Chứng chỉ SSL là yếu tố cần thiết để bạn gia tăng độ tin cậy cho website. Tuy nhiên SSL có nhiều loại và lựa chọn đúng loại SSL sẽ gia tăng hiệu quả bảo mật dữ liệu cho trang web. Cùng BKNS tìm hiểu những lưu ý khi mua chứng chỉ SSL thông qua bài viết dưới đây.
Tóm Tắt Bài Viết
SSL là gì?
Trước khi tìm hiểu về những lưu ý khi mua SSL, hiểu được chứng chỉ SSL là gì sẽ giúp bạn dễ tiếp cận hơn. SSL là chứng chỉ bảo mật dành cho website, giúp bảo vệ dữ liệu trong quá trình truyền từ máy khách sang máy chủ khỏi bị nguy cơ đánh cắp hoặc làm biến đổi dữ liệu từ những kẻ tấn công.
Tuy nhiên, chứng chỉ SSL dành cho mỗi trang web là khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Để hiểu hơn về điều này, bạn tham khảo tiếp 5 yếu tố cần biết khi mua chứng chỉ SSL.
5 điều cần biết khi mua chứng chỉ SSL
Trước khi mua SSL cho Website của mình thì bạn cần phải tìm hiểu, phân tích kỹ về mức độ mã hóa, thời điểm nên mua, loại xác thực của SSL,… Dưới đây là những câu hỏi bạn nên trả lời trước khi quyết định:
- • Thời điểm nên mua SSL
- • Phân biệt giữa Dedicated SSL và Shared SSL
- • Mức độ mã hóa
- • Phân biệt các loại SSL Certificate trước khi mua
- • Loại xác thực của SSL Certificate
Thời điểm nên mua SSL là khi nào?
SSL Certificate ngoài việc giúp bạn xác thực giao dịch và Website thì nó còn giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu, uy tín doanh nghiệp. Mặt khác nó giúp bạn bảo mật các giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Tốt nhất là bạn nên mua chứng chỉ SSL ngay sau khi xây dựng web xong, như thế độ bảo mật của web sẽ được tối ưu nhất.
Một số trang Web sử dụng hình thức thanh toán qua PayPal thì không cần SSL Certificate. Tuy nhiên, khi bạn bắt đầu lấy thông tin chi tiết về ngân hàng, bạn cần phải có chứng chỉ SSL để tuân thủ PCI Compliance (Payment Card Industry).
Do đó, để trang Web ngày một tăng trưởng và có độ tin cậy cao thì bạn phải mua SSL Certificate cho Website của mình. Ngoài ra, nó còn giúp bạn có được sự tin tưởng từ khách hàng.
Phân biệt giữa Dedicated SSL và Shared SSL
Để chọn đúng loại chứng chỉ SSL cho Website thì bạn cần phân biệt được Dedicated SSL và Shared SSL.
- • Dedicated SSL là loại chứng chỉ thuộc quyền sở hữu của riêng bạn. Tuy giá thành đắt hơn nhưng bạn sẽ nhận được hỗ trợ và bảo mật tối ưu nhất.
- • Trong khi đó, Shared SSL là loại chứng chỉ được nhiều người sử dụng chung với nhau. Hoặc là chứng chỉ được sử dụng bởi nhiều lĩnh vực trên cùng một máy chủ. Chúng có thể miễn phí nhưng sẽ không mang lại sự an toàn cho Website của bạn, do thông tin có thể đến từ nhiều nguồn khó kiểm soát và không bảo đảm.
Vì vậy, nếu bạn có một trang Web thương mại điện tử thì sử dụng Dedicated SSL sẽ tốt hơn. Shared SSL cũng không được khuyến khích sử dụng khi bạn muốn lấy thông tin của người dùng thông qua một trang hoặc biểu mẫu.
Mức độ mã hóa
Chứng chỉ SSL có các mức mã hóa khác nhau. Tùy thuộc vào loại trang web mà bạn có thể chọn loại SSL phù hợp nhất. Thông thường, khi mua SSL Certificate tại nhà cung cấp, bạn sẽ được tư vấn loại thích hợp nhất.
Đa phần mã hóa Asymmetric sẽ được sử dụng trong hầu hết các trường hợp vì nó có mức độ an toàn khá cao. Nó sẽ sử dụng hai khóa khác nhau để dành cho việc mã hóa và giải mã. Không giống như mã hóa Symmetric chỉ sử dụng một khóa.
Ví dụ: Khóa 128 bit thích hợp cho thương mại điện tử khi bạn nắm bắt chi tiết thanh toán của người dùng. Khóa này có các khả năng 340, 366, 282, 463, 920, 463, 938, 607, 374, 431, 211, 456 và 768. Vì vậy mà các tin tặc sẽ không thể phá vỡ mã hóa này dễ dàng.
Phân biệt các loại SSL Certificate trước khi mua
Đối với doanh nghiệp thì bạn có thể tham khảo các loại chứng chỉ SSL như:
- • Single Domain
- • Multi Domain
- • Wildcard Domain
Với các trang web, blog hoặc doanh nghiệp nhỏ thì Single Domain là lựa chọn thích hợp. Loại SSL này sử dụng 1 chứng chỉ cho một tên miền, nên bạn sẽ không phải tốn quá nhiều chi phí để đăng ký cũng như duy trì nó.
Trong khi đó, các tổ chức, doanh nghiệp lớn thì nên sử dụng Multi Domain sẽ tối ưu hơn. Bạn có thể sử dụng một chứng chỉ cho nhiều tên miền khác nhau, gia tăng độ linh hoạt cho web.
Wildcard Domain bao gồm các chức năng hỗn hợp. Bạn sẽ nhận được một chứng chỉ cho một miền, nhưng vẫn có thể sử dụng cho nhiều tên miền phụ khác. Vì thế, tùy vào nhu cầu của mình mà bạn có thể chọn mua SSL Certificate thích hợp.
Loại xác thực của SSL Certificate
Sau khi đã chọn các loại giấy chứng nhận SSL, bước tiếp theo bạn phải chọn kiểu xác thực. Nó đóng vai trò then chốt trong sự an toàn cho trang Web của bạn. Có 3 loại xác thực cơ bản:
- • DV SSL
- • OV SSL
- • EV SSL
DV SSL là gì?
DV SSL (Domain Validated SSL) là loại xác thực tên miền cơ bản. Nó cung cấp mã hóa tối thiểu, hoàn hảo cho một tổ chức hoạt động dựa trên ngân sách. Tuy nhiên, nếu bạn đang thu thập thông tin của khách hàng thì không nên dùng loại chứng chỉ SSL này.
OV SSL là gì?
OV SSL (Organisation Validated SSL) là chứng chỉ xác thực tổ chức. Nó mang lại sự bảo mật cao, thích hợp dùng trong các giao dịch có chứa thông tin nhạy cảm. Chứng chỉ này sẽ hiển thị thông tin về trang Web bạn đang truy cập. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng phân biệt nó với các trang Web độc hại.
EV SSL là gì?
EV SSL (Extended Validation SSL) là loại xác thực mở rộng được ưu tiên nhất. Do mức độ đảm bảo và bảo mật cao nhất mà nó cung cấp. Chứng chỉ này sẽ hiển thị tên doanh nghiệp, Padlock, HTTPS và quốc gia để bạn có thể phân biệt.
Đối với doanh nghiệp cần xử lý thông tin, nhận thanh toán, cho phép đăng nhập thì nên sử dụng chứng chỉ này.
Kết luận
Ngày nay với sự gia tăng và phổ biến của các website, việc một người tiếp cận và truy cập thông tin từ trang web là một hành động quá đỗi phổ biến. Chứng chỉ SSL ra đời hỗ trợ việc truy cập thông tin đó được đảm bảo, và cũng góp phần giúp doanh nghiệp kiếm thêm được nhiều khách hàng. Trên đây là top 5 điều cần biết khi mua chứng chỉ SSL. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn có cái nhìn đa dạng và rộng mở hơn về SSL, đồng thời áp dụng được các kiến thức vào thực tiễn phù hợp. BKNS chúc các bạn thành công.
[mautic type=”form” id=”6″]>>Xem thêm: