Trong quá trình vận hành, việc xảy ra lỗi server – lỗi máy chủ là điều không thể tránh khỏi. Thay vì hoảng loạn và lo lắng, chúng ta nên nhận biết lỗi và tìm cách khắc phục. Tránh làm gián đoạn hoạt động của hệ thống và làm mất dữ liệu. Cùng BKNS điểm danh các lỗi server thường gặp bạn cần biết nhé!
Tóm Tắt Bài Viết
Lỗi server là gì?
Khi bạn truy cập vào một trình duyệt web nào đó, thay vì hiển thị giao diện website, màn hình của bạn lại hiển thị một dòng chữ nào đó. Ví dụ như “500 Internal Server Error”. Khi đó, máy chủ của bạn đang gặp lỗi. Dòng chữ này thường được gọi là mã lỗi máy chủ. Mã lỗi máy chủ thường được hiển thị trên các trình duyệt như Google Chrome, Internet Explorer, Safari, v.v.v.
Các mã lỗi server thường gặp
Chúng ta có thể chia mã lỗi server thành 5 loại:
- 1xx: Thông tin – Mã này thông báo yêu cầu đã được nhận, quá trình đang tiếp tục.
- 2xx: Thành công – Hành động đã được tiếp nhận và chấp nhận thành công.
- 3xx: Chuyển hướng – Đây là thông báo bạn phải thực hiện thêm hành động để hoàn thành yêu cầu.
- 4xx: Lỗi máy khách – Yêu cầu của bạn chứa cú pháp sai hoặc không thể thực hiện được.
- 5xx: Lỗi máy chủ – Máy chủ không thực hiện được yêu cầu.
(Chú ý: Người dùng thường không nhìn thấy mã trạng thái bắt đầu bằng 1, 2 hoặc 3. Người dùng sẽ thường thấy mã lỗi bắt đầu bằng 4 hoặc 5.)
Danh sách các thông báo mã lỗi server thường gặp
Mã trạng thái | Cụm từ chỉ lý do | Giải thích lỗi |
100 |
Continue |
Yêu cầu đã được hoàn thành và phần còn lại của tiến trình có thể tiếp tục. |
101 |
Switching Protocols |
Khi yêu cầu một trang, trình duyệt có thể nhận được mã trạng thái 101, theo sau là header “Upgrade”, cho thấy máy chủ đang thay đổi sang phiên bản HTTP khác. |
102 |
Processing |
200 |
OK |
Phản hồi tiêu chuẩn cho các yêu cầu HTTP thành công. |
201 |
Created |
Khi các trang mới được tạo bởi dữ liệu biểu mẫu đã đăng hoặc bởi tiến trình CGI, đây là dấu hiệu xác nhận rằng trang đó đã hoạt động. |
202 |
Accepted |
Yêu cầu của client đã được chấp nhận, nhưng chưa được xử lý. |
203 |
Non-Authoritative Information |
Thông tin chứa trong tiêu đề thực thể không phải từ trang web gốc, mà là từ máy chủ của bên thứ ba. |
204 |
No Content |
Nếu nhấp vào một liên kết không có URL mục tiêu, phản hồi này được máy chủ suy ra và không cảnh báo người dùng về bất cứ điều gì. |
205 |
Reset Content |
Điều này cho phép máy chủ reset lại bất kỳ nội dung nào được CGI trả về. |
206 |
Partial Content |
Các file được yêu cầu không được tải xuống hoàn toàn. Ví dụ, mã trạng thái này xuất hiện khi người dùng nhấn nút dừng trước khi trang được load. |
207 |
Multi – Status |
|
300 |
Multiple Choices |
Địa chỉ được yêu cầu đề cập đến nhiều hơn một file. Tùy thuộc vào cách máy chủ được cấu hình, bạn sẽ gặp lỗi hoặc được lựa chọn trang nào mong muốn. |
301 |
Moved Permanently |
Nếu máy chủ được thiết lập đúng cách, nó sẽ tự động chuyển hướng người đọc đến vị trí mới của file. |
302 |
Found |
Trang đã được di chuyển tạm thời và URL mới có sẵn. Bạn sẽ được máy chủ điều hướng đến đó. |
303 |
See Other |
Dữ liệu ở một nơi khác và phương thức GET được sử dụng để truy xuất nó. |
304 |
Not Modified |
Nếu header yêu cầu bao gồm tham số ‘if modified since’, mã trạng thái này sẽ được trả về, trong trường hợp file không thay đổi kể từ ngày đó. |
305 |
Use Proxy |
Người nhận dự kiến sẽ lặp lại yêu cầu thông qua proxy. |
307 |
Temporary Redirect |
|
308 |
Permanent Redirect |
|
400 |
Bad Request |
Có một lỗi cú pháp trong yêu cầu và yêu cầu bị từ chối. |
401 |
Unauthorized |
Header yêu cầu không chứa mã xác thực cần thiết và client bị từ chối truy cập. |
402 |
Payment Required |
Việc thanh toán là bắt buộc. Code này vẫn chưa hoạt động. |
403 |
Forbidden |
Client không được phép xem một file nhất định. Mã trạng thái này cũng được trả lại vào những thời điểm mà máy chủ không muốn có thêm khách truy cập. |
404 |
Not Found |
Các file được yêu cầu không có trên máy chủ. Có thể bởi vì những file này đã bị xóa, hoặc chưa từng tồn tại trước đây. Nguyên nhân thường là do lỗi chính tả trong URL. |
405 |
Method Not Allowed |
Phương pháp đang sử dụng để truy cập file không được cho phép. |
406 |
Not Acceptable |
File được yêu cầu tồn tại nhưng không thể được sử dụng, vì hệ thống client không hiểu định dạng mà file được cấu hình. |
407 |
Proxy Authentication Required |
Yêu cầu phải được cho phép trước khi diễn ra. |
408 |
Request Time-out |
Máy chủ mất quá nhiều thời gian để xử lý yêu cầu. Lỗi này thường gây ra bởi lưu lượng truy cập mạng cao. |
409 |
Conflict |
Quá nhiều yêu cầu đồng thời cho một file. |
410 |
Gone |
Các file đã được sử dụng ở vị trí này, nhưng không còn nữa. |
411 |
Length Required |
Yêu cầu thiếu header Content-Length. |
412 |
Precondition Failed |
Một cấu hình nhất định được yêu cầu để chuyển file này, nhưng client chưa thiết lập cấu hình đó. |
413 |
Request Entity Too Large |
Các file được yêu cầu là quá lớn để xử lý. |
414 |
Request-URI Too Large |
Địa chỉ đã nhập quá dài cho máy chủ. |
415 |
Unsupported Media Type |
Loại file của yêu cầu không được hỗ trợ. |
416 |
Request Range Not Satisfiable |
|
417 |
Expectation Failed |
|
421 |
Misdirected Request |
|
422 |
Unprocessable Entity |
|
423 |
Locked |
|
424 |
Failed Dependency |
|
425 |
Unordered Collection |
|
426 |
Upgrade Required |
|
428 |
Precondition Required |
|
429 |
Too Many Requests |
|
431 |
Request Header Fields Too Large |
|
451 |
Unavailable For Legal Reasons |
|
500 |
Internal Server Error |
Phản hồi khó chịu thường xảy ra do sự cố trong code Perl, khi chương trình CGI chạy. |
501 |
Not Implemented |
Yêu cầu không thể được máy chủ thực hiện. |
502 |
Bad Gateway |
Máy chủ cố truy cập đang gửi lại lỗi. |
503 |
Service Unavailable |
Service hoặc file đang được yêu cầu hiện không có sẵn. |
504 |
Gateway Time-out |
Cổng đã hết thời gian. Giống như 408 timeout error, nhưng lỗi này xảy ra tại cổng của máy chủ. |
505 |
HTTP Version Not Supported |
Giao thức HTTP yêu cầu không được hỗ trợ. |
506 |
Variant Also Negotiates |
|
507 |
Insufficient Storage |
|
508 |
Loop Detected |
|
510 |
Not Extended |
|
511 |
Network Authentication Required |
Cách khắc phục lỗi server “500 Internal Server Error”
1. Trải lại trang web
Lỗi 500 Internal Server Error chỉ là một lỗi tạm thời trên Server. Do đó bạn có thể khắc phục lỗi này bằng cách tải lại hoặc nhấn phím F5 để tải lại trang Web bạn muốn truy cập.
2. Xóa bộ nhớ Cache
Bộ nhớ Cache của trang web có thể là nguyên nhân gây ra lỗi 500. Nếu xảy tình trạng này, bạn hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + R để xóa bộ nhớ cache trên trình duyệt của bạn.
3. Xóa Cookies trên trình duyệt của bạn
Bạn có thể xóa Cookies trên trình duyệt để khắc phục lỗi server lỗi máy chủ 500 Internal Server Error nếu đã thử 2 cách trên mà không được. Sau khi xóa cookies trên trình duyệt. Bạn thử khởi động lại trình duyệt và truy cập trang web một lần nữa.
Một số cách khắc phục lỗi server “500 Internal Server Error” khác
Lỗi sai quyền cho phép đối với file
Lỗi server “500 Internal Server Error có thể xảy ra khi thiết lập sai quyền cho phép các file hoặc thư mục trên server. Hãy kiểm tra lỗi hiển thị trên URL và xác nhận lại quyền cho phép các file và thư mục.
Lỗi PHP Server Timed Out
Lỗi này thường gặp trên Linux hoặc Unix chạy PHP. Lỗi 500 sẽ xảy ra khi có một lỗi trên PHP lib/package và server không thể đọc được file PHP. Hoặc do server quá tải, lượng truy cập quá nhiều thì không thể điều chỉnh được.
Lỗi file .htaccess
Nếu file .htaccess trên server bị lỗi hoặc chứa nhiều mã code lỗi. thì lỗi 500 Internal Server Error sẽ xảy ra. Bạn nên kiẻm tra để đảm bảo rằng không có bất kỳ một lỗi nào trên file .htaccess.
Cách đơn giản là bạn xóa hoặc di chuyển file .htaccess. Sau đó bạn hãy tải lại hoặc refresh trang web một lần nữa. Nếu lỗi 500 không còn, thì thủ phạm chính là do file .htaccess.
Kết luận
Trên đây là một số lỗi server, lỗi máy chủ phổ biến chúng ta thường hay gặp. Nếu có bất kỳ lỗi nào hay câu hỏi cần giải đáp xin hãy liên hệ với BKNS để được hỗ trợ.