Các hỏi đáp về dịch vụ Tên miền
17/09/2022 09:31 | Lượt xem : 4786
Bước 1: Vào trang web: https://bkns.myorderbox.com Nhập user và pass Bước 2: Vào Domains /List all orders Bước 3: kick vào domain của bạn Bước 4 : Kick vào domain Bước 5: Kick name server và điền nameserver mà bạn muốn chuyển đến. Câu hỏi này có giúp bạn giải quyết vấn đề đang gặp?
Chào các bạn,
DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống phân giải tên được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Hệ thống tên miền (DNS) là một hệ thống đặt tên theo thứ tự cho máy vi tính, dịch vụ, hoặc bất kỳ nguồn lực tham gia vào Internet. Nó liên kết nhiều thông tin đa dạng với tên miền được gán cho những người tham gia. Quan trọng nhất là, nó chuyển tên miền có ý nghĩa cho con người vào số định danh (nhị phân), liên kết với các trang thiết bị mạng cho các mục đích định vị và địa chỉ hóa các thiết bị khắp thế giới. Phép tương thường được sử dụng để giải thích hệ thống tên miền là, nó phục vụ như một “Danh bạ điện thoại” để tìm trên Internet bằng cách dịch tên máy chủ máy tính thành địa chỉ IP Ví dụ, www.example.com dịch thành 208.77.188.166. Hệ thống tên miền giúp cho nó có thể chỉ định tên miền cho các nhóm người sử dụng Internet trong một cách có ý nghĩa, độc lập với mỗi địa điểm của người sử dụng. Bởi vì điều này, World-Wide Web (WWW) siêu liên kết và trao đổi thông tin trên Internet có thể duy trì ổn định và cố định ngay cả khi định tuyến dòng Internet thay đổi hoặc những người tham gia sử dụng một thiết bị di động. Tên miền internet dễ nhớ hơn các địa chỉ IP như là 208.77.188.166 (IPv4) hoặc 2001: db8: 1f70:: 999: de8: 7648:6 e8 (IPv6). Mọi người tận dụng lợi thế này khi họ thuật lại có nghĩa các URL và địa chỉ email mà không cần phải biết làm thế nào các máy sẽ thực sự tìm ra chúng. Hệ thống tên miền phân phối trách nhiệm gán tên miền và lập bản đồ những tên tới địa chỉ IP bằng cách định rõ những máy chủ có thẩm quyền cho mỗi tên miền. Những máy chủ có tên thẩm quyền được phân công chịu trách nhiệm đối với tên miền riêng của họ, và lần lượt có thể chỉ định tên máy chủ khác độc quyền của họ cho các tên miền phụ. Kỹ thuật này đã thực hiện các cơ chế phân phối DNS, chịu đựng lỗi, và giúp tránh sự cần thiết cho một trung tâm đơn lẻ để đăng ký được tư vấn và liên tục cập nhật. Nhìn chung, Hệ thống tên miền cũng lưu trữ các loại thông tin khác, chẳng hạn như danh sách các máy chủ email mà chấp nhận thư điện tử cho một tên miền Internet. Bằng cách cung cấp cho một thế giới rộng lớn, phân phối từ khóa – cơ sở của dịch vụ đổi hướng , Hệ thống tên miền là một thành phần thiết yếu cho các chức năng của Internet. Các định dạng khác như các thẻ RFID, mã số UPC, ký tự Quốc tế trong địa chỉ email và tên máy chủ, và một loạt các định dạng khác có thể có khả năng sử dụng DNS.
2. Chức năng của DNS Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL:Universal Resource Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm(Ipv4). Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình "dịch" tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ "IP" thành "tên" và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ "tên", không cần phải nhớ địa chỉ IP (địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ).[1] 3. Nguyên tắc làm việc của DNS -Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác. INTERNIC (Internet Network Information Center) chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS (National Science Foundation), AT&T và Network Solution, chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ. DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác để có được một cái tên đã được phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lý. Thứ hai, chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lý. - DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS. 4. Cách sử dụng DNS Do các DNS có tốc độ biên dịch khác nhau, có thể nhanh hoặc có thể chậm, do đó người sử dụng có thể chọn DNS server để sử dụng cho riêng mình. Có các cách chọn lựa cho người sử dụng. Sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ (internet), trường hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ DNS vào network connections trong máy của mình. Sử dụng DNS server khác (miễn phí hoặc trả phí) thì phải điền địa chỉ DNS server vào network connections. Địa chỉ DNS server cũng là 4 nhóm số cách nhau bởi các dấu chấm.
Tên miền có thể đăng ký với thời hạn từ 1 đến 10 năm. Khi hết thời hạn đã đăng ký, người chủ của tên miền cần phải đăng ký lại.
Quý khách hoàn toàn có thể chỉ đăng ký tên miền. Khi website được thiết kế xong, Quý khách cần dịch vụ thuê chỗ lưu trữ website (hosting) thì có thể đăng ký sau.
Có.Các chủ thể không được sử dụng những nội dung sau đây trong tên miền đăng ký: - Nội dung đi ngược lại với hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Nội dung xâm hại đến an ninh quốc gia hoặc xâm hại đến toàn vẹn lãnh thổ. - Nội dung xâm hại đến truyền thống và lợi ích đất nước. - Nội dung xúi giục bạo loạn hoặc gây mâu thuẫn giữa các dân tộc, xâm hại đến sự đoàn kết các dân tộc. - Nội dung vi phạm chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước, tuyên truyền mê tín dị đoan. - Nội dung gây tin đồn nhằm xâm hại đến trật tự xã hội hoặc ổn định xã hội. - Nội dung tuyên truyền, phát tán văn hóa phẩm đồi trụy, khiêu dâm, cờ bạc, bạo lực. - Nội dung xúc phạm, phỉ báng người khác hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. - Những nội dung khác bị pháp luật cấm. Tên miền là tên gọi của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước chỉ dành cho tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước. Tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm đăng ký giữ chỗ với Trung tâm Internet Việt Nam để bảo vệ. Tổ chức, cá nhân khác không phải là đối tượng nêu trên không được đăng ký, sử dụng các tên miền này.
Có 2 loại tên miền: tên miền quốc tế và tên miền quốc gia. Tên miền quốc tế là những tên miền có phần đuôi là com, net, org, biz, info. Tên miền quốc gia có phần đuôi là ký hiệu của mỗi quốc gia. Ví dụ: com.vn, edu.vn, net.au, org.cn, com.us ...
Cách đăng ký để lấy DNS trung gian.
Bước 1: Bạn truy cập vào http://tenmien.bkns.vn. Bạn lưu ý để đăng ký DNS trung gian thì trước tiên DNS phải được trỏ về dns1.bkns.vn và dns2.bksn.vn như yêu cầu ở dưới : Bước 2 : điền đầy đủ thông tin domain , email , mật khẩu, mã bảo vệ ( chú ý mã bảo vệ phân biệt chữ HOA và chữ thường ) Bước 3:Khi đăng ký xong là bạn đã có thông tin để đăng nhập. Bạn đăng nhập và tạo các bản ghi, IP về host của bạn.Bước 1 : Vào trang web: http://domain.bkns.vn/customer/ và đăng nhập vào bằng thông tin quản trị domain mà BKNS gửi cho bạn. (quên mật khẩu bạn có thể chọn chức năngForgot your password? và điền email đăng ký để lấy lại mật khẩu) Bước 2: Vào Domain và chọn List all oder sau khi chọn list all oder thì sẽ hiển thị toàn bộ domain bạn đăng ký. Bước 3: kick vào domain của bạn Bước 4: sau đó kick tiếp DNS Management Tiếp theo nhìn sang trái và chọn như hình dưới đây : Bước 5: add thêm bản ghi A và MX với các giá trị như hình dưới: Bước 6: Tạo bản ghi @ , * , www và trỏ IP tới server chứa host của bạn. Thêm bản ghi * nữa nhé: Bước 7: Chuyển sang tab MX record và tạo bản ghi MX dùng cho mail. Chúc các bạn thành công!
Bước 1: Truy cập vào dot.tk và đăng nhập theo hướng dẫn : Nhập thông tin bạn đăng ký trước đó với dot.tk Bước 2 : Chọn domain của bạn cần cấu hình Bước 3: Chọn domain Bước 4: Chọn dot TK DNS service, cấu hình IP và save lại.
1. Các quy định về thông tin liên hệ khi đăng ký, cập nhật dữ liệu tên miền:
a. Các thông tin bắt buộc phải cung cấp khi đăng ký
- Số điện thoại.
- Email liên hệ.
b. Số điện thoại, số fax liên hệ:
Tất cả các số điện thoại liên hệ trong bản khai đăng ký tên miền đều là yêu cầu bắt buộc phải có khi nộp hồ sơ đăng ký tên miền (riêng số fax liên hệ nếu chưa có vẫn có thể chấp nhận). Khi đăng ký, cập nhật hồ sơ cần phải nhập các số điện thoại, số fax của chủ thể đăng ký tên miền theo quy tắc bao gồm đầy đủ mã nước, mã vùng và số điện thoại, số fax :
+ Mã nước - mã vùng - số điện thoại. (Ví dụ: + 84- 4-35564944).
c. Địa chỉ Email liên hệ:
-Tất cả các địa chỉ Email liên hệ trong bản khai đăng ký tên miền đều là yêu cầu bắt buộc phải có khi nộp hồ sơ đăng ký tên miền. Khi cập nhật hồ sơ đăng ký, cần phải nhập đầy đủ các địa chỉ Email liên hệ của chủ thể đăng ký tên miền, trong đó ít nhất phải có 01 Email của chính chủ thể đó .
-Trong trường hợp có nhiều Email liên hệ, có thể nhập nhiều hơn một địa chỉ Email cho mỗi thành phần này, các địa chỉ Email này được ngăn cách nhau bằng một dấu chấm phẩy (;).
2. Tên chủ thể đăng ký:
Trong hồ sơ đăng ký, tên chủ thể phải đảm bảo tuân thủ theo các quy tắc sau:
a. Chủ thể trong nước:
- Chủ thể là cá nhân người Việt Nam: Cần ghi rõ "Ông" hoặc "Bà" trước họ tên cá nhân.
- Với chủ thể là các tổ chức, các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam: Phải ghi rõ ràng tên tổ chức, doanh nghiệp theo đúng tên trong giấy phép hoạt động hoặc quyết định thành lập (không viết tắt). Đối với doanh nghiệp, phải ghi đầy đủ loại hình doanh nghiệp (Tổng công ty, Công ty, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty liên doanh, Văn phòng đại diện Công ty, v.v...) trước tên doanh nghiệp. Không được sử dụng các hình thức viết tắt tiếng Việt như: Cty, CT, Tổng Cty hay tiếng Anh như Co, Co. Ltd hoặc Corp.
- Nếu trong tên chủ thể có chứa một số cụm từ thông dụng như "Trách nhiệm hữu hạn", "Ủy ban nhân dân", "Trung ương" sẽ chuyển thành dạng viết tắt tương ứng: TNHH, UBND, TW.
b. Chủ thể nước ngoài:
- Chủ thể là cá nhân người nước ngoài: Phải ghi rõ thông tin xác định giới tính trước họ tên chủ thể. Cụ thể: "Mr" trước tên riêng đối với nam và "Ms" trước tên riêng đối với nữ.
- Với chủ thể là tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài chưa có hoạt động, chưa có văn phòng đại diện tại Việt Nam đăng ký tên miền qua các Nhà đăng ký tên miền: Nhà đăng ký có trách nhiệm cập nhật rõ ràng tên của tổ chức, doanh nghiệp đăng ký. Đối với các doanh nghiệp phải xác định và ghi rõ loại hình doanh nghiệp là "Co" hay "Group" sau tên doanh nghiệp trước khi cập nhật vào cơ sở dữ liệu của VNNIC.
3. Quy định về địa chỉ đăng ký tên miền:
a. Với các địa chỉ trong nước:
Bắt buộc phải kết thúc bằng tên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (không có các cụm từ Việt Nam hoặc VN đứng sau cùng). Trừ Thành phố Hồ Chí Minh do quá dài, được viết tắt là "TP HCM", các tên tỉnh, thành phố còn lại phải được viết theo đúng tên địa giới hành chính đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định. Tên 63 tỉnh, thành phố phải được viết theo đúng tên địa giới hành chính đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
b. Với các địa chỉ nước ngoài:
Phải kết thúc bằng tên viết đầy đủ của các quốc gia đã được quy định tại tiêu chuẩn ISO 3166 (xem phụ lục số 1).
4. Điều khoản thi hành:
a) Phụ trách các đơn vị thuộc Trung tâm Internet Việt Nam có trách nhiệm phổ biến cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị mình thực hiện đúng nội dung quy định này.
b) Các nhà đăng ký tên miền theo đầu mối liên hệ ghi trong hợp đồng nhà đăng ký tên miền .VN có trách nhiệm phổ biến đến các cán bộ liên quan trong đơn vị mình đảm bảo thực hiện việc cập nhật cơ sở dữ liệu đăng ký của khách hàng theo đúng nội dung quy định này.
c) Các cơ sở nhận đăng ký có quyền từ chối hồ sơ khi chủ thể đăng ký không tuân thủ các quy định này.
d) Phòng Quản lý Tài nguyên Internet có trách nhiệm:
- Hướng dẫn, kiểm tra, nhắc nhở các đơn vị thực hiện đúng theo bản quy định này và báo cáo kết quả thực hiện với Lãnh đạo Trung tâm.
- Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phản ánh kịp thời với Lãnh đạo Trung tâm để xem xét, bổ sung, sửa đổi.
5. Quy định xử phạt các vi phạm về sử dụng tên miền Internet
Điều 11 Nghị định 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet nêu rõ:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tên miền cấp cao khác tên miền ".vn" mà không thông báo hoặc thông báo thông tin không chính xác hoặc thay đổi thông tin mà không thông báo Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định; khai báo thông tin không chính xác hoặc không cập nhật khi có thay đổi thông tin về tên, địa chỉ liên hệ đối với tổ chức hoặc tên, địa chỉ liên hệ, số giấy chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu đối với cá nhân đăng ký, sử dụng tên miền ".vn".
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Trang thông tin điện tử chính thức của các cơ quan Đảng, Nhà nước trừ các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài không sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” hoặc không lưu trữ trong các máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam;
b) Cấp tên miền cấp 3 dưới tên miền cấp 2 ".vn" cho các đối tượng không phải là thành viên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mình khi chưa là Nhà đăng ký tên miền ".vn"; cá nhân cấp tên miền cấp 3 dưới tên miền cấp 2 của mình cho các tổ chức, cá nhân khác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi tên miền đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này
6. Quy định xử phạt các vi phạm về đăng ký, cung cấp tên miền Internet
Điều 12 Nghị định 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet nêu rõ:
1 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam không hướng dẫn tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền quốc tế thực hiện việc thông báo trên môi trường mạng với Bộ Thông tin và Truyền thông các thông tin theo quy định;
b) Ngăn cản trái phép tổ chức, cá nhân chuyển đổi Nhà đăng ký tên miền “.vn”;
c) Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam không báo cáo việc cập nhật danh sách tên miền quốc tế mà mình đang quản lý với Bộ Thông tin và Truyền thông qua môi trường mạng theo đúng quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với Nhà đăng ký tên miền ".vn" vi phạm một trong các hành vi sau:
a) Không duy trì hoặc không thiết lập các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh đối với các tên miền của tổ chức, cá nhân đã đăng ký trên hệ thống máy chủ tên miền (DNS) của mình;
b) Đăng ký giữ chỗ hoặc đầu cơ tên miền dưới mọi hình thức khi cung cấp tên miền quốc gia “.vn”;
c) Cản trở tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền hợp pháp;
d) Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin không chính xác về tổ chức, cá nhân đăng ký tên miền “.vn”.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký hoạt động với Bộ Thông tin và Truyền thông khi làm đại lý cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền quốc tế tại Việt Nam;
b) Không phối hợp hoặc phối hợp không đầy đủ với cơ quan quản lý nhà nước trong việc xử lý các vụ việc liên quan đến tên miền.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp tên miền quốc tế mà không đáp ứng một trong các điều kiện để trở thành Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
Cá nhân được đăng ký tên miền dưới .com.vn; .biz.vn; .net.vn; .edu.vn; .pro.vn; .health.vn; .name.vn; .ac.vn; .info.vn và một số trường hợp đặc biệt theo tên địa danh nơi họ sống và làm việc.
Khi Quý khách đăng ký một tên miền với nhà đăng ký tên miền, các thông tin tên miền của Quý khách (chẳng hạn như họ tên, Tên công ty, Địa chỉ, Số điện thoại, Địa chỉ Email). Thông tin này trở nên sẵn có cho bất cứ ai thực hiện một tra cứu tên miền của Quý khách. Bằng cách sử dụng của dịch vụ bảo vệ thông tin tên miền, Quý khách có thể ngay lập tức chấm dứt việc lạm dụng. Khi Quý khách kích hoạt dịch vụ này cho các tên miền của Quý khách, nhà đăng ký tên miền thay thế các chi tiết liên hệ của Quý khách trong Whois bằng chi tiết liên lạc khác.
Tên miền quốc tế và tên miền quốc gia cấp 1 do tổ chức Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (ICANN) quản lý. Tên miền quốc gia cấp thấp hơn do cơ quan quản lý tên miền của từng nước quản lý. Ở Việt Nam, cơ quan quản lý tên miền quốc gia là VNNIC. Khách hàng đăng ký là người sẽ có toàn quyền đối với tên miền.
Tên miền quốc gia có quy định riêng đối với từng quốc gia. Đối với tên miền quốc tế thì không có một hạn chế nào về đối tượng đăng ký tên miền. Tất cả cá nhân, tổ chức, không phân biệt thuộc quốc gia nào đều có thể đăng ký một hoặc nhiều tên miền quốc tế.
- Nộp phí transfer - Trạng thái tên miền:unlock - Khách hàng phải confirm việc transfer thông qua email administrator contact của domain với một mã xác thực (Authorization Code)
Khi Quý khách có tên miền do BKNS cung cấp thì tên miền đó sẽ hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của Quý khách, sẽ không có tên miền thứ 2 như thế xuất hiện trên thế giới. Quý khách có thể sử dụng tên miền này đến khi nào Quý khách muốn và có thể vì một lý do nào đó Quý khách muốn chuyển (transfer) hoặc có thể rao bán tên miền thay vì hủy tên miền với cơ quan quản lý.
Quý khách sẽ được:
- Tư vấn về phát triển website
- Tư vấn chọn hosting cho tên miền đã đăng ký
- Tư vấn để có một hệ thống thư điện tử với tên miền đã đăng ký
- Bộ phận chăm sóc khách hàng của chúng tôi sẽ nhắc nhở Quý khách thanh toán khoản phí gia hạn tên miền trước thời gian hết hạn để chúng tôi tiếp tục duy trì tên miền cho Quý khách.
Để có được một tên miền chính thức, Quý khách phải đăng ký với cơ quan quản lý chính thức và tất nhiên Quý khách phải trả phí. Quý khách nên lưu ý rằng, tên miền không phải là dạng mua một lần, mỗi năm Quý khách phải đóng tiền để Renew (duy trì) tên miền của mình tức là đóng tiền để giữ lại quyền sở hữu tên miền đó. Nếu Quý khách không đóng tiền Renew, đương nhiên tên miền của Quý khách không còn sử dụng được nữa đồng thời Quý khách cũng sẽ mất quyền sở hữu tên miền đó. Và khi tên miền này không còn thuộc quyền sở hữu của Quý khách thì người khác có thể đăng ký và sử dụng tên miền này. Tuy nhiên, khi Quý khách chọn lựa dịch vụ của chúng tôi thì Quý khách không cần phải lo lắng, BKNS cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền trên Internet, ngay sau khi nhận đựoc yêu cầu của Quý khách, chúng tôi sẽ hoàn tất các thủ tục để Quý khách có được một tên miền theo đúng ý mình.