Tên miền tiếng Việt là gì? Kiến thức về tên miền tiếng Việt
Thịnh Văn Hạnh 22/09/2024 477 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Tên miền tiếng Việt nằm trong hệ thống tên miền quốc gia Việt Nam, nhưng hiện nay nó vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Vậy hãy cùng BKNS tìm hiểu tên miền tiếng Việt là gì và những kiến thức cơ bản về tên miền tiếng Việt qua bài viết dưới đây nhé!
Tóm Tắt Bài Viết
- 1 Giới thiệu tổng quan và một số quy định về tên miền Tiếng Việt
- 1.1 Giới thiệu tổng quan về tên miền tiếng Việt
- 1.2 Chính sách quản lý về tên miền tiếng Việt
- 1.3 Quy định về việc đăng ký sử dụng tên miền tiếng Việt (TMTV)
- 1.4 Bạn cần mua một tên miền để bắt đầu website của mình
- 1.5 Một số quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền tiếng Việt (TMTV)
- 2 Quá trình triển khai tên miền tiếng Việt
- 3 Các câu hỏi liên quan về tên miền Tiếng Việt
- 3.1 Đối tượng nào được đăng ký sử dụng tên miền tiếng Việt?
- 3.2 Tôi muốn đăng ký tên miền tiếng Việt dưới đuôi .com.vn có được không?
- 3.3 Tại sao có những cụm từ hoàn toàn đầy đủ ý nghĩa trong tiếng Việt nhưng khi gắn với .VN lại không được coi là tên miền tiếng Việt?
- 3.4 Quy định về việc đăng ký sử dụng tên miền tiếng Việt (TMTV)
- 3.5 Tra cứu thông tin về TMTV như thế nào?
- 3.6 Tên miền tiếng Việt có thể được chuyển nhượng hay không?/ Tôi muốn tặng tên miền tiếng Việt cho bạn tôi, tôi cần phải làm những thủ tục gì?
- 3.7 Có một số trường hợp khi người dùng gõ tên miền tiếng Việt, tên hiển thị trên thanh địa chỉ của trình duyệt lại bị biến dạng , như vậy là sao và khắc phục như thế nào?
- 3.8 Tại sao khi đăng ký thì có thể viết tên miền dưới dạng có dấu cách và không có dấu cách nhưng khi gõ lên trình duyệt thì không được gõ dưới dạng có dấu cách?
- 3.9 Khi gõ TMTV “Tuyểndụng.vn” vào thanh trình duyệt thì sẽ gặp ngay lỗi “tuyểndu5ng.vn” hoặc “tuyểndungj.vn”
- 3.10 Một số trường hợp khi người dùng gõ tên miền tiếng Việt, tên hiển thị trên thanh địa chỉ của trình duyệt lại bị biến dạng , như vậy là sao và khắc phục như thế nào?
- 4 Tổng kết
Giới thiệu tổng quan và một số quy định về tên miền Tiếng Việt
Giới thiệu tổng quan về tên miền tiếng Việt
Định nghĩa:
Tên miền tiếng Việt nằm trong hệ thống tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” trong đó các ký tự tạo nên tên miền là các ký tự được quy định trong bảng mã tiếng Việt theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001 và các ký tự nằm trong bảng mã mở rộng của tiếng Việt theo tiêu chuẩn trên. Việc đăng ký, sử dụng tên miền tiếng Việt bổ sung thêm nhiều lựa chọn, thay thế cho địa chỉ Website truyền thống chỉ chấp nhận những ký tự Latinh thông thường.
Ví dụ: thủđô.vn, chínhphủ.vn …
Như vậy, rất nhiều tên miền mặc dù có ý nghĩa trong tiếng Việt nhưng không được coi là tên miền tiếng Việt như: hoalan.vn; hoasen.vn, conngoan.vn, v.v…
Cấu trúc:
- Tên miền tiếng Việt được phát triển theo cấu trúc tên miền cấp 2 (trực tiếp sau “.vn“).
- VNNIC không phát triển tên miền tiếng Việt dưới các đuôi tên miền cấp 2 dùng chung như.com.vn, .net.vn, …
Lợi ích của tên miền tiếng Việt:
- Tên miền đăng ký được pháp luật bảo vệ.
- Tên miền được tất cả các trình duyệt thông dụng như IE, Firefox, Chrome, Safari,… hỗ trợ theo chuẩn quốc tế. Được sử dụng đầy đủ các chức năng như các tên miền thông thường khác.
- Tên miền tiếng Việt rõ nghĩa, tránh được những cách hiểu mập mờ. Nhờ đó, người sử dụng có thể bảo vệ được thương hiệu của mình chính xác theo ngôn ngữ Tiếng Việt trên Internet.
Xem thêm: Đăng Ký Tên Miền Nhanh Chóng Tại BKNS
Chính sách quản lý về tên miền tiếng Việt
Ngày 18/8/2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet của Việt Nam (thay thế Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT ngày 24-12-2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông “Hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet”). Thông tư bao gồm các quy định mới, thể hiện quan điểm ”mở” trong chính sách về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, khuyến khích và thúc đẩy tên miền, địa chỉ Internet Việt Nam phát triển.
Chi tiết Thông tư 24/2015/TT-BTTTT: Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
Quy định về việc đăng ký sử dụng tên miền tiếng Việt (TMTV)
- Tên miền đăng ký phải tuân thủ theo quy định của Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
- Chủ thể chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin cung cấp khi đăng ký trực tuyến và nội dung đăng tải trên Website TMTV.
- Các chủ thể không được sử dụng những nội dung sau đây trong tên miền tiếng Việt đăng ký:
-
- Nội dung đi ngược lại với hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm hại đến an ninh quốc gia hoặc xâm hại đến toàn vẹn lãnh thổ, xâm hại đến truyền thống và lợi ích đất nước.
- Nội dung xúi giục bạo loạn hoặc gây mâu thuẫn giữa các dân tộc, xâm hại đến sự đoàn kết các dân tộc, vi phạm chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền mê tín dị đoan.
- Nội dung gây tin đồn nhằm xâm hại đến trật tự xã hội hoặc ổn định xã hội.
- Nội dung tuyên truyền, phát tán văn hóa phẩm đồi trụy, khiêu dâm, cờ bạc, bạo lực; xúc phạm, phỉ báng người khác hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.
- Những nội dung khác bị pháp luật cấm.
- Tên miền là tên gọi của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước chỉ dành cho tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước. Tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm đăng ký giữ chỗ với Trung tâm Internet Việt Nam để bảo vệ. Tổ chức, cá nhân khác không phải là đối tượng nêu trên không được đăng ký, sử dụng các tên miền này.
Bạn cần mua một tên miền để bắt đầu website của mình
Một số quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền tiếng Việt (TMTV)
- Áp dụng quy định sử dụng giống tên miền .VN
- Việc quản lý, sử dụng tên miền tiếng Việt phải tuân thủ theo quy định của Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet và các quy định về quản lý, sử dụng TMTV do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) ban hành.
- Chủ thể tên miền có trách nhiệm quản lý hoạt động của TMTV do mình đăng ký và phải chịu trách nhiệm trong bất kỳ trường hợp vi phạm nào về việc đăng ký sử dụng tên miền của mình do quản lý lỏng lẻo gây ra.
- Chủ thể đăng ký TMTV sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin cung cấp trong tất cả các trường thông tin. Trường hợp tên miền vi phạm hoặc không tuân thủ quy định về việc đăng ký sử dụng TMTV sẽ thu hồi và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Trong quá trình sử dụng, khi có thay đổi thông tin về tên miền thì chủ thể làm việc nhà đăng ký cập nhật thông tin theo quy định.
- Tên miền là tên gọi của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước chỉ dành cho tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước. Tổ chức, cá nhân khác không phải là đối tượng nêu trên không được đăng ký, sử dụng các tên miền này.
- Chủ thể cam kết đăng ký các tên miền cấp dưới (subdomain) nghiêm túc, hợp lệ, không có các cụm từ xâm phạm đến lợi ích quốc gia hoặc không phù hợp đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Trong trường hợp vi phạm, tên miền tiếng Việt gốc tương ứng sẽ bị thu hồi.
Xem thêm: Top 10 nhà cung cấp tên miền uy tín, chất lượng nhất
Quá trình triển khai tên miền tiếng Việt
Ngày 21/04/2003: Đề tài “Cấp phát tên miền tiếng Việt trên mạng Internet” của Kỹ sư Hoàng Minh Cường và các cộng sự tại Trung tâm Internet Việt Nam đã đạt giải ba Giải thưởng sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam – Vifotec 2003. Nội dung nghiên cứu của đề tài là những cơ sở quan trọng để Trung tâm Internet Việt Nam triển khai cấp phát tên miền tiếng Việt trong các năm tiếp theo.
Từ 01/04/2004 – 30/09/2004: Tên miền tiếng Việt được thử nghiệm cho cộng đồng đăng ký với mục tiêu đánh giá nhu cầu của người sử dụng và khả năng đáp ứng yêu cầu của người sử dụng của tên miền tiếng Việt. Kết quả: Sau 6 tháng triển khai, 365 tên miền tiếng Việt đầu tiên đã được cấp thử nghiệm trên tổng số 4642 tên miền yêu cầu đăng ký.
2005 – 2006: Giai đoạn đánh giá kết quả thử nghiệm và hoàn thiện chính sách phục vụ việc cấp chính thức tên miền tiếng Việt ra cộng đồng.
Từ 01/11/2006 – 15/01/2007: Giai đoạn ưu tiên cấp chính thức miễn phí tên miền tiếng Việt cho các chủ thể đã có tên miền truyền thống.
Từ 20/03/2007 – 31/12/2010: Giai đoạn cấp miễn phí tên miền tiếng Việt cho các chủ thể đã có tên miền truyền thống với tiêu chí mỗi tên miền truyền thống, sẽ được đăng ký miễn phí 01 tên miền tiếng Việt đi kèm. Kết quả: có 3532 tên miền được cấp trong giai đoạn này. Các tên miền này vẫn sẽ được tiếp tục duy trì sử dụng và được điều chỉnh theo các chính sách của giai đoạn sau.
Bạn cần mua một tên miền để bắt đầu website của mình
Từ 10/01/2011 – 27/04/2011: Giai đoạn ưu tiên cấp tự do miễn phí tên miền tiếng Việt cho các chủ thể (không yêu cầu phải có tên miền truyền thống). Tiêu chí ưu tiên trong giai đoạn này dành cho các tên miền là tên trong quyết định thành lập của các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội; tên thương mại; tên nhãn hiệu hàng hoá; tên bản quyền… đã được công nhận bảo hộ bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kết thúc giai đoạn, có 66 tên miền đủ điều kiện được xét cấp phát trên tổng số 2536 tên miền đăng ký.
Từ 28/04/2011: Giai đoạn chính thức cấp tự do miễn phí tên miền tiếng Việt cho cộng đồng. Đúng 10 giờ 30 phút sáng ngày 28/4/2011, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã mở chương trình đăng ký trực tuyến, tự do, miễn phí tên miền tiếng Việt dành cho mọi tổ chức, cá nhân. Do nhu cầu đăng ký bùng nổ dẫn tới nghẽn mạng tại một số thời điểm nhưng ngay trong ngày đầu tiên mở cửa VNNIC đã tiếp nhận đăng ký cho gần 14.000 tên miền tiếng Việt. Liên tiếp các ngày sau đó, trung bình mỗi giờ có khoảng 1.000 tên miền tiếng Việt mới. Kết thúc tuần đầu tiên, có 113.129 tên miền được đăng ký. Hết năm 2011, số lượng tên miền tiếng Việt đã đăng ký và được cấp quyền sử dụng là 553825 tên miền. Con số này là hơn 800 000 vào ngày 15/08/2012.
Tính đến hết tháng 12/2016: Tổng số đã được xác nhận quyền sử dụng: 994.161 tên miền
Ngày 10/11/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 208/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí tên miền quốc gia “.vn” và địa chỉ Internet (IP) của Việt Nam (Thông tư 208) có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2017 mức phí duy trì được áp dụng cho TMTV là 20.000 VNĐ/tên miền/01 năm (áp dụng cho tất cả các tên miền đã đăng ký sử dụng từ ngày 31/12/2016 trở về trước và tên miền đăng ký mới kể từ ngày 01/01/2017).
VNNIC dừng việc tiếp nhận đăng ký mới các yêu cầu sử dụng dịch vụ tại địa chỉ http://dichvu.tenmientiengviet.vn đối với TMTV kể từ ngày 30/12/2016. Đối với các TMTV đăng ký mới sau ngày 01/01/2017, việc khai báo sử dụng dịch vụ sẽ thực hiện tại Nhà đăng ký tên miền.
Các TMTV đã đăng ký sử dụng dịch vụ trong giai đoạn từ 31/12/2016 trở về trước sẽ được chuyển giao quản lý tại Nhà đăng ký tên miền “Công ty cổ phần DOT VN INC (DOT VN INC., JSC)” (Nhà đăng ký DOTVN) kể từ ngày 01/01/2017.
Từ ngày 15/4/2017: VNNIC cho phép các Nhà đăng ký tên miền khác tiếp nhận đăng ký, quản lý TMTV, chủ thể tên miển đăng ký sử dụng trước đó có thể liên hệ Nhà đăng ký DOTVN chuyển đổi TMTV về Nhà đăng ký khác hoặc có thể đăng ký sử dụng tại các nhà đăng ký này.
Các câu hỏi liên quan về tên miền Tiếng Việt
Đối tượng nào được đăng ký sử dụng tên miền tiếng Việt?
Mọi cá nhân tổ chức trong và ngoài nước đều được quyền đăng ký, sử dụng tên miền tiếng Việt.
Tôi muốn đăng ký tên miền tiếng Việt dưới đuôi .com.vn có được không?
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 5 Thông tư 24/2015/TT-BTTTT, “Tên miền tiếng Việt bao gồm tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng chung phân theo địa giới hành chính, tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng riêng và tên miền tiếng Việt cấp 3 dưới tên miền tiếng Việt cấp 2 phân theo địa giới hành chính.
a) Tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng chung phân theo địa giới hành chính là tên miền tiếng Việt được đặt theo tên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được sử dụng chung mà không cấp riêng cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào (hànội.vn, hảiphòng.vn…);
b) Tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng riêng là tên miền tiếng Việt dành cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng theo yêu cầu riêng;
c) Tên miền tiếng Việt cấp 3 là tên miền tiếng Việt dưới tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng chung phân theo địa giới hành chính và dành cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng theo yêu cầu riêng.”
Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, VNNIC mới chỉ cấp quyền sử dụng đối với loại tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng riêng (ví dụ nguyễnvănA.vn, …). Vì vậy, hiện tại, bạn không thể đăng ký tên miền tiếng Việt dưới đuôi .com.vn hay .net.vn cũng như các đuôi tên cấp 2 dùng chung khác.
Tại sao có những cụm từ hoàn toàn đầy đủ ý nghĩa trong tiếng Việt nhưng khi gắn với .VN lại không được coi là tên miền tiếng Việt?
Theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 5 Thông tư 24/2015/TT-BTTTT, “Tên miền tiếng Việt là tên miền đa ngữ, trong đó các ký tự tạo nên tên miền là các ký tự được quy định trong bảng mã tiếng Việt, bảng mã tiếng Việt mở rộng theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001 và dấu “-”, bao gồm tên miền tiếng Việt các cấp dưới tên miền “.vn”.”
Hơn nữa, theo nguyên tắc đầu tiên, tên miền tiếng Việt phải là cụm từ, ngữ chứa ít nhất một ký tự tiếng Việt có dấu trong bảng mã tiếng Việt( â; ă; ơ, ê, đ; ò; ..), các ký tự kết hợp với nhau tạo nên một tên miền rõ nghĩa trong tiếng Việt. Do vậy, rất nhiều tên miền có thể có ý nghĩa trong tiếng Việt nhưng không được coi là tên miền tiếng Việt. VD: hoalan.vn; hoasen.vn, conngoan.vn, v.v…
Lưu ý: Tên miền phải rõ nghĩa trong ngôn ngữ tiếng Việt, không được viết tắt toàn bộ tên miền.
Quy định về việc đăng ký sử dụng tên miền tiếng Việt (TMTV)
Tên miền đăng ký phải tuân thủ theo quy định của Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18/08/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
* Theo quy định tại Khoản 7 Điều 5 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT, tên miền tiếng Việt bao gồm tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng chung phân theo địa giới hành chính, tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng riêng và tên miền tiếng Việt cấp 3 dưới tên miền tiếng Việt cấp 2 phân theo địa giới hành chính.
a) Tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng chung phân theo địa giới hành chính là tên miền tiếng Việt được đặt theo tên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được sử dụng chung mà không cấp riêng cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào (hànội.vn, hảiphòng.vn…);
b) Tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng riêng là tên miền tiếng Việt dành cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng theo yêu cầu riêng;
c) Tên miền tiếng Việt cấp 3 là tên miền tiếng Việt dưới tên miền tiếng Việt cấp 2 dùng chung phân theo địa giới hành chính và dành cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng theo yêu cầu riêng.
* Điều 6 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT về đăng ký tên miền “.vn” quy định như sau:
1. Đăng ký tên miền “.vn” được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử, đăng ký trước được quyền sử dụng trước, ngoại trừ:
a) Các tên miền thuộc phạm vi ưu tiên bảo vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này;
b) Các tên miền được dành cho đấu giá theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Tên miền do tổ chức, cá nhân tự chọn để đăng ký, nhưng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Không có các cụm từ xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia hoặc vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
b) Rõ ràng, nghiêm túc, không gây hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt;
c) Có ít nhất một hoặc một dãy ký tự dưới tên miền cấp cao “.vn”;
d) Được chứa các ký tự từ a đến z; 0 đến 9; các ký tự tiếng Việt trong bảng chữ cái tiếng Việt và tất cả các ký tự được hệ thống máy chủ tên miền trên mạng chấp nhận. Các ký tự này không phân biệt viết hoa hay viết thường;
đ) Được chứa dấu gạch nối “-” nhưng không được bắt đầu hoặc kết thúc với ký tự này và không được có hai dấu gạch nối “-” đi liền nhau trong tên miền;
e) Ở mỗi cấp không được nhiều hơn 63 ký tự (đối với tên miền tiếng Việt, số lượng ký tự được tính theo chiều dài sau chuyển đổi thành chuỗi không dấu ASCII);
g) Đối với tên miền dưới “.name.vn” phải đảm bảo tên miền là tên hoặc đi kèm tên là họ, tên đệm, nơi sinh, năm sinh của cá nhân (tổng thể mang ý nghĩa tên riêng của cá nhân).
Ngoài ra, cơ quan, tổ chức, cá nhân không liên quan đến tên miền được bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT không được đăng ký các tên miền được bảo vệ.
Tra cứu thông tin về TMTV như thế nào?
Bạn vui lòng truy cập địa chỉ https://vnnic.vn/whois-information để tra cứu thông tin.
Khi đó, bạn sẽ có được những thông tin liên quan đến tên miền đã tra cứu như: Tên chủ thể; Địa chỉ của chủ thể; Ngày đăng ký tên miền; Ngày hết hạn của tên miền.
Tên miền tiếng Việt có thể được chuyển nhượng hay không?/ Tôi muốn tặng tên miền tiếng Việt cho bạn tôi, tôi cần phải làm những thủ tục gì?
Theo quy định của Luật Viễn thông, tài nguyên Internet (trong đó có tên miền “.vn”) và Quyết định số 38/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền Internet có hiệu lực thi hành từ ngày 01/09/2014, tên miền tiếng Việt thuộc đối tượng được phép chuyển nhượng, nhưng phải tuân thủ theo một số nguyên tắc cụ thể và hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn và quy định cụ thể nên vẫn chưa được thực hiện.
Có một số trường hợp khi người dùng gõ tên miền tiếng Việt, tên hiển thị trên thanh địa chỉ của trình duyệt lại bị biến dạng , như vậy là sao và khắc phục như thế nào?
Về nguyên tắc, khi gõ tên miền tiếng Việt hệ thống sẽ chuyển sang dạng mã ASCII. Ví dụ với tên miền “tênmiềntiếngviệt.vn” thì mã ASCII tương ứng là “xn--tnmintingvit-oeb8308h0a8h.vn”. Vấn đề này chủ yếu gặp phải với trình duyệt IE. Các trình duyệt khác (Mozila Firefox, Google Chrome) thì hầu như không bị. Để khắc phục lỗi này, trình duyệt IE cần được bổ sung tham chiếu ngôn ngữ tiếng Việt.
Tại sao khi đăng ký thì có thể viết tên miền dưới dạng có dấu cách và không có dấu cách nhưng khi gõ lên trình duyệt thì không được gõ dưới dạng có dấu cách?
Về nguyên tắc, tên miền khi gõ lên trình duyệt không được phép có dấu cách. Đó là quy định kỹ thuật bắt buộc của hệ thống máy chủ tên miền trên toàn thế giới đối với tên miền nói chung chứ ko phải mỗi tên miền “.vn”. Khi chủ thể đăng ký tên miền tiếng Việt, VNNIC khuyến khích người dùng nhập tên miền dưới dạng có dấu cách là để làm rõ nghĩa hơn tên miền của mình ( Ví dụ: tên miền nguyễn hồng ân.vn. viết dưới dạng có dấu cách “nguyễn hồng ân” sẽ làm rõ nghĩa tên miền, Nếu viết không có dấu cách “nguyễnhồngân”, có thể hiểu thành “nguyễn hồ ngân” ). Còn khi sử dụng, chủ thể không được phép gõ tên miền dưới dạng có dấu cách. Chủ thể có thể tham khảo tại đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Khi gõ TMTV “Tuyểndụng.vn” vào thanh trình duyệt thì sẽ gặp ngay lỗi “tuyểndu5ng.vn” hoặc “tuyểndungj.vn”
Do cách bỏ dấu tự động khi sử dụng bộ gõ Unikey nên khi gõ liền các từ của tên miền tiêng Việt vào trình duyệt sẽ phát sinh lỗi.
Để giải quyết việc này cần thao tác:
Gõ cụm từ “Tuyển dụng.vn” vào trình duyệt, sau đó dùng chuột để xóa khoảng trắng.
Một số trường hợp khi người dùng gõ tên miền tiếng Việt, tên hiển thị trên thanh địa chỉ của trình duyệt lại bị biến dạng , như vậy là sao và khắc phục như thế nào?
Về nguyên tắc, khi gõ tên miền tiếng Việt hệ thống sẽ chuyển sang dạng mã ASCII.
Ví dụ với tên miền “tênmiềntiếngviệt.vn” thì mã ASCII tương ứng là “xn--tnmintingvit-oeb8308h0a8h.vn”.
Link: http://mct.verisign-grs.com/convertServlet?input=%0D%0A
Vấn đề này chủ yếu gặp phải với trình duyệt IE. Các trình duyệt khác (Mozila Firefox, Google Chrome) thì hầu như không bị.
Tổng kết
Bài viết trên, BKNS đã giúp bạn trả lời câu hỏi tên miền tiếng Việt là gì và những kiến thức cần biết về tên miền tiếng Việt. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Và đừng quên, liên hệ BKNS để được tư vấn về tên miền và các dịch vụ mạng liên quan tại website www.bkns.vn hoặc hotline 1800 646 884 nhé!