Sau khi có một website, điều kế tiếp bạn cần làm chính là đảm bảo trang web được bảo vệ khỏi sự tấn công của tin tặc. Chứng chỉ SSL chỉ đảm bảo một phần bảo mật của trang web mà không đảm bảo hoàn toàn sự an toàn tuyệt đối trước mọi sự tấn công. Vì thế trong bài viết này, BKNS sẽ cung cấp cho bạn những chỉ dẫn để cải thiện mức độ an toàn của website ngoài SSL và HTTPS, cũng là trả lời cho câu hỏi ở tiêu đề: HTTPS Có Thể Bị Tấn Công Không?
Tóm Tắt Bài Viết
Tại sao SSL không thể chống sự tấn công của tin tặc?
Khi nói đến vấn đề bảo mật, chứng chỉ SSL (hay HTTPS) đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thông tin khách hàng. Thông tin của khách hàng được dữ liệu hóa trong quá trình truyền tải tránh sự tấn công của tin tặc trên đường truyền.
Nhưng SSL vẫn có kẽ hở và khả năng bị tấn công bằng mã độc. Vì thế bạn cần quét mã độc thường xuyên và chủ động xử lý mọi tình huống xảy ra.
Hình thức tấn công phổ biến mà tin tặc sử dụng là đưa mã độc vào một trang web. Ví dụ như mã độc được đưa vào skimmer tín dụng thẻ. Thông qua mã độc, hacker có thể truy cập dữ liệu và đánh cắp thông tin. Do đó bạn cần ngăn chặn hacker truy cập tệp dữ liệu quan trọng.
Hacker có thể tấn công thông qua plugin, template, thời gian lỗi phần mềm,… Để tăng độ bảo mật, bạn cần tính toán mọi phương án xảy ra và cách đề phòng chúng.
Một vài tips để nâng cao tính bảo mật của website
Tuân thủ SSL và PCI
PCI, hay đầy đủ hơn là PCI DSS, viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Payment Card Industry Data Security Standard. Đây là một tiêu chuẩn an ninh thông tin bắt buộc dành cho các doanh nghiệp lưu trữ, truyền tải và xử lý thẻ thanh toán. Nó được quản lý bởi 05 tổ chức thanh toán quốc tế như Visa, MasterCard, American Express, Discover và JCB.
PCI DSS là một tiêu chuẩn được các tổ chức thanh toán quốc tế nêu trên ủy quyền quản lý cho Hội đồng Bảo mật dữ liệu thẻ thanh toán PCI SSC (Payment Card Industry Security Standard Council).
Để thực hiện thanh toán bằng thẻ, các website cần phải tuân thủ PCI, trong đó có yếu tố cài đặt chứng chỉ SSL cho trang web.
Tuy nhiên bên cạnh đó, các mã độc có thể được cài vào các tầng giao thức mà SSL không có tác dụng. Vì thế ngoài SSL, bạn cần có ý thức bảo mật bằng nhiều biện pháp khác.
Quản lý bảo mật trang web
Phần mềm chống mã độc là yếu tố cần thiết cho việc bảo mật website. Nếu là người quản trị hay chủ sở hữu trang web, bạn nên chủ động trong việc cài đặt bảo mật tổng thể trên front-end và back-end. Nếu plugin quét mã độc chỉ hoạt động trên giao diện người dùng, thì nó không thể phát hiện hết những rủi ro tiềm ẩn trong các cửa sổ trình duyệt.
Điều này ví như một ngôi nhà có hệ thống an ninh hướng ra ngoài trời, nhưng không chú trọng đến những nguy cơ có thể đến từ phía trong ngôi nhà. Điều bạn cần làm là chú trọng bảo đảm an toàn cả trong lẫn ngoài.
Để duy trì một trang web và khiến người dùng tin tưởng cung cấp thông tin cá nhân, website cần được đảm bảo độ an toàn cao. Hầu hết các trang web được xây dựng trên WordPress, nơi cung cấp cho bạn rất nhiều tài nguyên có sẵn và các phương pháp bảo mật hữu ích trong việc quản lý website.
Nếu HTTPS của web đang bị tấn công, bạn không nên xóa chúng. Các công cụ tìm kiếm sẽ sớm phát hiện ra mã độc đó và thực hiện các hành động cần thiết nếu phát hiện sự lây lan nhanh chóng của bất kì virus nào.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn phần nào hiểu rõ về vấn đề bảo mật trang web, cũng như có câu trả lời cho câu hỏi HTTPS Có Thể Bị Tấn Công Không. Chứng chỉ SSL tuy quan trọng, nhưng không thể thay thế các phương pháp phòng tránh sự tấn công dữ liệu khác. Hãy liên hệ BKNS để được tư vấn nhiều hơn vấn đề bảo mật dữ liệu website.
>Xem thêm:
Hướng dẫn chuyển HTTP sang HTTPS không ảnh hưởng SEO
Cổng bảo mật SSL là gì? So sánh giao thức SSL với TLS và HTTPS
[mautic type=”form” id=”6″]