Stateless là gì? Stateless và Stateful khác nhau như thế nào?
Thịnh Văn Hạnh 23/06/2023 1299 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Với những ai thường xuyên tiếp xúc lĩnh vực lập trình có lẽ chẳng còn xa lạ với khái niệm stateless và stateful. Vậy stateless và stateful là gì? Hai khái niệm này có sự tương đồng và khác nhau như thế nào, đồng thời ứng dụng của nó ra sao? Cùng BKNS theo dõi ngay dưới bài viết này nhé.
Tóm Tắt Bài Viết
State là gì?
State là trạng thái đối với bất cứ thứ gì, ở lĩnh vực lập trình thì thuật ngữ này thường ám chỉ đến trạng thái của một ứng dụng. Có thể nhận định, đây là một loại điều kiện hay chất lượng tồn tại trong khoảnh khắc cụ thể – trạng thái tồn tại đối với thứ nào đấy.
Đối với một vật bất kỳ sẽ được chia thành hai dạng: stateful (có trạng thái) và stateless (không có trạng thái). Và điều này căn cứ trên trạng thái tương tác cùng vật đó, được ghi lại ở thời gian bao lâu cũng như dữ liệu đó được lưu trữ ra sao.
Stateless là gì?
Stateless là trạng thái không có trạng thái hoặc được gọi là phi trạng thái bởi nhiều chuyên gia phần mềm. Cụ thể, điều này ám chỉ rằng thiết kế không có vai trò lưu trữ thông tin trên máy chủ của Khách hàng.
Điều này có nghĩa là khi Máy chủ nhận dữ liệu từ Khách hàng, nó sẽ thực thi ngay lập tức để trả về kết quả. Sau quá trình này, mọi liên kết giữa Khách hàng và Máy chủ sẽ bị đứt đoạn hoàn toàn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Máy chủ sẽ không lưu trữ bất kỳ thông tin nào liên quan đến Khách hàng.
Vì lí do đó, mỗi giao dịch được coi là lần thực hiện đầu tiên. Các yêu cầu ngắn hạn như vậy sẽ được Stateless cung cấp dưới dạng một loại chức năng hoặc dịch vụ, sử dụng mạng chia sẻ nội dung, máy chủ in hoặc trang web để xử lý. Trạng thái trong trường hợp này là dữ liệu.
Để hiểu đơn giản, máy chủ sẽ thực thi xử lý dữ liệu dựa trên thông tin tương ứng được chuyển tiếp, mà không phụ thuộc vào các nội dung yêu cầu trước đó. Do đó, dữ liệu của các yêu cầu sẽ không được Máy chủ lưu trữ.
Ngoài ra, mỗi yêu cầu khác nhau sẽ được thực hiện bởi các máy chủ riêng biệt. Ví dụ, khi bạn nhập từ khóa để tìm kiếm thông tin và nhấn Enter. Trong trường hợp quá trình này bị gián đoạn hoặc đóng hoàn toàn, bạn sẽ cần bắt đầu một chu trình tìm kiếm mới.
Stateful là gì?
Stateful và Stateless là hai thiết kế hoàn toàn trái ngược nhau, hoặc có thể nói Stateful là tình trạng có trạng thái. Cụ thể hơn, trong thiết kế Stateful, máy chủ sẽ lưu trữ thông tin của khách hàng.
Mối quan hệ giữa khách hàng và máy chủ trong thiết kế Stateful có sự ràng buộc đặc biệt. Sau mỗi yêu cầu từ khách hàng, dữ liệu sẽ được lưu trữ trên máy chủ và có thể được sử dụng làm đầu vào cho các yêu cầu tiếp theo.
Ngoài ra, dữ liệu này được sử dụng trong quá trình xử lý để phục vụ các yêu cầu liên quan đến nghiệp vụ cài đặt. Nhờ các yếu tố này, thiết kế Stateful hỗ trợ người dùng trong việc thực hiện các hoạt động liên tiếp tại vị trí đã bị gián đoạn.
Thiết kế Stateful chỉ sử dụng một máy chủ duy nhất để thực thi các yêu cầu kết nối với thông tin trạng thái hoặc dữ liệu trạng thái cần được phân phối cho các máy chủ cần nó.
So sánh sự khác nhau giữa Stateless và Stateful
Dưới đây là bảng so sánh 2 yếu tố state dựa trên các tiêu chí cụ thể:
Tiêu chí so sánh | Stateless | Stateful |
---|---|---|
Khái niệm | Stateless là trạng thái không lưu toàn bộ thông tin về Client trong Server. Ví dụ: UDP, HTTP, DNS. |
Stateful là trạng thái có lưu trữ thông tin của Client trong Server. Ví dụ: Telnet, FTP. |
Điểm yếu của máy chủ | Các thông tin máy chủ hay dữ liệu chi tiết mỗi phiên của nó đều không được lưu trữ. | Để duy trì trạng thái ở thời điểm cụ thể và dữ liệu phiên thì máy chủ được lưu giữ thông tin. |
Sự phụ thuộc | Mối liên kết giữa máy chủ và máy khách không bị ràng buộc. Cả hai bên đều được phép hoạt động độc lập. | Mối liên kết giữa máy chủ và máy khách bị ràng buộc (không thể hoạt động độc lập). |
Thiết kế | Máy chủ được thiết kế khá đơn giản. | Máy chủ được thiết kế rất phức tạp dẫn đến việc khó thực hiện nhiều hoạt động. |
Sự cố | Trường hợp xảy ra sự cố, máy chủ sẽ khởi động lại một cách dễ dàng. | Do đặc thù lưu trữ nhiều dữ liệu riêng biệt, thế nên khi xảy ra sự cố rất khó quản lý. |
Tốc độ | Các giao dịch sẽ được máy chủ xử lý vô cùng nhanh chóng. | Tốc độ xử lý giao dịch khá chậm. |
Lựa chọn Stateless hay Stateful?
Trên thực tế, tùy thuộc vào từng phần mềm mà bạn phát triển với mục đích khác nhau sẽ có lựa chọn riêng biệt. Và hiển nhiên, chính bạn sẽ hiểu rõ nhất về phần mềm của mình và chọn được kiểu phù hợp.
Mỗi trạng thái State đều có ưu nhược điểm riêng, vì thế tùy thuộc vào công việc và dự án bạn cần mà có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho mỗi tình huống.
Kết luận
Đến đây có lẽ bạn đã hiểu được Stateless là gì, sự khác nhau giữa Stateless và Statefull. Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích với bạn trong các công việc cần thiết.
Đọc thêm các kiến thức hữu ích khác trên BKNS nữa bạn nhé.