Cổng bảo mật SSL là gì? So sánh giao thức SSL với TLS và HTTPS
Thịnh Văn Hạnh 03/02/2023 1515 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Ngày nay với lượng thông tin đồ sộ trên mạng và tốc độ lan tỏa thông tin ngày càng lớn, việc bảo mật dữ liệu đang được quan tâm hơn bao giờ hết. Và để đảm bảo cho thông tin được đảm bảo, bao gồm các dữ liệu nhạy cảm trên website, nhiều phương thức bảo mật được ra đời, trong đó có chứng chỉ SSL. Song song đó là TLS và liên quan đến HTTPS. Cùng BKNS tìm hiểu SSL là gì, vai trò cũng như cách thức hoạt động của SSL và so sánh SSL với TLS.
Tóm Tắt Bài Viết
Xu hướng phát triển các website hiện nay
Theo thống kê số liệu tháng 11/2022, thế giới có hơn 2 tỷ website. Trong đó có hơn 500 triệu website đang hoạt động thường xuyên. Với từng đó lượng website, nhu cầu sử dụng chứng chỉ SSL hay TLS là khá lớn, nhất là ở các doanh nghiệp muốn duy trì website lâu dài và thậm chí cả mở rộng phát triển thương hiệu thường xuyên vươn tầm thế giới. Vậy SSL hay TLS là gì, cùng tham khảo tiếp phía dưới.
Khái niệm SSL là gì?
SSL – Secure Sockets Layer – chứng chỉ bảo mật nhiều lớp là một tiêu chuẩn giữ an toàn cho kết nối Internet và bảo vệ mọi dữ liệu an toàn nhạy cảm trong quá trình truyền giữa 2 hệ thống. Nó ngăn chặn tin tặc tấn công đánh cắp dữ liệu hoặc thay đổi làm biến đổi dữ liệu vì mục đích xấu.
Nó thực hiện điều này bằng cách đảm bảo rằng mọi dữ liệu được truyền giữa người dùng và trang web hoặc giữa hai hệ thống đều không thể đọc được. Bằng cách sử dụng các thuật toán mã hóa để xáo trộn dữ liệu trong quá trình truyền, ngăn không cho tin tặc đọc được khi dữ liệu được gửi qua kết nối. Thông tin này có thể là bất kỳ thông tin nhạy cảm hoặc cá nhân nào có thể bao gồm số thẻ tín dụng và thông tin tài chính khác, tên và địa chỉ.
Sẽ thế nào nếu không có chứng chỉ SSL?
Nếu không có chứng chỉ SSL, một trang web có thể bị thất thoát thông tin trong quá trình truyền và tải dữ liệu. Đối thủ của công ty bạn sẽ lợi dụng điều này để đánh cắp thông tin và cạnh tranh không lành mạnh. Các website thuộc tổ chức chính phủ một khi bị rò rỉ thông tin nhạy cảm sẽ gây bất lợi đến việc điều hành các hoạt động diễn ra như dự tính. Các đảng phái sẽ cạnh tranh thiếu công bằng và lành mạnh, đặc biệt gây ra những kết quả nghiêm trọng nếu các thông tin bầu cử không được minh bạch.
Đó là những hậu quả khi thông tin dữ liệu bị đánh cắp. Một chứng chỉ SSL không phải là tất cả, nhưng thiếu nó sẽ khiến cho việc bảo vệ thông tin dữ liệu trên website yếu đi, tạo cơ hội cho các hacker hành động dễ dàng hơn.
TLS là gì? So sánh SSL với TLS
TLS (Transport Layer Security) – Bảo mật tầng vận chuyển. Giao thức mật mã cung cấp bảo mật đầu cuối cho dữ liệu được gửi giữa các ứng dụng qua Internet.
TLS được biết thông qua việc sử dụng trong duyệt web an toàn với chuẩn HTTPS. Đặc biệt là biểu tượng ổ khóa xuất hiện trong trình duyệt web khi một phiên truy cập bảo mật được thiết lập. Tuy nhiên, nó cũng có thể được sử dụng cho các ứng dụng khác như e-mail, truyền tải file, tập tin, hội nghị truyền hình/ âm thanh, nhắn tin tức thì và VoIP. Ngoài ra cũng như các dịch vụ Internet như DNS và NTP.
TLS phát triển từ Lớp cổng bảo mật (SSL – Secure Sockets Layer).
Nó được triển khai bởi Netscape Communications Corporation vào năm 1994. Nó nhằm bảo mật các phiên duyệt web. TLS lần đầu tiên được định nghĩa trong RFC 2246 vào năm 1999 như một giao thức độc lập với ứng dụng. Tuy nhiên TLS không bảo mật dữ liệu trên các hệ thống đầu cuối. Nó chỉ đảm bảo dữ liệu an toàn trên đường truyền qua Internet, tránh khả năng bị đánh cắp hoặc biến đổi nội dung.
TLS thường được triển khai trên TCP để mã hóa các giao thức lớp ứng dụng như HTTP, FTP, SMTP và IMAP. Ngoài ra nó cũng có thể được triển khai trên UDP, DCCP và SCTP (ví dụ: đối với ứng dụng dựa trên VPN và SIP).
So với SSL, TLS là chứng chỉ bảo vệ nâng cao hơn. Tuy nhiên hiện nay các chứng chỉ SSL đã được nâng cấp mã hóa lên một tầm cao mới. Và ở nhiều tổ chức, việc bạn mua chứng chỉ SSL thực chất là chứng chỉ TLS mặc dù tên gọi SSL vẫn giữ nguyên do mức độ phổ biến cao hơn.
HTTPS là gì?
HTTPS là phần mở rộng bảo mật của HTTP. Website được cài đặt chứng chỉ SSL/TLS có thể dùng giao thức HTTPS để thiết lập kênh kết nối an toàn tới server. Một số điều cơ bản về SSL bạn cần nắm khi tìm hiểu về HTTPS:
- Mục tiêu của SSL/TLS là bảo mật các thông tin nhạy cảm trong quá trình truyền trên internet như, thông tin cá nhân, thông tin thanh toán, thông tin đăng nhập.
- SSL là giải pháp thay thế cho phương pháp truyền thông tin văn bản dạng plain text. Loại văn bản này khi truyền trên internet sẽ không được mã hóa, nên việc áp dụng mã hóa vào sẽ khiến cho các bên thứ 3 không xâm nhập được bào thông tin của bạn, không đánh cắp hay chỉnh sửa được các thông tin đó.
- Hầu hết mọi người đều quen thuộc với các chứng chỉ SSL/TLS, đang được dùng bởi các website lớn và các webmaster nghiêm túc trong việc bảo vệ các giao dịch người dùng.
- Bạn có thể biết được website có đang dùng chứng chỉ bảo mật SSL/TLS hay không đơn giản bằng cách nhìn vào icon hình ổ khóa trong URL ngay trong thanh địa chỉ.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức về SSL mà BKNS cung cấp đến bạn. Hy vọng đến đây bạn đã hiểu được các khái niệm SSL, TLS, HTTPS, so sánh được các đặc điểm khác nhau giữa chúng và có cái nhìn chính xác trong các tình huống sử dụng cụ thể.
Đừng quên ghé thăm website SSL của BKNS để cập nhật nhiều hơn về các thông tin liên quan.
Theo dõi BKNS thường xuyên hơn tại các nền tảng mạng xã hội:
>> Fanpage: https://www.facebook.com/bkns.vn
>> Youtube: https://www.youtube.com/c/BknsVn1
>> Pinterest: https://www.pinterest.com/bknsvn/
>> LinkedIn: https://www.linkedin.com/company/bkns-vn/
[mautic type=”form” id=”6″]