cũng như việc gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Xác thực theo kiểu OV (Organization Validation): hay còn gọi là xác thực tổ chức. Kiểu xác thực này yêu cầu những thông tin cơ bản về tổ chức sở hữu website đó, nhằm đảm bảo thông tin uy tín của dữ liệu trên web và đảm bảo cho thông tin khách hàng được yên tâm trong quá trình truy xuất dữ liệu.
Kiểu xác thực này phù hợp với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, muốn phát triển và mở rộng hơn trên thị trường. - Xác thực theo kiểu EV (Extended Validation): Để được cung cấp chứng chỉ SSL dạng này, bạn cần vượt qua được vòng xác minh thông tin doanh nghiệp khắt khe từ tổ chức cung cấp. Các thông tin bao gồm giấy tờ đăng ký kinh doanh và các chỉ số thống kê khác liên quan đến doanh nghiệp. Đây là chứng chỉ được lựa chọn bởi các tổ chức chính phủ hoặc các doanh nghiệp lớn, các sàn thương mại điện tử lớn trên thị trường. Nó giúp bảo vệ dữ liệu một cách tối ưu nhất, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.
- Xác thực theo kiểu DV (Domain Validation): đây là kiểu xác thực cơ bản nhất dành cho đa dạng website. Kiểu xác thực này chỉ cần thông tin tên miền, và bạn sẽ được cấp chứng chỉ để sử dụng chỉ sau 5 phút yêu cầu.
8.2 Phân loại theo số lượng tên miền được bảo vệ:
Tùy thuộc vào chứng chỉ SSL bảo vệ cho 1 hay nhiều tên miền, chúng ta có:
-
- SSL đơn (single domain):
Đây là dạng SSL cơ bản nhất chỉ bảo vệ 1 tên miền duy nhất cho mỗi lần đăng ký. Vì thế giá thành khá rẻ và thời gian phát hành khá nhanh so với các loại SSL khác.
-
- SSL đa tên miền (multi-domain):
Chứng chỉ này hỗ trợ bảo vệ đa tên miền, thường là 1 hay một số tên miền chính và toàn bộ tên miền con. Giá thành theo đó cũng đắt hơn loại SSL đơn, thời gian phát hành cũng lâu hơn.
8.3 Phân loại theo nhãn hiệu cung cấp
Hiện nay trên thế giới có khá nhiều nhãn hiệu cung cấp chứng chỉ SSL. Có thể liệt kê một số thương hiệu cung cấp SSL nổi tiếng thế giới như:
-
- Digicert: trong đó có các thương hiệu con như GeoTrust, RapidSSL, Thawte,….
- GlobalSign, bao gồm AlphaSSL
- Sectigo, bao gồm cả Comodo
9. Mua SSL ở đâu?
Với độ phổ biến như thế, bạn có thể dễ dàng mua chứng chỉ SSL ở các đại lý phân phối trên thị trường. Tuy nhiên trước khi mua bạn nên cân nhắc và lưu ý các yếu tố như:
-
- Giá cả
- Kiểu xác thực
- Số tên miền được bảo vệ
- Nhãn hiệu
Nếu chưa biết mua chứng chỉ SSL ở đâu, bạn có thể tham khảo dịch vụ từ BKNS:
-
- Chế độ hoàn trả lên tới 30 ngày nếu không hài lòng.
- Dịch vụ hỗ trợ 24/7.
- Miễn phí lắp đặt.
- Không giới hạn sever đăng ký.
Với nhiều kinh nghiệm cung cấp dịch vụ cho nhiều đối tác khác nhau, BKNS mang đến cho bạn dịch vụ SSL với chi phí rẻ và chất lượng dịch vụ tốt nhất.
10. Lời kết
Trên đây là những kiến thức về SSL cơ bản nhất mà BKNS tổng hợp gửi tới bạn đọc. Hy vọng đến đây bạn đã có cho mình được những kiến thức tổng quan nhất về SSL, hiểu khái niệm SSL là gì, ứng dụng trong công việc cũng như các hoạt động khác liên quan đến quản trị mạng và bảo mật website.
Đừng quên ghé thăm SSL – BKNS để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác.