Web app là gì? Sự khác biệt cơ bản giữa Web app và Website
Thịnh Văn Hạnh 29/11/2022 1519 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Chuyển đổi mô hình kinh doanh sang trực tuyến đang là xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay. Vì thế, các hoạt động buôn bán trên mạng diễn ra khá sôi sổi, trong đó không thể thiếu được các nền tảng mua bán trực tuyến như website, web app,… Vậy Web app là gì, nó có điểm gì giống và khác với website, chi tiết bạn cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm Tắt Bài Viết
Tổng quan về Web app
Web app là gì?
Web app – Web application – là chương trình ứng dụng được lưu trữ trên một máy chủ từ xa. Và được phân phối bằng Internet thông qua bất kỳ trình duyệt nào.
Giao diện người dùng của Web app thường được xây dựng bằng các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS, Javascript. Khác với các ứng dụng dành cho thiết bị di động, hiện tại không có SDK cụ thể nào để phát triển các Web app.
Bất kỳ thành phần nào của Website có thể thực hiện một số chức năng cho người dùng đều đủ điều kiện là Web app. Ví dụ như mua hàng, tính tiền, thanh toán,…
Các Web App có thể được sử dụng bởi các tổ chức hoặc cá nhân, với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Các ví dụ điển hình về Web app mà chúng ta thường dùng hàng ngày như: Email, các trang thương mại điện tử, website chỉnh sửa ảnh, Facebook…
Nhờ có Web app, có thể thực hiện các chức năng như đăng thông tin, upload file, xuất báo cáo, chỉnh sửa ảnh trực tuyến,…
>>> Đọc thêm: Cẩm nang cách sử dụng WordPress chi tiết cho newbie
Web app hoạt động như thế nào?
Web app không cần phải tải xuống như các phần mềm. Chúng có thể được truy cập trực tuyến thông qua trình duyệt web như Google Chrome, Mozilla Firefox hoặc Safari.
Để một Web app hoạt động cần có máy chủ Web (Web server), máy chủ ứng dụng (application server) và cơ sở dữ liệu. Máy chủ Web quản lý các yêu cầu đến từ máy khách, trong khi máy chủ ứng dụng hoàn thành những tác vụ được yêu cầu. Trong khi đó, một cơ sở dữ liệu có thể được sử dụng để lưu trữ bất kỳ thông tin cần thiết nào.
Các Web app thường có chu kỳ phát triển ngắn và có thể được thực hiện bởi các nhóm phát triển nhỏ. Hầu hết các chương trình này đều được viết bằng JavaScript, HTML hoặc CSS.
Lập trình phía client thường sử dụng các ngôn ngữ này để xây dựng giao diện người dùng của ứng dụng. Còn lập trình phía máy chủ được thực hiện để tạo các tập lệnh mà một Web app sẽ sử dụng và tại đây thường sử ngôn ngữ như Python, Java và Ruby.
Quy trình xử lý một web app:
- Đầu tiên, người dùng sẽ gửi yêu cầu (request) đến máy chủ Web qua internet thông qua trình duyệt web.
- Sau đó, máy chủ Web sẽ chuyển tiếp yêu cầu này đến máy chủ ứng dụng.
- Máy chủ ứng dụng thực hiện các yêu cầu và tạo kết quả của dữ liệu được yêu cầu.
- Sau khi tạo kết quả, máy chủ ứng dụng sẽ gửi chúng đến máy chủ Web với dữ liệu đã được xử lý.
- Cuối cùng là máy chủ Web sẽ phản hồi lại máy khách (Client) với kết quả đúng như yêu cầu và hiển thị trên màn hình của người dùng.
>> Tham khảo: Lazy Loading là gì? Tại sao nên triển khai Lazy Loading?
Ưu điểm và hạn chế của Web app
Ưu điểm
Đối với người dùng:
- Web app có thể được sử dụng trên mọi nền tảng như Windows, Linux, Mac…và chúng đều hỗ trợ cho các trình duyệt hiện đại.
- Không cần phải phê duyệt cửa hàng ứng dụng dành cho thiết bị di động khi sử dụng Web app.
- Có thể phát hành bất kỳ lúc nào và dưới mọi hình thức, người dùng không cần cập nhật ứng dụng của họ.
- Bạn có thể truy cập các Web app này 24/7 từ bất kỳ thiết bị máy tính để bàn nào.
- Cho phép bạn sử dụng máy tính hoặc thiết bị di động của mình để truy cập dữ liệu cần thiết.
- Không cần tải xuống và cài đặt, vì thế tiết kiệm dung lượng bộ nhớ cho thiết bị.
Đối với doanh nghiệp:
- Web app dễ bảo trì hơn vì chúng sử dụng cùng một bộ mã trong toàn bộ ứng dụng.
- Không cần đăng ký giấy phép như phần mềm máy tính
- Cho phép tích hợp nhiều công cụ hỗ trợ quản lý và theo dõi
- Tăng trải nghiệm người dùng và khả năng giữ chân khách hàng
- Hỗ trợ phát triển thương hiệu
Hạn chế
- Không thể truy cập Web app nếu không có kết nối Internet.
- Tốc độ chậm hơn so với các ứng dụng trên server cục bộ.
- Nhiều người cho rằng dữ liệu sẽ kém an toàn trong Cloud.
So sánh Website và Web app
Website là gì?
Website là tập hợp của một hay nhiều trang web (Web Page) có chứa văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, flash,… Một Website sẽ cung cấp nội dung trực quan để người dùng có thể xem và đọc.
Cần có trình duyệt web (Chrome, Firefox,…) để truy cập vào website. Có nhiều loại Website gồm Archive website, Blog, Website cộng đồng, Website bán hàng,…
Sự khác biệt giữa Website và Web app
Về khả năng tương tác
Mục đích chính của website là cung cấp thông tin hữu ích cho khách truy cập. Nó không nhấn mạnh vào khả năng chuyển đổi nhiều.
Trong khi đó web app tăng khả năng tương tác của người dùng trên trang. Không chỉ đọc, nghe dữ liệu, mà còn có thể nhấn nút, gửi biểu mẫu, nhận phản hồi từ trang, nhắn tin trực tuyến hay mua hàng, thanh toán.
Về khả năng tích hợp
Website và Web app, cả hai đều có khả năng tích hợp các phần mềm, công cụ trực tuyến. Tuy nhiên, web app có khả năng tích hợp cao hơn do chúng có những chức năng phức tạp và thường yêu cầu tương tác với các hệ thống bổ sung.
Điển hình như phần mềm CRM thường được tích hợp trong Web app. Nó giúp cho việc quản lý bán hàng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Còn với Website, phần lớn sẽ tập trung vào việc cung cấp cho người dùng những chức năng cốt lõi hơn là các chức năng tích hợp.
Về khả năng xác thực thông tin
Đối với Web app, xác thực là một yếu tố quan trọng và rất cần thiết khi người dùng đăng nhập. Khả năng có tác dụng giúp người dùng bảo mật tài khoản, tránh truy cập trái phép và rò rỉ những dữ liệu riêng tư của họ.
Đối với việc thực hiện các chức năng như mua hàng, thanh toán trên web app,… Việc xác thực thông tin là một hành động quan trọng và hoàn toàn bắt buộc. Điều này nhằm bảo vệ thông tin và dữ liệu khách hàng tốt hơn.
Còn ở website, xác thực thông tin không hoàn toàn là điều bắt buộc với các khách hàng truy cập trang. Do khách hàng truy cập chỉ đọc dữ liệu đơn thuần. Người dùng có thể đăng ký thông tin để truy cập nhiều hơn, nhưng điều này là không bắt buộc.
Về ngôn ngữ thiết kế sử dụng
Website thường được thiết kế khá đơn giản, chủ yếu hiển thị nội dung văn bản, hình ảnh, video. Và hỗ trợ việc giới thiệu, nhận thông tin của người dùng từ form yêu cầu. Nên các lập trình viên Website thường sử dụng CMS WordPress bởi có mã nguồn chuẩn SEO. Giao diện đơn giản, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai.
Còn Web app được thiết kế phức tạp hơn với nhiều ngôn ngữ. Ngoài HTML, CSS còn có PHP, LAMP, MEAN, .NET, Ruby, Python,… Mặt khác, các Web app thường là được lập trình bằng code tay. Mà không có sự hỗ trợ của các CMS hay mã nguồn có sẵn.
Kết luận
Qua những thông tin đã chia sẻ trên bài viết, BKNS hi vọng bạn sẽ hiểu hơn về Web app cũng như nắm được sự khác biệt giữa Website và Web app. Đến đây có lẽ bạn đã trả lời được câu hỏi web app là gì? Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi hoạt động kinh doanh trên nền tảng trực tuyến.
Thường xuyên ghé thăm BKNS để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích và ưu đãi khác nữa bạn nhé.
[mautic type=”form” id=”6″]
Đọc thêm các bài viết hữu ích khác:
Tiêu chí của một website chuẩn SEO là gì?