Chứng Chỉ SSL Là Gì? Tất Cả Thông Tin Bạn Cần Biết
17/09/2022 08:08 | Lượt xem : 2330
Chứng chỉ SSL là viết tắt của Secure Sockets Layer, một loại công nghệ tiêu chuẩn cao, giúp mã hoá thông tin giữa máy chủ (host) và trình duyệt người dùng. Hãy cùng theo chân BKNS tìm hiểu xem SSL là gì trong bài viết này bạn nhé.
1. SSL là gì?
SSL là gì? SSL (tên tiếng anh là Secure Sockets Layer) là tiêu chuẩn về an ninh công nghệ trên toàn cầu, được sử dụng bởi hàng triệu trang web trong các giao dịch trực tuyến. SSL tạo ra một liên kết giữa trình duyệt và máy chủ web. Tất cả những dữ liệu được trao đổi giữa trình duyệt và máy chủ web sẽ được đảm bảo an toàn và có độ bảo mật cao. Chứng chỉ này đảm bảo mọi dữ liệu được truyền từ máy chủ web và trình duyệt sẽ được tách rời và mang tính riêng tư.
SSL bao gồm 2 giao thức con đó là SSL Record (xác định định dạng truyền dữ liệu) và SSL Handshake (trao đổi thông tin giữa server và client khi lần đầu thiết lập kết nối SSL).
Chứng thư số SSL cài trên website của doanh nghiệp cho phép khách hàng khi truy cập có thể xác minh được tính xác thực, tin cậy của website, đảm bảo mọi dữ liệu, thông tin trao đổi giữa website và khách hàng được mã hóa, tránh nguy cơ bị can thiệp.
SSL đảm bảo rằng tất cả các dữ liệu được truyền giữa các máy chủ web và các trình duyệt được mang tính riêng tư, tách rời. SSL là một chuẩn công nghiệp được sử dụng bởi hàng triệu trang web trong việc bảo vệ các giao dịch trực tuyến với khách hàng của họ.
SSL hoạt động bên dưới HTTP, FTP, IMAP (các giao thức ứng dụng tầng cao) và bên trên TCP/IP. Nó là một tập hợp những thủ tục được chuẩn hóa để thực hiện các nhiệm vụ bảo mật như:
- Xác thực Server: SSL giúp người sử dụng xác thực Server muốn kết nối. Browser sẽ sử dụng các kỹ thuật mã hóa công khai để xác định chắc chắn Certificate, public ID của Server (ID giá trị không? ID được cấp bởi CA đáng tin cậy không?).
- Xác thực Client: SSL cho phép phía Server xác thực thông tin người sử dụng muốn kết nối. Server sử dụng các kỹ thuật mã hóa công khai để kiểm tra Certificate, public ID (ID có giá trị không? Được cấp phát bởi CA tin cậy không?).
- Mã hóa kết nối: Trên đường truyền, thông tin giữa server và client sẽ được mã hóa để khả năng bảo mật được nâng cao hơn. Đây là điều đặc biệt quan trọng nhất là khi cả Server và Client muốn thực hiện các giao dịch mang tính riêng tư. Bên cạnh đó, tất cả dữ liệu được gửi trên kết nối SSL sẽ được bảo vệ nhờ cơ chế tự động nhận biết các xáo trộn và thay đổi – thuật toán Hash Algorithm.
2. Tiêu chuẩn xác thực – SSL được cung cấp bởi ai?
Tiêu chuẩn xác thực – SSL chỉ được cung cấp bởi các đơn vị cấp phát chứng thư (CA) có uy tín trên toàn thế giới sau khi đã thực hiện xác minh thông tin về chủ thể đăng ký rất kỹ càng mang lại mức độ tin cậy cao cho người dùng Internet và tạo nên giá trị cho các website, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
3. CA là gì?
Certificate Authority (CA): là tổ chức phát hành các chứng thực các loại chứng thư số cho người dùng, doanh nghiệp, máy chủ (server), mã code, phần mềm. Nhà cung cấp chứng thực số đóng vai trò là bên thứ ba (được cả hai bên tin tưởng) để hỗ trợ cho quá trình trao đổi thông tin an toàn.
- GlobalSign – một trong những doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới được công nhận là nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộngcung cấp tất cả các loại chứng thư, gói chứng thư, giải pháp chứng thư số cho các ngành tài chính – ngân hàng, ý tế, giáo dục và các lĩnh vực kinh doanh khác.
- Chứng thư tiêu chuẩn toàn cầu
- Tương thích với 99% các trình duyệt
- Cung cấp bởi một trong những CA uy tín nhất thế giới
- Định hướng doanh nghiệp với tất cả các dòng sản phẩm SSL
- Tiết kiệm cho doanh nghiệp với lựa chọn Wildcard, SAN
4. Tầm quan trọng của SSL đối với website
Sau khi đã hiểu chứng chỉ SSL là gì rồi, chúng ta cùng đi tìm hiểu xem lợi ích mà SSL đem lại cho website là gì nhé!
4.1 Cung cấp sự tin cậy
Biểu tượng khóa hoặc thanh màu xanh lá cây trên trình web cung cấp cho người dùng tín hiệu về việc kết nối của mình có sự tin cậy. Người dùng sẽ tin tưởng, gắn bó hơn đối với website và khả năng mua hàng được tăng lên. Nhà cung cấp SSl cũng cung cấp giao thức “HTTPS” giúp chống lại những cuộc tấn công, lừa đảo. Website có SSL sẽ là một cách hoàn hảo để Hacker không thể lừa đảo khách hàng của bạn.
4.2 Mã hóa thông tin nhạy cảm, riêng tư
Số lượng website sử dụng SSl ngày càng tăng lên nhanh chóng bởi một lý do là nó lưu trữ và mã hóa thông tin nhạy cảm, riêng tư khi gửi qua internet. Chỉ những người nhận được chỉ định cụ thể, chính xác mới có thể đọc những thông tin đó.
Đây là một điều đặc biệt quan trọng, bởi lẽ, nếu không dùng SSL thì những thông tin quan trọng như số thẻ tín dụng, mật khẩu, tên tài khoản hay thông tin nhạy cảm bất cứ ai cũng có thể đọc được. Hacker cũng có thể tấn công và lấy cắp thông tin bất cứ lúc nào.
4.3 Cung cấp thông tin xác thực
Bản chất của internet là người dùng sẽ gửi thông tin qua internet. Khi đó, bất cứ máy nào trong số này đều có thể giả mạo là trang web của người dùng để lừa người dùng gửi thông tin cá nhân. SSl cung cấp thông tin mang tính xác thực giúp người dùng chắc chắn được rằng mình đang gửi thông tin đến đúng máy chủ chứ không phải một kẻ mạo danh muốn lấy cắp thông tin.
Tuy nhiên, người dùng cần chú ý đến nhà cung cấp SSL. Bởi vì, nhà cung cấp uy tín mới có thể đảm bảo SSL chất lượng, tin cậy. Họ sẽ chỉ cung cấp một SSL Certificate cho một công ty duy nhất. Điều kiện là công ty đó đã được xác nhận vượt qua một số cuộc kiểm tra danh tính. EV SSL Certificate sẽ yêu cầu công ty xác nhận nhiều hơn những chứng nhận khác. Để kiểm chứng nhà cung cấp cấp SSL uy tín hay không người dùng có thể sử dụng SSL Wizard để so sánh. SSL Wizard đã có sẵn trong các trình duyệt web.
4.4 Đối với PCI Compliance
Sử dụng SSL Certificate là một trong những yêu cầu để người dùng được chấp nhận thông tin trên thẻ tín dụng. Khi đó, người dùng cần vượt qua nhiều cuộc kiểm tra để chứng minh rằng mình đang tuân thủ các tiêu chuẩn thanh toán bằng thẻ (Payment Card Industry).
4.5 Đối với SEO
“HTTPS” là một tiêu chí để xếp hạng website, khi đó, những website có SSL sẽ được ưu tiên hơn so với những website cùng loại nhưng không có SSL. Google muốn gửi tới những quản trị viên website sự khẳng định hàng đầu về việc đầu tư SSL để tăng hiệu quả SEO lên một tầm cao mới.
5. Lợi ích khi sử dụng SSL
- Xác thực website, giao dịch
- Nâng cao hình ảnh, thương hiệu và uy tín doanh nghiệp
- Bảo mật các giao dịch giữa khách hàng và doanh nghiệp, các dịch vụ truy nhập hệ thống
- Bảo mật webmail và các ứng dụng như Outlook Web Access, Exchange, và Office Communication Server
- Bảo mật các ứng dụng ảo hó như Citrix Delivery Platform hoặc các ứng dụng điện toán đám mây
- Bảo mật dịch vụ FTP
- Bảo mật truy cập control panel
- Bảo mật các dịch vụ truyền dữ liệu trong mạng nội bộ, file sharing, extranet
- Bảo mật VPN Access Servers, Citrix Access Gateway,…
6. Các thuật toán dùng trong SSL là gì?
Các thuật toán mã hóa và xác thực của SSL gồm:
- Thuật toán DES: Là thuật toán có chiều dài khóa là 56 bit.
- Thuật toán DSA: Được chính phủ Mỹ sử dụng nhiều trong chuẩn về xác thực số.
- Thuật toán 3-DES: Là thuật toán có độ dài khóa gấp 3 lần độ dài khóa trong mã hóa của thuật toán DES.
- Thuật toán MD5: Được Rivest phát triển, tên đầy đủ là Message Digest Algorithm.
- Thuật toán KEA: Được chính phủ Mỹ sử dụng, nó là một thuật toán trao đổi khóa.
- Thuật toán RSA: Là thuật toán mã hóa công khai cho cả quá trình xác thực và mã hóa dữ liệu.
- RC2 và RC4: Là thuật toán được mã hóa và dùng cho RSA Data Security.
- Thuật toán SHA-1: Là thuật toán băm có tên đầy đủ là Secure Hash Algorithm.
- Thuật toán RSA key Exchange: RSA key Exchange là thuật toán trao đổi khóa dựa trên thuật toán RSA.
7. SSL có nhược điểm gì không?
Bên cạnh những lợi ích to lớn mà chứng chỉ SSL mang lại, vậy đâu là những nhược điểm mà chứng chỉ này vẫn chưa thể khắc phục đc.
– Chi phí duy trì cao: Song song với lớp bảo mật siêu chắc chắn thì chi phí hoạt động cao là điều không thể tránh khỏi. Bạn sẽ phải chịu các khoản phí như phí thiết lập cơ sở hạ tầng đáng tin cậy và phí xác nhận danh tính.
– Hiệu suất làm việc: Một lượng thông tín lớn được mã hoá, sẽ dẫn đến việc tài nguyên máy chủ của bạn sẽ bị tốn nhiều hơn so với những trang web không mã hoá. Tuy nhiên sự khác biệt này chỉ thực sự rõ ràng đối với những website có lượng truy cập lớn.
Tóm lại, những nhược điểm này sẽ không đáng gì so với tầm quan trọng của SSL. Sử dụng SSL thích hợp sẽ giúp bảo vệ khách hàng tốt hơn, từ đó bạn cũng có thể bán được nhiều hàng hơn.
Tóm lại, SSL cho phép tạo lập kết nối được mã hóa an toàn giữa Host và Client. Nhờ có SSL, dữ liệu sẽ được truyền giữa máy chủ web và trình duyệt web được đảm bảo độ riêng tư và tin cậy. Hàng triệu trang web đã sử dụng SSL nhằm mục đích bảo vệ các giao dịch trực tuyến với khách hàng của mình. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm nếu bạn từng truy cập một website sử dụng giao thức “https://”. Để sở hữu SSL cho website, quý khách có thể đăng ký các loại SSL giá rẻ như: RapidSSL, AlphaSSL,… Hoặc thông tin chi tiết có thể tham khảo trang SSL của BKNS tại đây
Kết luận
Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan đến SSL là gì và những thông tin liên quan, bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới để BKNS kịp thời giải đáp. Đừng quên truy cập website bkns.vn thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất về giải pháp mạng, tên miền, thiết kế website hay dịch vụ lưu trữ website chuyên nghiệp nhé!